Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (bài phân tích đầy đủ)
Hướng dẫn
I. Tác giả, Tác phẩm:
1. Tác giả Kim Lân:
Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, thế giới nghệ thuật của ông là khung cảnh nông thôn và những người nông dân thuần hậu, chất phác.
1944, tham gia hội văn hóa cứu quốc, hoạt động ăn nghệ phục vụ kháng chiến, CM. Ông viết văn, đóng phim (Ông từng tham gia đóng phim Lão Hạc trong Làng Vũ Đại ngày ấy, thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ)
Ông viết nhiều về cuộc sống làng quê. Trong tác phẩm của KL, lúc nào cũng thấp thoáng cuộc sống về con người của làng quê nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời.
– Tác phẩm chính: (SGK)
2. Tác phẩm “Vợ nhặt”:
a/ Hoàn cảnh sáng tác:
– Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết ngay sau CMT8 thành công -> Đến 1954, ông dựa vào một phần cốt truyện cũ, viết truyện ngắn này.
– Rút từ tập truyện “Con chó xấu xí” (1962)
b/ Tóm tắt:
Cái đói tràn đến xóm ngụ cư, cuộc sống tiêu điều, thê lương, ảm đạm. Tràng là một chàng trai nghèo khổ, xấu xí, ế vợ, lại là dân xóm ngụ cư bị người đời khinh rẻ. Chỉ một vài câu bông đùa và bốn bát bánh đúc mà Tràng lại nhặt được vợ trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Việc Tràng nhặt được vợ đã làm ngạc nhiên cho người dân xóm ngụ cư, bà cụ Tứ và cho chính bản thân Tràng. Trong “bữa cơm” đón nàng dâu mới, họ chỉ có rau chuối, muối hạt, niêu cháo loãng, nồi chè cám nhưng họ nói toàn chuyện vui.
Tác phẩm kết thúc ở chi tiết vào buổi sáng hôm sau tiếng trống thúc thuế dồn dập, quạ đen bay vù như mây đen. Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật và Tràng nhớ lại hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới hôm nào.
Ý nghĩa nhan đề:
Chủ đề này được tác giả khéo léo gợi lên từ những chi tiết nghệ thuật, trước hết là nhan đề tác phẩm.
Vợ: thiêng liêng trân trọng.
Nhặt: nhặt nhạnh, lượm lặt một cách tình cờ vu vơ.
“Vợ nhặt”: Nhặt được, lượm được vợ một cách tình cờ
-> Kim Lân kết hợp hai khái niệm đối lập tạo nên nhan đề, thân phận con người như cọng rơm cọng rác bên đường. Cách đặt nhan đề gợi nỗi xót xa về sự rẻ rúng của thân phận con người, góp phần tạo nên sức hấp dẫn và thể hiện chủ đề chiều sâu tư tưởng của tác phẩm.
Nhan đề Vợ nhặt còn tạo được ấn tượng, kích thích sự chú ý của người đọc. Không phải là cưới xin đàng hoàng theo phong tục truyền thống, mà là nhặt được vợ. Chuyện Tràng nhặt được vợ đã nói lên tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp 1945.
Qua câu chuyện anh Tràng nhặt vợ giữa ngày đói, tác giả miêu tả cuộc sống khốn cùng của người nông dân trước CM; Đồng thời truyện còn ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn họ: dù “trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, người dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm để mà vui mà hi vọng”.
Bối cảnh xã hội:
Hiện thực bi thảm của xã hội VN trong nạn đói năm 1945: nạn đói năm Ất Dậu 1945 – “hiểm họa” (chữ dùng của Kim Lân)
Đầu năm 1940 phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, nhân dân ta lâm vào tình thế một cổ hai tròng. Ở miền Bắc, Nhật bắt dân ta nhổ lúa trồng đay, trong khi đó Pháp tăng thuế và ra sức vơ vét, bóc lột.
Cái hoạ chết đói năm 1945 là quá khủng khiếp. Không chỉ đói xóm, đói làng mà đói nửa nước. Mùa xuân Ất Dậu 1945, từ Lạng Sơn đến Quảng Trị hơn 2 triệu người nằm xuống, cướp đi của nước Việt Nam ngót 1/10 dân số
Trong “Hồ sơ nạn đói năm 1945” do phóng viên Quang Thiện thực hiện có đoạn viết “Hơn hai triệu người đã chết vì đói… Cả nhà đói, cả dòng họ đói, cả làng xóm cùng đói. Cái đói kinh hoàng năm 1945 ấy, người trẻ hôm nay sẽ không tưởng tượng nổi.
Nỗi đau này làm xúc động sâu sắc giới văn nghệ sĩ, được phản ánh trong nhiều tác phẩm
Tình huống truyện: độc đáo, hấp dẫn.
* Tình huống Tràng lấy vợ vừa kỳ quặc, vừa oái ăm, vừa vui mừng vừa bi thảm.
– Tràng xấu xí, dân ngụ cư, nghèo khổ, ế vợ >< bỗng nhiên nhặt được vợ một cách dễ dàng.
Tình huống truyện là hoàn cảnh mang tính nghịch lí đậm nét buộc nhân vật bộ lộ rõ tính cách, bản chất, tâm trạng, thân phận, góp phần thể hiện nổi bật tư tưởng của tác phẩm.
Tình huống phải diễn ra đúng theo logic đời sống, người đọc không có cảm giác về sự bịa đặt.
Ca dao có câu:
Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà
Trong ba việc ấy thật là khó thay
Tục ngữ:
Trăm năm tính cuộc vuông tròn
Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông.
Còn Tràng lại nhặt vợ dễ dàng, nhanh chóng, giữa chợ, chỉ nhờ mấy bát bánh đúc.
Thông thường, lấy vợ trong lúc gia đình sung túc, ăn nên làm ra. Tràng lại có vợ trong hoàn cảnh đói khát.
Cái đói tràn đến xóm ngụ cư bất ngờ và mạnh làm đảo lộn cuộc sống – Sự sống đang ngấp nghé bờ vực của cái chết.
– Tràng đưa vợ về nhà trong hoàn cảnh không bình thường: đói khát, ngột ngạt, cái đói – cái chết vây phủ, đe dọa cuộc sống con người, nuôi thân chẳng xong. + Không khí +Anh sáng +Âm thanh +Thời gian + Con người -> Việc Tràng có vợ làm mọi người vừa ngạc nhiên, vui mừng, lo lắng.
(dẫn chứng)
-> Việc Tràng có vợ làm mọi người vừa ngạc nhiên, vui mừng, lo lắng.
– Không gian năm đói:
+ một xóm ngụ cư tồi tàn
“hai bên dãy phố úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa”, “bóng chiều nhá nhem”
+ Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi, mùi gây của xác người.
+ Âm thanh rợn người: “tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết”, tiếng hờ khóc tỉ tê của nhà có người chết đói.
-> khung cảnh điêu tàn, rữa nát, tối sầm lại vì đói khát, cuộc sống người dân đi vào ngõ cụt.
– Con người năm đói:
+Người chết như ngả rạ, ngổn ngang khắp lều chợ
+ Người sống xanh xám, dật dờ như những bóng ma
+ Trẻ con ngồi ủ rũ không nhúc nhích.
+ Người lớn: Những khuôn mặt hốc hác u tối…
-> cõi âm nhòa vào trong cõi dương, trần gian ngấp nghé miệng vực âm phủ, đời người, kiếp nhân sinh như một đống tro tàn lạnh ngắt.
à Khung cảnh tiêu điều, xơ xác, gợi cảm giác thê lương. Cái đói hiện hình thành cái chết vây phủ, đe doạ cuộc sống con người
Kim Lân so sánh con người lặng lẽ, dật dờ như những bóng ma. Cách so sánh này thể hiện cách nhìn đặc biệt của nhà văn Kim Lân về cái thời ghê rợn: cuộc sống được nhìn như một nghĩa địa khổng lồ, ranh giới giữa cái sống và cái chết chỉ mong manh như sợi tóc. Cách so sánh ấy tạo ra độ nhòe giữa cõi âm và cõi trần, phản ánh đúng cái thời sự sống mấp mé miệng vực của âm phủ.
Ngay sau CMT8 thành công, Đảng ta xác định: cần phải diệt giặc đói!
Tình huống gợi lên một nghịch cảnh: do đói khát, cùng quẫn người phụ nữ kia mới lấy Tràng. Cái trớ trêu trở thành một cơ hội may để Tràng có vợ một cách đáng thương.
* Ý nghĩa:
– Lên án tội ác tày trời của Pháp, Nhật đã đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp (năm 1945) làm cho giá trị của con người rẻ mạt (hiện thực)
– Niềm tin vào bản chất của người lao động: dù trong đói khát, gần kề cái chết, họ vẫn luôn khát khao hạnh phúc, vẫn cưu mang đùm bọc nhau và tin tưởng vào tương lai tươi sáng.(Nhân đạo)
– Tình huống truyện khiến diễn biến câu chuyện phát triển tự nhiên, làm nổi bật được những cảnh đời, những thân phận, chủ đề tư tưởng của tác phẩm.(Nghệ thuật).
Tình huống truyện Kim Lân xây dựng vừa bất ngờ, vừa hợp lí. Qua đó, tác phẩm thể hiện rõ giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật. Đây là tình huống độc nhất vô nhị trong cuộc đời và trong văn chương.
Giữa cái chết chóc thê lương mà cuộc sống của họ lại nở hoa; Giữa cảnh đau thương mà niềm hoan hỉ của hôn nhân lại bừng sáng. Thì ra KL đã chạm đến đáy chiều sâu nhân bản của con người. Đó là khát vọng sống bất diệt cháy bùng lên giữa cảnh hấp hối, tàn hơi.
Tình người giữa hoàn cảnh tối tăm
a. Nhân vật Tràng
– Là người xấu trai, kéo xe bò thuê, nghèo, ngô nghê.
Một con người như thế thì khó có thể lấy vợ. Nhưng Tràng lại “nhặt vợ”, lại có vợ một cách đường hoàng, cứ y như anh chàng tốt số, đào hoa
– Có tấm lòng nhân hậu
+ Trẻ con thích đùa với Tràng
+ Sẵn sàng cho người đàn bà xa lạ ăn vì đói.
Chỉ bốn bát bánh đúc làm nên cỗ cưới, làm nên mối lương duyên. Ngòi bút KL đã đạt đến độ triết lí sâu sắc: Khi cái dạ dày chưa đủ thì thường tình cảm con người lại bị méo mó >< Tràng sẵn sàng giúp người đàn qua cơn đói khát, đưa về làm vợ trong hoàn cảnh cái chết, cái đói đang chờ -> Tình người cảm động, đáng trân trọng
– Tràng nhặt được vợ hoàn toàn là một sự tình cờ: “chỉ tầm phơ tầm phào” vài bận gặp nhau, mấy lời bông đùa và bốn bát bánh đúc!
– Diễn biến tâm trạng của Tràng:
+ Khi đưa vợ về nhà:
bất ngờ, ngạc nhiên, vui sướng, hạnh phúc.
+ Về đến nhà: lo lắng, sợ sệt
Tràng thô kệch nhưng không sỗ sàng, vụng về mà cũng biết ngượng nghịu, muốn thân mat nhưng không dám suồng sã.
Tràng như quên hết cả đói khát để tận hưởng và cảm nhận được hết niềm vui sướng rất mới mẻ, rất lạ lẫm với Tràng. “Trong một lúc, Tràng hình như quên hết…. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm”
+ Sáng hôm sau:
Tràng thấy người êm ái lửng lơ, nhận ra xung quanh đều thay đổi, thương yêu, gắn bó với ngôi nhà, thấy hắn nên người.
Tràng ý thức được trách nhiệm, bổn phận và nghĩ đến tương lai.
(tr.30)
-> Hạnh phúc gia đình đã hoàn thiện nhân cách của Tràng
=> Cuộc đời Tràng tiêu biểu cho số phận của người nông dân nghèo trước CMT8
Những suy nghĩ chân thực, giản dị. Con người dù sống trong hoàn cảnh nào, dù là vực thẳm của sự đói khát vẫn luôn khao khát tình yêu hạnh phúc, mái ấm gia đình -> là nét sâu kín trong tâm hồn người lao động mà Kim Lân đã phát hiện và diễn tả một cách tinh tế. Nhà văn đã đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật để làm bật lên cái khát vọng hạnh phúc của con người nghèo khổ.
b. Người vợ nhặt
– Trước khi làm vợ Tràng:
+ Không tên, không gia đình.
+ Chỉ một thời gian ngắn giữa hai lần gặp, thị biến đổi thảm hại khiến Tràng không nhận ra Hôm nay thị rách quá…-> cái đói đã tàn phá hình
hài.
+ Thị trơ trẽn, cong cớn, sưng sỉa, liều lĩnh, táo bạo, vì miếng ăn mà sẵn sàng theo không một người đàn ông -> cái đói hủy hoại nhân cách.
– Sau khi làm vợ Tràng:
+ Đi bên cạnh Tràng: thị rón rén, e thẹn.
+ Về đến nhà:
Khi thấy gia cảnh của Tràng
-> nén tiếng thở dài… -> ngòi bút KL không nỡ xoáy sâu vào cảnh trớ trêu đó mà gieo vào lòng nhân vật một ngọn lửa tin yêu. Hạnh phúc không có chỗ cho kẻ thoái lui. Sự bế tắc về vật chất chưa phải là sự cùng quẫn về tinh thần!
– khép nép, ngượng ngập, chỉ dám ngồi ở mép giường.
+ Gặp bà cụ Tứ: cúi đầu, vân vê tà áo, không dám ngồi
+ Sáng hôm sau: thị hoàn toàn thay đổi là người đàn bà hiền hậu,đúngmực…
-> Tình thương yêu, sự đùm bọc, mái ấm gia đình đã cảm hóa và thay đổi tính cách con người.
=>Điển hình cho thân phận của người phụ nữ Việt Nam khổ đau trước CMT8
c. Bà cụ Tứ
– Lúc đầu bà ngạc nhiên, không hiểu, vì bà không dám nghĩ con trai mình lại có vợ, lại có vợ trong thời buổi đói khát này.
– Khi hiểu ra, bà ai oán, xót thương, lo lắng.
– Thương con, thương người dâu mới, bà nói toàn chuyện vui, gieo niềm hi vọng, niềm tin yêu cuộc đời cho hai con.
Bà cụ Tứ mới xuất hiện nhưng nếu thiếu đi nhân vật này thì truyện sẽ không có chiều sâu nhân bản. Bà đã dang tay đón nhận đứa con dâu trong hoàn cảnh ngặt nghèo. Chính ở người mẹ nghèo khổ ấy, ngọn lửa của tình người, tình yêu thương nhân loại bùng cháy mạnh mẽ nhất.
Bà chăm chút cho bữa cơm tân hôn: cháo loãng và muối hột bày trên cái mẹt rách… và nồi chè cám mà bà luôn miệng khen: ngon đáo để -> thật thê thảm!
Nhưng bữa cháo đã thành bữa tiệc. Cái món chè cám đắng chát và nghẹn bứ vẫn nuốt trôi đi như nuốt bao cay cực của cuộc đời. Vượt qua ranh giới của đói nghèo, chết chóc hướng tới sự sống bất diệt của tinh thần
-> Điển hình cho bao người mẹ Việt Nam nghèo, giàu tình thương, bao dung, không nguôi khát vọng hạnh phúc.
=> Ba nhân vật của truyện là ba mảnh đời của một xã hội tối tăm, đói khát nhưng điều đáng quí là trong đe doạ của cái đói và sự chết chóc, con người vẫn khát khao hạnh phúc, tình yêu vẫn nảy nở và sự sống vẫn nhú mầm.
Bà cụ Tứ đến giữa câu chuyện
Bà cụ Tứ cả một đời không có lúc nào sung sướng nhưng bà vẫn tin vào tương lai. Điều đó chứng tỏ, dù trong nghèo đói, con người vẫn hướng đến ngày mai.
– Viễn cảnh tương lai CM
– Niềm tin của những người cùng khổ vào hạnh phúc của cuộc đời.
Ba nhân vật của truyện là ba mảnh đời của một xã hội tối tăm, đói khát nhưng điều đáng quí là trong đe doạ của cái đói và sự chết chóc, con người vẫn khát khao hạnh phúc, tình yêu vẫn nảy nở và sự sống vẫn nhú mầm.
Tắt Đèn, Bước Đường Cùng, Chí Phèo, … mới chỉ dừng lại ở lòng thương yêu, thông cảm với nỗi thỗng khổ của con người.
– Vợ Nhặt không chỉ cảm thông mà còn hướng cho những con người đau khổ một hướng thoát, đó là con đường đến với cách mạng. Chi tiết người vợ nhặt nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật và Tràng nhớ lại hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới hôm nào đã nói lên điều đó.
Nghệ thuật:
– Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.
– Xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn
– Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế
– Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị
-Thời gian truyện vận động một cách tự nhiên, từ hoàng hôn ngày hôm trước đến bình minh ngày hôm sau. Hé mở một sự vận động: tàn tạ đến niềm vui, từ bóng tối ra ánh sáng.
– Truyện kết thúc theo lối mở: Nạn đói vẫn còn đó, tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập, nhưng xa xa thấp thoáng hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng và hình ảnh từng đoàn người đi phá kho thóc Nhật… Tất cả đang hướng về phía trước và một ngày mới dường như sắp sửa bắt đầu..
III. Tổng kết
Truyện Kim Lân gợi triết lý nhân sinh với bao ngã rẽ cuộc đời phải chọn:giữa cái chết – sự sống, vật chất-tinh thần, đau khổ-hạnh phúc, tuyệt vọng-hy vọng… trong biển đời chìm nổi mênh mông.
Câu hỏi luyện tập:
Câu 1: Tình huống truyện trong tác phẩm “Vợ nhặt ”của nhà văn Kim Lân là gì? phân tích tình huống truyện đó?
Câu 2: Phân tích và nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm “Vợ nhặt ”
Câu 3: Không gian của truyện được tác giả xây dựng như thế nào?
Câu 4: Phân tích ngắn gọn diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng khi đưa người đàn bà xa lạ về nhà?
Câu 5: Cụ Tứ là một hình tượng đẹp trong tác phẩm, chân dung của nhân vật này tác giả xây dựng như thế nào?
Câu 6: Hình ảnh “người vợ nhặt” gợi cho anh chị những suy nghĩ gì?
Câu 7: Truyện ngắn “Vợ nhặt ”có những đặc sắc gì về nghệ thuật?
Theo hoctotnguvan.vn