Tìm hiểu chung về văn tự sự

Soạn bài Tìm hiểu chung về văn tự sự siêu ngắn nhất trang 27 SGK ngữ văn 6 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Phần I

Ý NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ

1. 

a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muốn biết được câu trả lời, thông tin bổ ích mà mình đã hỏi và người kể sẽ phải kể, truyền đạt cho người nghe biết và hiểu được nội dung mình đang kể.

   VD: Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi! ⟹ Cháu rất muốn bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe.

b) Nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những việc làm tốt của Lan (giúp đỡ bạn trong học tập, dắt tay bà cụ qua đường, nhặt được tiền trả lại người mất,…) vì chỉ có như vậy thì bạn mới biết rõ được Lan có tốt hay không.

– Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học của An thì câu chuyện đó không có ý nghĩa vì lạc đề.

2.

 Truyện “Thánh Gióng” kể về anh hùng Gióng, ở thời Hùng Vương thứ sáu đã đánh giặc Ân cứu nước. Kết quả: Gióng đánh thắng giặc Ân. Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước.

– Truyện “Thánh Gióng” ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng bởi Thánh Gióng đã dẹp tan quân giặc, mang lại hòa bình cho đất nước nhưng sau chiến thắng, Gióng lại không màng danh lợi mà bỏ áo giáp bay về trời.

– Liệt kê:

+ Chi tiết mở đầu: vợ chồng nông dân nghèo làng Gióng đã già mà chưa có con.

+ Diễn biến: sự ra đời kì lạ của Gióng – Gióng lớn nhanh như thổi – đánh tan giặc Ân – bay về trời.

+ Kết thúc: Sự tích tre đằng ngà, làng Cháy.

– Đặc điểm của phương thức tự sự là trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

Phần II

LUYỆN TẬP

Câu 1 -> 3

Trả lời câu 1 (trang 28, SGK Ngữ văn 6, tập 1): Đọc mẩu chuyện “Ông già và thần chết

– Phương thức tự sự trong truyện: kể theo trình tự thời gian, sự việc nối tiếp nhau, kết thúc bất ngờ. (ngôi kể thứ 3).

– Ý nghĩa câu chuyện: thể hiện lòng ham sống của con người.

Trả lời câu 2 (trang 29, SGK Ngữ văn 6, tập 1):

   Bài thơ “Sa bẫy” là bài thơ tự sự vì đã kể lại một một chuỗi các sự việc, có nhân vật, diễn biến sự việc nhằm chế giễu tính tham ăn của mèo đã khiến mèo tự sa bẫy.

– Kể miệng câu chuyện:

    Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy lũ chuột nhắt bằng cá nướng thơm lừng treo trong cạm sắt. Cả bé và mèo đều nghĩ lũ chuột nhắt tham ăn sẽ bị sa bẫy. Đêm, Mây nằm mơ bắt được cả mớ chuột, chúng đang khóc xin tha. Sáng hôm sau, ai ngờ mèo lại bị sa bẫy.

Trả lời câu 3 (trang 29, SGK Ngữ văn 6, tập 1):

– Cả hai văn bản đều có nội dung tự sự với nghĩa kể chuyện, kể việc.

– Tự sự ở đây có vai trò giới thiệu, tường thuật, kể chuyện thời sự hoặc lịch sử.

Câu 4 -> 5

Trả lời câu 4 (trang 29, SGK Ngữ văn 6, tập 1):

     Kể câu chuyện để giải thích người Việt Nam tự xưng là con Rồng cháu Tiên:

     Truyền thuyết kể lại rằng tổ tiên người Việt xưa là Hùng Vương, lập nên nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu. Hùng Vương là con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Lạc Long Quân vốn thuộc nòi Rồng, thường ở dưới nước, còn Âu Cơ là tiên, thuộc dòng Thần Nông. Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm người con. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương truyền lại nhiều đời. Vì thế, người Việt Nam vẫn tự xưng là con Rồng cháu Tiên để tưởng nhớ tổ tiên của mình.

Trả lời câu 5 (trang 29, SGK Ngữ văn 6, tập 1):

Giang nên kể vắn tắt một số thành tích của Minh (chăm ngoan, học giỏi, hay giúp đỡ bạn bè) để thuyết phục các bạn cùng lớp bầu Minh làm lớp trưởng.

Hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Con Rồng cháu Tiên

Soạn bài Con Rồng cháu Tiên siêu ngắn nhất trang 5 SGK ngữ văn 6…

Bánh chưng, bánh giầy

Soạn bài Thánh Gióng siêu ngắn nhất trang 9 SGK ngữ văn 6 tập 1…

Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt

Soạn bài Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt siêu ngắn nhất trang 13…

Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt

Soạn bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt siêu ngắn nhất trang…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *