Sông Hương là linh hồn của thành phố Huế, mảnh đất ngàn năm văn vật, một trong những cái nôi văn hóa của dân tộc. Cá tính của sông Hương tạo dáng vẻ riêng cho đất kinh thành.
Đề bài: Suy nghĩ về vẻ đẹp của dòng sông Hương trong bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
BÀI LÀM
– Cố đô xưa ngự trên bờ dòng sông Hương, con sông mà cho đến nay chẳng biết tại sao lại mang cái tên ấy. Cái tên không được đặt dựa vào màu sắc nước (như sông Hồng) mà lại dựa vào tinh tế từ mùi vị của nó. Dòng sông dải lụa, lặng lẽ trôi trong sự yên bình, được đánh thức bởi bài bút kí tài của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
– Con sông được ví như một cô gái Di-gan yêu chuộng tự do, phóng khoáng trong trắng… sống hết mình cho những đạo lí cao đẹp. Khác với sông Đà, sông Hương thiên về tính nữ, dẫu cho đâu đó trong đại ngàn rừng già, dòng không ít lần dậy thác.
– Sông Hương là linh hồn của thành phố Huế, mảnh đất ngàn năm văn vật, một trong những cái nôi văn hóa của dân tộc. Cá tính của sông Hương tạo dáng vẻ riêng cho đất kinh thành.
– Là một trong số ít những con sông duy nhất thuộc về một thành sông Hươg góp phần quan trọng làm nên dáng vẻ riêng cho đất kinh kì. Trước hết là tự mùi thơm của nó. Theo truyền thuyết nhờ hương thơm được giữ trong làn nước khi chảy qua những rừng dương xỉ thơm ngào ngạt chốn thượng nguồn, sông Hương đã mang đến cho mọi người chút hương vị núi tinh khiết xa xôi.
– Sông Hương đẹp vì đã chu du qua nhiều vùng đất có phong cảnh đep. Những địa hình cao (Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo) trên bờ sông là những điểm chiêm ngắm vẻ đẹp thần tiên của dòng sông. Những thành quách, đền lăng tẩm, chùa chiền,… là những dấu ấn con người tạo dựng để làm tăng thêm diệu kì cho dòng sông yêu quý và tiếng hò trên sông trong màn sương khói lãng đãng càng điểm tô thêm vẻ ảo huyền của khung cảnh tĩnh lặng kinh thành.
– Có sự hài hòa, phối gặp kì lạ của con người và thiên nhiên bên dòng. Hương. Con sông không chỉ mang đến vẻ đẹp mà còn tạo nguồn sáng tạo bên trong lòng nghệ sĩ. Những kiến trúc cổ xưa ít nhiều được lấy cảm hứng dáng vẻ trầm tư của dòng sông. Những câu hò man mác trên sông, những thuyền xuôi mái trên sông kể cả con thuyền chở ánh trăng trong thơ Hàn Mặc Tử hay cái con sông dùng dằng không chảy trong thơ Thu Bồn, cả cái đêm tàn Bến Ngự day dứt trong lời nhạc buồn… cũng là cảm hứng bất tận phôi phai từ vẻ đẹp dòng sông ấy.
– Con sông gắn với những chiến tích hào hùng của dân tộc trong cuộc trường chinh mở cõi dựng nước. Tựa cái đòn gánh gánh hai đầu đất nước, mọi sức nặng của bất kì một sự kiện trọng đại nào cũng đều đố xuống đôi vai của kinh thành Huế, của dòng sông Hương. Từ thời vua Hùng đến thời Trịnh Nguyễn phân tranh, cho đến khi Nguyễn Huệ cưỡi voi ra Bắc và cuộc đấu tranh giành độc lập tháng Tám năm 1945, vua Bảo Đại thoái vị… sông Hươmg theo suối hành trình lớn lao của dân tộc.
– Cái đẹp của sông Hương còn là cái đẹp tự thân. Vẻ quyến rũ của làn nước trong xanh đến vô ngần, sự tinh lặng khi miên man chảy qua thành phố với những nhịp cầu vắt qua Bạch Hổ, Tràng Tiền đượm màu cố kính… khiến du kích bao đời nao lòng.
– Trên hành trình lãng du tìm về với biển, dòng sông nhiều lần đổi hướng, mỗi lần đều có duyên cớ và cứ mỗi lần như vậy, dường như sông lộ nỗi vấn vương, khi tiếp tục lên đường. Nhịp chảy của dòng Hương là vũ điệu slow của : Bước chân sông trong những khoảng khắc phiêu bồng ngân vang bao nét nhạc “Sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”.
Chảy trôi, chảy trôi và cứ thế. Dòng đời thay đổi. Thời gian thay đổi. Cảnh vật thay đổi… nhưng vẫn còn đó bóng dáng kinh kì in hình cô thiếu nữ sắc nước hương trời. Máu thủy chung cùa dòng Hương vẫn là nỗi niềm day dứt muôn đời. Có chút nuối tiếc thoảng qua, nhưng sự sống đâu đó vẫn neo đậu trên bến bờ phiêu lãng. Hành trình của con sông là hành trình của con người. Sự sống của nó là sự sống của một tâm hồn, một dân tộc tha thiết yêu thương khao khát được yêu thương.
Hoctotnguvan.vn