Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề thi số 8
Hướng dẫn
Tuyển chọn đề thi THPT Ngữ Văn (Đề 8)
A. ĐỀ THI
I. ĐỌC HIẾU (3 ĐIẾM)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Cách đây hàng triệu năm, sa mạc Sahara còn là những khu rừng xanh tốt, cây cối um tùm. Các loài cây đều thỏa thuê hút và tận hưởng dòng nước ngầm dồi dào mắt lành và thi nhau đàm cành trổ lả xum xuê. Riêng có cây sồi Tenere là vẫn chịu khó đâm xuyên những chiếc rễ của mình xuống tận sâu dưới lòng đất. Cho đến một ngày kia khi nguồn nước ngỡ như vô tận bỗng cạn kiệt dần rồi biến mất hẳn, cấc loài cây đều không chịu nổi hạn hán và chết dần, duy chỉ có cây sồi Tenere là vẫn còn tồn tại giữa sa mạc Sahara. Tên tuổi của nó được cả thế giới biết đến khi một mình đứng giữa sa mạc, xung quanh bán kính 400km không một bóng cây nào bầu bạn. Người ta kinh ngạc khi phát hiện ra rễ cây đã đảm sâu xuống đất tận 36m để tìm nước.
Bạn có thấy rằng trong cuộc sống cũng có một dòng chảy luôn vận động không ngừng không? Đó chính là thời gian; nó quan trọng như là nước đối với cây cối.
Sẽ có những người chỉ sử dụng thời gian để lớn lên, hưởng những thú vui đời thường và rồi những thách thức cuộc đời sẽ đánh gục họ, khiến họ phải đau khổ, giống như những cái cày chỉ biết “hút và tận hưởng”.
Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử dụng thời gian hiệu quả, họ đầu tư cho sự phát triển bản thân cũng giống như cầy sồi đầu tư cho sự phát triển bộ rễ của mình.
Họ hiểu triết lí: Bộ rễ yếu ớt không thể nào giữ được cải thân to khoẻ. Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt về những kĩ năng và kiến thức nền tảng.
(Phỏng theo Hạt giống tâm hồn – Câu chuyện về câỵ sồi)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của phép tu từ sử dụng trong câu văn sau: “Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử dụng thời gian hiệu quả, họ đầu tư cho sự phát triển bản thân cũng giống như cây sồi đầu từ cho sự phát triển bộ rễ của mình”. (1 điểm)
Câu 3. Hình ảnh cây sổi Tenere với bộ rễ đâm sâu xuống lòng đất để tìm kiếm nguồn nước và hình ảnh những loài cầy khác chỉ biết “hút và tận hưởng” là ẩn dụ cho những lối sống nào trong xã hội? (0,5điểm)
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? (1 điểm)
II. LÀM VĂN (7 ĐIẾM)
Câu 1.(2 điểm)
Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/ chị vê’ ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt vể những kĩ năng và kiến thức nền tảng”.
Câu 2. (5 điểm)
Nhận xét về bài thơ Việt Bắc, có ý kiến cho rằng: “Trong nỗi nhớ da diết của người ra đi về những ngày đầu khó khăn gian khổ, thiên nhiên Việt Bắc hiện lên thật hoang sơ, dữ dội; con người Việt Bắc tuy nghèo khổ nhưng luôn sống thuỷ chung, tình nghĩa, một lòng sắt son với Cách mạng”. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:
Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
B. HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI
I. ĐỌC HIỂU (3 ĐIẾM)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính là nghị luận. (0,5 điểm)
Câu 2.
Phép tu từ được sử dụng trong câu văn là phép so sánh: Những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử dụng thời gian hiệu quả, họ đầu tư cho sự phát triển bản thân giống như cây sồi đầu tư cho sự phát triển bộ rễ của mình. (0,25 điểm)
Tác dụng: Nhấn mạnh ý của câu văn, khẳng định vai trò tẩm quan trọng của việc sử dụng thời gian đầu tư cho sự phát triển bản thân. Với cây sồi nói riêng và cây cối nói chung, rễ là bộ phận quan trọng nhất của cây, quyết định sự sống còn của cây cối. Tương tự như yậy, con người muốn tồn tại trong xã hội cạnh tranh khốc liệt hiện nay cần phải đầu tư cho sự phát triển bản thân. (0,5 điểm)
Đồng thời, phép so sánh còn làm tăng giá trị gợi hình, biểu cảm của câu văn, giúp cho câu văn hay hơn, ấn tượng hơn. (0,25 điểm)
Câu 3. Cây sồi Tenere là ẩn dụ cho những người biết tranh thủ thời gian để học tập mọi kĩ năng và kiến thức cần thiết để sinh tồn. Hình ảnh những cây chỉ biết “hút và tận hưởng” là ẩn dụ cho những người chỉ biết lãng phí thời gian vào việc hưởng thụ các lạc thú cuộc đời. (0,5 điểm)
Câu 4. Có thể lựa chọn một trong các thông điệp sau:
– Thông điệp về thái độ sống biết lo xa, phòng trước mọi biến cố không may trong cuộc đời.
– Thông điệp về việc tranh thủ thời gian để học hỏi mọi kiến thức và kĩ năng cần thiết.
(Chọn thông điệp nào cũng cần có sự phân tích lí giải hợp lí)
II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)
Câu 1. (2 điểm)
Yêu cầu về hình thức
– Viết đúng đoạn văn khoảng 200 từ.
– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt,…
Yêu cầu về nội dung
Đoạn văn cần làm rõ được các ý sau:
– Kiến thức và kĩ năng nền tảng là những kiến thức và kĩ năng bắt buộc phải có để tồn tại được trong cuộc sống như tiếng Anh, tin học, toán, tiếng Việt, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, thuyết trình trước đám đông…
– Cần có các biện pháp để học tập kiến thức và kĩ năng nền tảng để thành công trong cuộc sống.
Đoạn văn mẫu
Trong cuộc sống, ai cũng mong đạt được thành công. Tuy nhiên, “Bạn khó có thể thành công nếu thiếu kiến thức và kĩ năng nền tảng”. Đó là tiếng Anh, tin học, toán, tiếng Việt, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình trước đám đông… Đó đều là những kiến thức và kĩ năng bắt buộc phải có để làm việc và hợp tác làm việc cùng bạn bè hoặc đổng nghiệp. Bên cạnh các bạn trẻ đang nỗ lực học tập chăm chỉ, tranh thủ thời gian để tích luỹ kiến thức và kĩ năng nền tảng, vẫn còn nhiều bạn trẻ lãng phí thời gian vào các trò chơi điện tử vô bổ, facebook,… Họ sẽ khó có thể thành công trong cuộc sống. Một số bạn trẻ khác cũng có ý thức học tập nhưng lại học những thứ viển vông, cao siêu, xa rời thực tế; như vậy cũng gâỵ lãng phí thời gian, tiền bạc và khó có thể đạt được thành công. Mỗi chúng ta cần tranh thủ từng phút giây để học tập các kiến thức và kĩ năng nền tảng, cấn có biện pháp học tập hiệu quả và thiết thực nhất để đạt được thành công trong cuộc sống.
Câu 2 (5 điểm)
Yêu cầu vê hình thức
– Viết đúng kết cấu bài văn gồm ba phần.
– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt,…
Yêu cầu về nội dung
Bài viết cần đảm bảo các ý sau:
a) Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ cần phân tích.
Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam với phong cách thơ trữ tình chính trị, giọng thơ tâm tình ngọt ngào và nghệ thuật thể hiện đậm đà tính dân tộc. Một trong những tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu là bài Việt Bắc. Ra đời năm 1954 nhân cuộc chia tay lịch sử giữa đồng bào Việt Bắc và cán bộ chiến sĩ miền xuôi, bài thơ tràn đẩy nỗi nhớ của người ra đi về mười lăm năm kháng chiến “thiết tha mặn nồng”. Có ý kiến cho rằng: “Trong nỗi nhớ da diết của người ra đi về những ngày đầu khó khăn gian khổ, thiên nhiên Việt Bắc hiện lên thật hoang sơ dữ dội; con người Việt Bắc tuy nghèo khổ nhưng luôn sống thuỷ chung, tình nghĩa, một lòng sắt son với Cách mạng”, tiêu biểu là đoạn thơ sau: “Mình đi có nhớ… mái đình, cây đa.”
b) Thân bài
– Giải thích (0,5 điểm)
“Trong nỗi nhớ da diết của người ra đi về những ngày đầu khó khăn gian khổ, thiên nhiên Việt Bắc hiện lên thật hoang sơ dữ dội; con người Việt Bắc tuy nghèo khổ nhưng luôn sống thuỷ chung, tình nghĩa, một lòng sắt son với Cách mạng”. Đây là nhận định rất chính xác về nội dung đoạn thơ “Mình đi có nhớ… mái đình, cây đa.”
– Phân tích (4 điểm)
– Các câu lục đều là lời hỏi “Mình đi có nhớ”, “Mình về có nhớ”; điệp khúc đó trở đi trở lại, luyến láy như khắc sâu thêm nỗi nhớ da diết trong lòng người ra đi. Các câu bát đều là lời gợi nhắc kỉ niệm về thiên nhiên và con người Việt Bắc.
Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên hoang sơ, dữ dội với “mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù”, những trận mưa xối xả đầu nguồn, những đỉnh núi quanh năm chìm trong mây mù bao phủ. Cuộc sống của người dân Việt Bắc nghèo khổ, thiếu thốn với “miếng cơm chấm muối”, buồn tẻ và hiu hắt trong màu lau xám… Tất cả đều là khó khăn thử thách không nhỏ đối với các cán bộ chiến sĩ miền xuôi.
Con người Việt Bắc tuy nghèo khổ nhưng luôn sống thuỷ chung, tình nghĩa, một lòng sắt son với Cách mạng: “mối thù nặng vai”, “đậm đà lòng son”. Họ có lòng yêu nước sâu đậm, căm thù giặc mãnh liệt. Họ sống thuỷ chung, tình nghĩa, trước sau như một với các cán bộ chiến sĩ miền xuôi. Khi các cán bộ chiến sĩ về xuôi, họ nhớ nhung khôn nguôi “Mình về, rừng núi nhớ ai/ Trám bùi để rụng, măng mai để già”.
Đoạn thơ khép lại trong nỗi nhớ về các địa danh lịch sử: “Mình đi, mình có nhớ mình/ Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa”. Đại từ “mình” thứ ba vừa chỉ người ra đi, vừa chỉ người ở lại; vừa là lời nhắn nhủ, vừa là lời tự nhủ của các cán bộ chiến sĩ miền xuôi: Đừng quên Việt Bắc, quên cái nôi của cách mạng Việt Nam với những địa danh lịch sử thiêng liêng như Tân Trào, Hồng Thái; bởi lẽ quên Việt Bắc đồng nghĩa với đánh mất chính bản thân mình…
– Về nghệ thuật: Điệp khúc “Mình đi có nhớ”, “mình về có nhớ”; phép đối khi tương đồng khi tương phản được sử dụng hiệu quả, nhịp thơ hài hoà đăng đối, nhịp nhàng…
c) Kết bài:
Đoạn thơ đã thể hiện thành công hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc hoang sơ, dữ dội; con người Việt Bắc thuỷ chung, tình nghĩa với Đảng, với Cách mạng. Tất cả hiện lên thật sâu sắc trong nỗi nhớ của người ra đi.
Xem thêm Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề số 7 tại đây