CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH
CÂU BỊ ĐỘNG
I. CÂU CHỦ ĐỘNG VÀ CÂU BỊ ĐỘNG
1. Xác định chủ ngữ: (SGK, Tr.57)
a) Mọi người yêu mến em. b) Em được mọi người yêu mến.
c) Chủ ngữ: Mọi người. d) Chủ ngữ: Em.
2. Sự khác nhau về ý nghĩa chủ ngữ (SGK, Tr.55)
a) Chủ ngữ trong câu (a) biểu thị chủ thể của hoạt động.
b) Chủ ngữ trong câu (b) biểu thị đối tượng của hoạt động.
II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
– Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.
Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay…, tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến.
(Theo Khánh Hoài)
Điền vào một trong hai câu:
a) Mọi người yêu mến em.
b) Em được mọi người yêu mến.
(1) Điền câu:
Câu (a) được chọn để điền vào đoạn trích:
– Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.
Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay. Em được mọi người yêu mến, tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến.
(2) Giải thích
Câu (a) được chọn vì nó giúp các câu văn trong đoạn văn liên kết chặt hơn. Câu trước đó đã nói về Em tôi, nên câu điền vào cũng nói về Em cho dễ hiểu. .
III. LUYỆN TẬP
Tìm câu bị động: (SGK, Tr.58)
(1) Câu bị động:
Có khi (các thứ của quý) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
• Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
(2) Lí do:
Tác giả chọn viết loại câu bị động nhằm tránh lặp lại, đồng thời tạo sự liên kết các câu trong đoạn văn thành một mạch văn thông nhất cụ thể là tạo liên kết chặt chẽ với chủ đề.