Soạn bài ông lão đánh cá và con cá vàng
(Truyện cổ tích của Puskin)
I.Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Có 5 lần ông lão ra biển gọi cá vàng.
+ Lần 1 : yêu cầu cái máng lợn ăn – biển gợn sóng êm ả.
+ Lần 2 : yêu cầu có tòa nhà đẹp – biển xanh đã nổi sóng.
+ Lần 3 : yêu cầu thành bà nhất phẩm phu nhân – biển nổi sóng dữ dội.
+ Lần 4 : yêu cầu thành nữ hoàng – biển nổi sóng mù mịt.
+ Lần 5 : yêu cầu làm Long Vương – biển nổi sóng ầm ầm.
-Sự lặp lạ ở đây làm tăng thêm sự tham lam bội bạc của bà vợ, cho thấy ông lão hiền lành, chân chất và thái độ của cá vàng mỗi lúc mỗi giận dữ.
Câu 2. Biển thay đổi như trên là vì các yêu cầu của mụ vợ ông lão đánh cá mỗi lúc một quá quắt khiến cho cá vàng mỗi lúc một bực bội và tức giận.
Câu 3. Lòng tham và sự bội bạc của bà vợ là không đáy và quá quắt.
-Qua 5 lần đòi hỏi cá vàng phải đáp ứng thì lần đầu là một đòi hỏi chính đáng. Lần 2 cũng chính đáng nhưng cá vàng đã hiểu được cái xu thế tất yếu của lòng tham nên biển xanh êm ả đã nổi sóng. Ba yêu cầu sau thật là quá quắt, nó gắn với sự bội bạc vì vậy mà cảnh tượng của biển mỗi lúc một dữ dội, mù mịt, rồi ầm ầm.
-Sự bội bạc cũng tăng lên.
+ Lần đầu mụ vợ mắng chồng là đồ ngốc.
+ Lần hai ……………….. to hơn
+ Lần ba ……………….. như tát nước vào mặt, bắt ông lão quét dọn chuồng ngựa.
+ Lần tư ………………… nổi giận lôi đình tát vào mặt ong lão, định cho người lôi ông lão ra bờ biển. Sau đó khi làm nữ hoàng mụ vợ đuổi chồng và để cho mọi người chế giễu.
+ Lần năm mụ vợ lại sai người bắt ông lão đến và ra lệnh.
-Mụ có ý định bắt cá vàng là kẻ cho mình đạt tất cả các yêu cầu giàu sang và địa vị, để phục vụ cho lòng tham, sự bội bạc không cùng của mụ.
Rõ ràng lần thứ mụ không chỉ bội bạc chồng (người xứng đáng được hưởng những đặc ân của cá vàng) mà mụ vợ bội bạc với cá ân nhân (và ông lão mà trả ơn) đó chính là cá vàng.
Câu 4. Cuối cùng mụ vợ được trở lại địa vị xưa với tài sản xưa là cái máng lợn săn sứt mẻ.
-Ý nghĩa :
+ Những kẻ vong ân bội nghĩ, tham thì thâm.
+ Phải tự mình lao động mới có thể gặp được những điều may mắn (ông lão đã kéo lưới mãi mới gặp được cá vàng).
+ Phải phấn đấu để có giàu sang, địa vị và phải biết khả năng của mình đến đâu chứ không đòi hỏi quá đáng, viễn vông.
+ Phải sống giàu ân tình và nhân hậu chứ không được bội bạc, có mới nới cũ.
Câu 5. Cá Vàng trừng trị mụ vợ cả sự tham lam và bội bạc. Tuy nhiên hai điều nay là một nguyên nhân và kết quả của nhau.
Hình tượng cá vàng chính là công lí của nhân dân, là thái độ của nhân dân với những người nhân hậu và những kẻ tham lam, bội bạc.
II.Luyện tập
-Khi đặt lên Mụ vợ, ông lão đánh cá và con cá vàng thì tác giả muốn nói sự xung đột qua 5 lần giữa hai nhân vật, ý nghĩa của truyện nghiêng về phê phán, kẻ tham lam, bội bạc.
-Khi đặt tên như sách giáo khoa thì hình tượng ông lão ta thấy, đức tính nhân hậu và sự hiền lành đến mức nhu nhược của ông lão đã tạo cơ hội cho mụ vợ tham lam bội bạc hết sự xấu xa của mình.
Ý nghĩa của truyện trở nên nhiều chiều và sâu sắc hơn.