Trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tây Tiến

Trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tây Tiến

Hướng dẫn

Trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tây Tiến

Nhà thơ Quang Dũng là một nhà thơ tài hoa, ông tinh thông nhiều lĩnh vực nghệ thuật, trong đó nổi bật nhất là những tác phẩm về thơ ca. Đọc thơ ông ta sẽ thấy rõ một cái tôi hào hoa thanh lịch, mang đậm chất trữ tình và lãng mạn. Và trong số đó, ta sẽ không thể nào không nhắc đến tác phẩm thơ Tây Tiến là tác phẩm vô cùng độc đáo và nổi tiếng của Quang Dũng. Tác giả đã dựng lên một bức tượng đài bất tử về người lính yêu nước, sẵn sàng ngã xuống hi sinh vì sự nghiệp chống giặc xâm lược của dân tộc. Hình ảnh người lính như sống mãi với thời gian, với lịch sử.

Quang Dũng đã viết lên bài thơ này như tưởng nhớ lại những năm tháng hoạt động trong đội quân Tây Tiến. Cùng điểm lại hoàn cảnh sáng tác ra tác phẩm này để thấy điểm đặc biệt của nó. Sau khi cuộc cách mạng tháng tám thành công vang dội, Quang Dũng gia nhập vào bộ đội. Vào thời gian cuối mùa xuân năm 1947, lúc đó ông là một nguyên phái viên phòng quân sự Bắc Bộ và cũng là một học viên lớp quân sự ở Tông (nay thuộc Sơn Tây). Ông trở về Phùng để thăm mẹ già,vợ con để lên đường tham gia vào đội quân, Tây Tiến và giữ chức vụ Đại đội trưởng. Đội quân này được thành lập vào đầu năm 1947, đội quân có nhiệm vụ là sẽ phối hợp với bộ đội Lào để cùng nhau bảo vệ biên giới Việt- Lào, (đây là vùng núi Tây Bắc gồm từ Châu Mai, Châu Mộc đến Sầm Nứa tới miền Tây Thanh Hóa) cùng nhau chống lại, đánh lại hạm quân của Pháp đang ở Thượng Lào, quân ta ra sức giúp hỗ trợ cho những vùng khác trên đất Lào.

Nhìn những người người bộ đội Tây Tiến ta sẽ thấy họ vô cùng đáng trân trọng, họ bao gồm nhiều tầng lớp từ những người lao động bằng tay chân, tri thức và chủ yếu là những tri thức, những thanh niên chỉ mới là những học sinh bước ra từ những mái trường, từ phố phường ở Hà Nội. Vì đất nước, đồng bào họ không ngại khó khăn gian khổ, với điều kiện vô cùng thiếu thốn về vật chất, có thể chết vì sốt rét nhiều hơn là vì súng đạn, nhưng họ vẫn lạc quan, vui vẻ tiến sang biên giới chiến đấu cùng bảo vệ lãnh thổ. Với Đội quân Tây tiến sau khi trở về từ Lào, Tây tiến trở thành trung đoàn 52, và Quang Dũng- đại đội trưởng đã ở đó đến cuối năm 1948 sau đó ông được chuyển sang đơn vị khác. Dù xa rời đơn vị cũ, nhưng ông vẫn nhớ về những năm tháng hào hùng, anh em sát cánh bên nhau, ngồi tại Phù Lưu Chanh anh viết bài thơ Tây Tiến.

Bài thơ ra đời, mang nhiều dấu ấn lịch sử, an hem trong và ngoài quân đội cứ truyền tay, truyền miệng cho nhau để đọc, để nhớ… Bài thơ Tây Tiến được hai lần đổi tên, lần đầu tiên có tên là “Nhớ Tây Tiến” khi được in tại nhà xuất bản Vệ quốc quân liên khu III, được phát hành vào năm 1949. Rồi đến năm 1957, Quang Dũng đưa Tây Tiến để vào tập thơ “Rừng biển quê hương”. Lúc đó ông đã bỏ chữ “Nhớ” chỉ giữ nguyên hai từ “Tây Tiến”. Chỉ với hai từ này thôi đã nói lên được chủ đạo của toàn bài thơ, luôn tiến về phía trước không.

Nhan đề Tây Tiến gợi cho chúng ta thấy được một thời kỳ chiến đấu gian khổ nhưng lúc đó lại mang cho mình một sự lạc quan, đậm chất thơ của đoàn quân. Đoàn quân đã chiến đấu với nhiệm vụ bảo vệ và đánh đuổi quân thù cùng bảo vệ bờ coi, đây là một nhiệm vụ quan trọng và thiêng liêng mà đội quân đã hoàn thành xuất sắc trong gần hai năm trời xa quê hương. Bài thơ chính là nỗi nhớ đồng đội, nhớ những người đã cùng chung gian khổ, vui buồn, cùng sinh hoạt và tình đồng đội, đồng chí như mang ý nghĩa quá thân thương, và lúc đó quân dân cũng một lòng. Một hình tượng chân dung người lính Tây Tiến, người lính của núi rừng với vẻ đẹp hào hùng nhưng cũng rất đỗi hào hoa.

Đây chính là hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, một bản trường ca của các anh hùng, của người lính, dù gian khổ, vất vả, có hi sinh nhưng vẫn yêu đời và lạc quan luôn đoàn kết chia sẻ bên nhau.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *