Soạn bài mẹ hiền dạy con

Soạn bài mẹ hiền dạy con

(Trích Liệt nữ truyện)

I.Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Lập bảng

STT

Sự việc

Con

Mẹ

Ý nghĩa

1

Nhà gần nghĩa địa Bắt chước đào, chôn, lăn, khóc. Dọn nhà ra gần chợ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sán”

2

Nhà gần chợ Bắt chước buôn bán điên đảo Dọn nhà đến trường học

3

Nhà gần trường Bắt chước học tập lễ phép Vui lòng với chỗ ở mới

4

Nhà hàng xóm giết lợn Thắc mắc hỏi mẹ Nói đùa – hối hận mua thịt cho con ăn Không nên nói dối với trẻ

5

Mảnh tử đi học Bỏ học về nhà chơi Cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung Không được bỏ dở công việc dở dang.

Câu 2. Ở hai sự việc sau ý nghĩa khác với 3 sự việc đầu:

-Dạy con bằng chính hành động gương mẫu của mình.

-Đã nói là làm để giữ chữ tín; đã đeo đuổi mục đích là phải kiên quyết bằng mọi giá để đạt được.

Câu 3.

-Bà mẹ thầy Mạnh Tử rất nghiêm khắc.

-Bà thương con bằng hành động dứt khoát (dời địa điểm ngôi nhà tức là dời hoàn cảnh sinh hoạt, môi trường sống cho con), thương con không phải cưng chiều mà là giáo dục con (đặc biệt chữ tín và ý chí theo đuổi mục đích học tập).

Câu 4. Cách viết Mẹ hiền dạy con là:

-Thể loại truyện văn xuôi chữ Hán.

-Nội dung mang tính giáo huấn.

-Câu chuyện này gần với kí với sử. Nó ghi chép những sự việc có thật.

-Cốt truyện đơn giản (có 5 sự kiện không phức tạp).

-Nhân vật được ngôi thứ ba miêu tả thông qua hành động và ngôn ngữ đối thoại.

II.Luyện tập

Câu 1. Gợi ý.

-Ngày xưa dệ một tấm vải phải có tính kiên trì, phải chăm chú vì rất lâu mới có sản phẩm. Vải là mặt hàng quý hiếm và đắt giá (hơn nhau tấm áo manh quần, Người đẹp nhờ lụa…).

-Cắt đứt, phá hỏng một sản phẩm tốn rất nhiều công sức và có giá trị, ai chẳng tiếc. Vậy mà mẹ thầy Mạnh Tử đã làm như vậy để gây một ấn tượng mạnh và răn dạy con.

-Đang đi học mà bỏ về nhà chơi cũng giống như tấm vải đang dệt bị cắt ngang phũ phàng.

-Dùng hành động kiên quyết để đưa con hiểu thâm thía một điều nên nói bằng lời thì rất dài dòng và khó hiểu.

Câu 2. Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử em phải có thái độ về đạo hiếu với cha mẹ mình.

-Thấy được sự hi sinh của cha mẹ.

-Thấy sự quan tâm săn sóc, sẵn sàng hi sinh tất cả cho con.

-Phải gắn học hành, không ham chơi bời lêu lổng.

Câu 4.

-Nghĩa tử: chết:

Tử trận

Bất tử

Cảm tử

-Nghĩa tử: con:

Công tử

Hoàng tử

Đệ tử.

Bài liên quan

“Bác ơi!” – Bản điếu văn bi hùng

Ngày mùng hai tháng chín năm một chín sáu chín, chủ tịch Hồ Chí Minh…

Bình giảng bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Khoa Điềm thuộc lớp thi sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Những…

Bình giảng bài thơ “Sóng”

Nếu như Xuân Diệu đã từng thổn thức vì tình yêu, dâng hiến trọn đời…

Bình giảng bài thơ “Việt Bắc”

Bằng những vần thơ lục bát ngọt ngào mang đậm màu sắc ca dao dân…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *