I.Các loại văn bản và những phương thức biểu đạt đã học.
1.Phương thức biểu đạt.
STT | Các phương thức biểu đạt | Thể hiện qua các bài văn đã học |
1 | Tự sự | – Truyền thuyết
+ Con Rồng, cháu Tiên + Bánh chưng, bánh giầy + Thánh Gióng + Sơn Tinh, Thủy Tinh + Sự tích Hồ Gươm – Cổ tích + Sọ Dừa + Thạch Sanh + Em bé thông minh + Cây bút thần + Ông lão đánh cá và con cá vàng – Ngụ ngôn + Ếch ngồi đấy giếng + Thầy bói xem voi + Đeo nhạc cho mèo + Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng – Truyện cười + Treo biển + Lợn cưới, áo mới – Truyện trung đại + Con hổ có nghĩa + Mẹ hiền dạy con + Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng – Truyện + Bài học đường đời đầu tiên + Vượt thác + Bức tranh của em gái tôi – Thơ + Đêm nay Bác không ngủ. |
2 | Miêu tả | – Truyện
+ Bài học đường đời đầu tiên + Vượt thác + Bức tranh của em gái tôi – Thơ (có yếu tố tự sự) + Đêm nay Bác không ngủ – Văn bản nhật dụng: + Bức tranh của thủ lĩnh da đỏ |
3 | Biểu cảm | – Thơ
+ Đêm nay Bác không ngủ + Lượm + Mưa – Văn bản nhật dụng + Bức thư của thủ lĩnh da dỏ |
4 | Nghị luận | – Văn bản nhật dụng
+ Bức thơ của thủ lĩnh da đỏ |
5 | Thuyết minh | – Văn bản nhật dụng
+ Động Phong Nha + Cầu Long Biên – chứn nhân lịch sử |
6 | Hành chính công vụ | – Đơn từ |
2. Phương thức biểu đạt chính
STT | Tên văn bản | Phương thức biểu đạt chính |
1 | Thạch Sanh | Tự sự |
2 | Lượm | Tự sự, miêu tả, biểu cảm |
3 | Mưa | Miêu tả |
4 | Bài học đường đời đầu tiên | Tự sự, miêu tả |
5 | Cây tre Việt Nam | Miêu tả, biểu cảm |
2. Các phương thức biểu đạt đã luyện tập
STT | Phương thức biểu cảm | Đã tập làm |
1 | Tự sự | X |
2 | Miêu tả | X |
3 | Biểu cảm | |
4 | Nghị luận |
II. Đặc điểm và cách làm
1. So sánh các loại văn bản
STT | Văn bản | Mục đích | Nội dung | Hình thức |
1 | Tự sự | Giải thích, bày tỏ thái độ khen chê. | Một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc. | Văn xuôi
Sự việc được kể cụ thể, nhân vật phải lựa chọn phù hợp chủ đề: nắm được ngôi kể. |
2 | Miêu tả | Giúp hình dung, cảm nhận. | Nêu đặc điểm, tính chất của sự vật, sự việc, con người. | Văn xuôi.
Xác định được đối tượng miêu tả, quan sát, lựa chọn chi tiết tiêu biểu, trình bày chi tiết theo trình tự. |
3 | Đơn từ | Đề đạt nguyện vọng | Đơn gửi ai, ai gửi đơn.
Đề đạt nguyện vọng gì. |
Trình bày ngắn gọn theo mẫu. |
2. Các phần của văn bản
STT | Các phần | Tự sự | Miêu tả |
1 | Mở bài | Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc | Giới thiệu đối tượng miêu tả. |
2 | Thân bài | Diễn biến của sự việc | Tập trung tả theo một trình tự. |
3 | Kết bài | Kết cục của sự việc | Phát biểu cảm tưởng |
II. Luyện tập
1. Đêm nay Bác không ngủ
(Tham khảo bài 23 Đêm nay Bác không ngủ, phần A, mục Luyện tập, Câu 2).
2. Mưa
(Học sinh thực hành)
3. Đơn từ
– Mục còn thiếu: Trình bày sự việc, lí do nguyện vọng (đề nghị).
– Mục này không thể thiếu được vì mục đích của đơn từ là đề đạt một nguyện vọng với một người hay một cơ quan, tổ chức có quyền hạn giải quyết nguyện vọng đó, có thể nêu lí do (chấp nhận được).