Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề số 20
Hướng dẫn
Tuyển chọn đề thi THPT Ngữ Văn (Đề 20)
A. ĐỀ THI
I. ĐỌC HIẾU (3 ĐIẾM)
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Sau hai năm thực hiện và gây được tiếng vang lớn trong xã hội, Gala “Việc tử tế 2017” tiếp tục là chương trình được Trung làm tin túc VTV24 chú trọng đầu tư sản xuất. Năm nay, bối cảnh ghi hình của Gala “Việc tử tế” đã được thay đổi từ trường quay S14, Đài Truyền hình Việt Nam sang một không gian mở đầy ý nghĩa, đó là tại Bệnh viện Tim Hà Nội cơ sở 2 và Bệnh viện K Tần Triều. Nếu như sân khấu tại Bệnh viện Tim Hà Nội cơ sở 2 mở ra không gian của âm nhạc thì những hình ảnh tại Bệnh viện K Tân Triều lại mang đến cho khản giả những câu chuyện đẹp về sự tử tế.
Với ý tưởng “Khi trái tim còn đập”, Galã “Việc tử tế’ muốn kể lại những cầu chuyện về lòng tốt, về sự tử tế diễn ra thường nhật trong các bệnh viện. Đó là câu chuyện của các bác sĩ chăm sóc cho bệnh nhân bằng tất cả tấm lòng của mình, là câu chuyện của cộng đồng các nhóm thiện nguyện động viên, giúp đỡ bệnh nhân cả vê vật chất lẫn tinh thần và đặc biệt, đó là cầu chuyện về nghị lực sống bền bỉ, về tinh thần lạc quan, yêu đời của các bệnh nhân – những người đang từng ngày, từng giờ chiến đấu với bệnh tật.
Tất cả những câu chuyện có thật này sẽ cho khán giả thấy được bệnh viện không phải là nơi lạnh lẽo như nhiều người tưởng. Đó còn là nơi vô cùng ấm áp bởi hơi ấm tình người, sự sẻ chia, cảm thông với nỗi đau của các bệnh nhân.
(Trích bài báo Gala Việc tử tế 2017: Khi trái tim còn đập, sự tử tế còn cần được lan truyền, vtv.vn)
Câu 1. Nêu phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn số 2. (1 điểm)
Câu 2. Xác định chủ đề của đoạn văn bản trên. Để triển khai ý tưởng trong đoạn văn, người viết đã sử dụng kiểu kết cấu nào? (diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp…) (1 điểm)
Câu 3. Theo anh/chị, tại sao chương trình “Việc tử tế” lại gây được tiếng vang lớn? (1 điểm)
II. LÀM VĂN (7 ĐIẾM)
Câu 1. (2 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Tử tế là mạch sống tình người, đừng làm nó chết. Một ý kiến khác lại nêu vấn để: Xã hội ngày nay, sống tử tế là quá khó khăn.
Vậy anh/chị hiểu như thế nào là sống tử tế? Hãy trình bày quan điểm của bản thân về sống tử tế trong cuộc sống hiện nay với một đoạn văn (khoảng 200 từ).
Câu 2. (5 điểm)
Một trong những nét nổi bật của phong cách thơ Tố Hữu là tính dân tộc đậm đà. Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc để làm sáng tỏ nhận định trên:
…Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung…
( Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ vân 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008)
B. HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỂ THI
I. ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM)
Câu 1.
– Phong cách ngôn ngữ trong đoạn 2 là báo chí.
– Phương thức biểu đạt chính trong đoạn 2 là tự sự. (1 điểm)
Câu 2.
– Chủ đề của đoạn văn bản trên: Sự thay đổi và nội dung của chương trình Gala “Việc tử tế 2017” với ý tưởng “Khi trái tim còn đập”.
– Để triển khai ý tưởng trong đoạn văn, người viết đã sử dụng kiểu kết cấu diễn dịch. (1 điểm)
Câu 3. Chương trình “Việc tử tế” gây được tiếng vang lớn vì đây là chương trình khơi dậy lòng tốt, sự trắc ẩn trong xã hội khi kể lại những việc làm tốt đẹp của mọi người xung quanh ta. Không chỉ vậy, bằng những câu chuyện cảm động có sức thức tỉnh và lan truyền cảm hứng, chương trình còn truyền thêm tinh thần lạc quan, nghị lực sống và ngọn lửa đam mê cháy bỏng. (1 điểm)
II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)
Câu 1. (2 điểm)
Yêu cầu về hình thức
– Viết đúng đoạn văn khoảng 200 từ.
– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt,…
Yêu cầu về nội dung
Đoạn văn cần làm rõ được các ý sau:
– Giải thích:
+ “Sống tử tế: Sống tốt với mọi người xung quanh, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ mọi người, không chỉ biết đến cá nhân mình.
+ Ý kiến thứ nhất: Tử tế là mạch sống tình người, đừng làm nó chết: Sống tử tế thể hiện qua những việc tử tế, từ những việc tưởng như nhỏ nhất.
+ Ý kiến thứ hai: Xã hội ngày nay, sống tử tế là quá khó khăn: Đây là thực trạng xã hội khi mọi vấn đê’ thật giả, tốt xấu bị lẫn lộn.
-Bàn luận:
+ Khẳng định: Sống tử tế là điều rất cần thiết đối với cuộc sống mỗi người.
+ Ai cũng có cơ hội làm được những việc tử tế nếu thường xuyên nghĩ đến nó, đến môi trường sống xung quanh chúng ta…
+ Cần phê phán một thực tế: Trong xã hội vẫn còn rất nhiều những việc không tử tế.
– Bài học: Tất cả chúng ta cần hướng tới lối sống tử tế.
Đoạn văn mẫu
Có ý kiến cho rằng: Tử tế là mạch sống tình người, đừng làm nó chết. Một ý kiến khác lại nêu vấn đề: Xã hội ngày nay, sống tử tế là quá khó khăn. Sống tử tế là sống tốt với mọi người xung quanh, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ mọi người, không chỉ biết đến cá nhân mình. Ý kiến thứ nhất đã khẳng định: Sống tử tế làm phục hồi những giá trị đạo đức chân chính, hướng tới xây dựng một cộng đồng xã hội tốt đẹp. Tuy nhiên, ý kiến thứ hai lại chỉ ra: Muốn làm người tử tế trong xã hội ngày nay cũng không phải dễ. Đây là thực trạng xã hội khi mọi vấn để thật giả, tốt xấu bị lẫn lộn. Tuy hai ý kiến đối lập nhau song chúng ta vẫn phải khẳng định: Sống tử tế là rất cần thiết đối với cuộc sống mỗi người. Sống tử tế là một ý thức sống cao đẹp thể hiện nét đẹp truyền thống văn hoá từ ngàn đời của dân tộc ta. Ví dụ: Khi đồng bào các tỉnh miền Trung bị lũ lụt, nhân dân các vùng khác cùng chung tay quyên góp ủng hộ. Thực tế, ai cũng có cơ hội làm được những việc tử tế nếu thường xuyên nghĩ đến nó, đến môi trường sống xung quanh chúng ta… Tuy nhiên, thực tế, có nhiều người quen lối sống chộp giật, ích kỉ. Chúng ta cần phê phán hiện tượng này để không ai còn phải nói câu: sống tử tế là quá khó khăn.
Để làm được điầu đó, giáo dục trong nhà trường, tuyên truyền ngoài xã hội là một biện pháp vô cùng cẩn thiết và phải tiến hành thường xuyên. Mong sao với những việc làm đó, tất cả xã hội chúng ta đều hướng tới lối sống tử tế.
Câu 2. (5 điểm)
Yêu cầu về hình thức
– Viết đúng bài văn với bố cục ba phần.
– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt,…
Yêu cầu về nội dung
a) Mở bài
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, ý kiến trong bài và trích đoạn thơ (0,5 điểm)
Một trong những nét nổi bật của phong cách thơ Tố Hữu là tính dân tộc đậm đà. Việt Bắc là bài thơ thể hiện rõ nét đẹp đó.
b) Thân bài (4 điểm)
1. Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu (0,5 điểm)
– Về nội dung: Thơ Tố Hữu phản ánh đậm nét hình ảnh con người Việt Nam và tình cảm Việt Nam trong thời đại mới, tiếp nối với truyền thống tinh thần, tình cảm, đạo lí của dân tộc.
– Về nghệ thuật: Tố Hữu sử dụng thành công các thể thơ thuần dân tộc (thơ lục bát, thơ bảy chữ), ngôn ngữ thơ gần với lối nói quen thuộc của dân tộc, thơ giàu nhạc điệu.
2. Tính dân tộc thể hiện qua trích đoạn thơ của bài “Việt Bắc” (3,5 điểm)
– Hai câu mở đầu đoạn thơ: Người cán bộ kháng chiến hỏi Việt Bắc có nhớ “ta” không và diễn tả nỗi nhớ của mình với Việt Bắc một cách khái quát:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Điệp từ “Ta về” và “nhớ” tăng cường nhạc điệu êm ái hợp với tình cảm thương nhớ và nhấn mạnh tình cảm tha thiết giữa người đi kẻ ở.
– Hai câu 3, 4
+ Cảnh: Đây là mùa đông với màu xanh tha thiết lại đột ngột bùng lên màu “hoa chuối đỏ tươi” như ngọn lửa của rừng, ấm áp tình yêu: “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”, vẻ đẹp của màu sắc, của hoa lá, của ánh sáng, của hương hoa hoà quyện với vẻ đẹp của con người.
+ Người: Giữa “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi” nổi bật lên hình ảnh người lao động miền núi: “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”. Chỉ một câu thơ mà giúp ta cảm nhận được tư thế mạnh mẽ, khoẻ khoắn của những con người làm chủ thiên nhiên.
– Hai câu 5, 6
+ Cảnh: Bức tranh mùa xuân lại được chuyển sang gam màu lạnh. Ngày xuân rừng núi phủ một màu trắng tinh khiết của hoa mơ. Động từ “nở” khiến cho màu sắc như đang vận động, màu trắng càng có sức ám ảnh đối với người đọc.
+ Người: Dưới ánh sáng của rừng mơ mùa xuân, hình ảnh cô gái lao động Việt Bắc hiện lên thanh mảnh, dịu dàng.
– Hai câu 7, 8
+ Cảnh: Mùa hè, âm thanh của tiếng ve là đặc trưng của rừng núi Việt Bắc. Tác giả đã sử dụng bút pháp ấn tượng. Tưởng chừng như tiếng “ve kêu” đậm đặc, rung chuyển cả cây rừng khiến cho lá “phách đổ vàng.
+ Người: Giữa cảnh rừng hè, bất chợt gặp một cô gái “hái măng một mình”, phong cảnh thật là hữu tình. Cô gái tuy một mình mà chẳng hề cô đơn, ngược lại khung cảnh càng tôn thêm sự trẻ trung của cô. Con người như đang làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời.
– Hai câu cuối
+ Cảnh: Cảnh thu Việt Bắc lại được miêu tả về đêm với bầu trời cao rộng và mảnh trăng thu thanh bình: “Rừng thu trăng rọi hoà bình”. Chữ “hoà bình” làm không gian trở nên êm đềm, đồng thời cũng là niềm ao ước của tất cả người dân bấy giờ.
+ Người: Những đêm trăng thu nổi lên “tiếng hát ân tình thuỷ chung” như tạc vào trong dạ của người ra đi. Trong trí nhớ của họ, phong cảnh Việt Bắc đẩy màu sắc như một cái nền để làm nổi bật hình ảnh người Việt Bắc đảm đang, tình nghĩa, thuỷ chung.
– Tiểu kết: Đây là đoạn thơ đặc sắc, thể hiện rõ tính dáñ tộc trong thơ Tố Hữu:
2. Về nội dung: Qua vẻ đẹp bốn mùa của Việt Bắc, đoạn thơ đã diễn tả được một khía cạnh sâu sắc của chủ đề bài thơ Việt Bắc là tình cảm thuỷ chung giữa người Việt Bắc với những chiến sĩ cách mạng. Từ đó, đoạn thơ đề cao truyền thống, đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
3. Về nghệ thuật:
+ Tính dân tộc thể hiện ở thể thơ lục bát (thể thơ truyền thống của dân tộc). Giọng thơ mềm mại, uyển chuyển, giàu tính nhạc, dễ đi vào lòng người.
+ Tính dân tộc thể hiện ở cách xưng hô “ta – mình” mộc mạc, dân dã, thấm đượm nghĩa tình quân dân. Việt Bắc và người cán bộ giống như một đôi bạn tình.
+ Tính dân tộc thể hiện qua ngôn ngữ thuần Việt, giản dị, dễ thuộc, dễ nhớ. Hình ảnh thơ gần gũi đời thường, nhiều sức gợi.
c) Kết bài
Kết luận chung về đoạn thơ, ý kiến trong đề bài và nêu cảm nghĩ (0,5 điểm)
Với đoạn thơ, thiên nhiên và con người Việt Bắc được gợi tả sắc nét, tràn đầy sức sống và đậm hồn dân tộc. Bức tranh tứ bình này càng khiến cho ta thêm khâm phục tài năng thơ của tác giả.
Xem thêm Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề số 19 tại đây.