LIỆT KÊ
I. PHÉP LIỆT KÊ
I. Cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong câu (in đậm): (t.104)
a) Sự giống nhau về cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận in đậm trong câu:
– Về cấu tạo: các bộ phận in đậm đều có kết cấu tương tự.
– Về ý nghĩa, các bộ phận im đậm đều là những đồ vật bày biện chung quanh viên quan phủ.
b) Tác dụng:
Tác giả nêu ra hàng loạt đồ vật lỉnh kỉnh tương tự, bằng những kết cấu tương tự như vậy có tác dụng làm nổi bật sự xa hoa của viên quan, đối với lập với tình cảnh lam lũ của dân phu đang hộ đê ngoài mưa gió.
II. CÁC KIỂU LIỆT KÊ
1. Các kiểu liệt kê (t.105)
(1) Tìm hiểu các kiểu liệt kê:
a) Kiểu liệt kê không theo từng cặp.
b) Kiểu liệt kê theo từng cặp, với quan hệ từ.
Hai kiểu liệt kê trên khác nhau về cấu tạo.
(2) Phân biệt kiểu liệt kê.
a) Có thể thay đổi thứ tự các bộ phận liệt kê (tre, nứa, trúc, mai, vầu).
b) Không thể thay đổi thứ tự các bộ phận liệt kê, vì các sự vật, sự việc liệt kê được sắp xếp theo mức độ tăng tiến, (hình thành – trưởng thành; gia đình – họ hàng – làng xóm).
Hai kiểu liệt kê trên khác nhau về mức độ tăng tiến.
(3) Phân loại phép liệt kê
Hai kiểu liệt kê trên khác nhau về mức độ tăng tiến.
III. LUYỆN TẬP(t.106)
1. Phép liệt kê
Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta có sử dụng phép liệt kê để nêu ra nhiều dẫn chứng sinh động, giàu sức thuyết phục cho luận điểm yêu nước là một truyền thống quý báu của ta. Phép liệt kê đã được dùng ba lần để diễn tả:
• Sức mạnh của tinh thần yêu nước.
• Lòng tự hào về những trang lịch sử vẻ vang qua tấm gương những vị anh hùng dân tộc.
• Sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam, đứng lên đánh Pháp.
(1) Để miêu tả sức mạnh tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả đã liệt kê:
… Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
(2) Để miêu tả niềm tự hào về những trang sử vẻ vang, tác giả đã liệt kê:
… thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…
(3) Để miêu tả sự đồng tâm, nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân…, tác giả đã liệt kê:
… Từ các cụ già… đến các cháu nhi đồng, từ những kiều bào… đến những đồng bào…, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi… Từ những chiến sĩ… đến những công chức… từ những phụ nữ… đến các bà mẹ. Từ những nam nữ công nhân và nông dân… đến những đồng bào điền chủ…
2. Tìm phép liệt kê (SGK, Tr.106)
a) Đoạn văn của Nguyễn Ái Quốc có sử dụng hai phép liệt kê:
– ….dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm.
– Những cu li xe kéo tay phóng cật lực, đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch… hình chữ thập.
b) Đoạn thơ của Tố Hữu có sử dụng một lần phép liệt kê:
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
3. Đặt câu có sử dụng phép liệt kê
a) “Sân trường em trong giờ ra chơi thật là náo nhiệt: chỗ này một nhóm đá cầu, chỗ kia nhảy dây, keo co… Trên những ghế đá, dưới các tàn cây rợp mát, những nhóm bạn lặng lẽ hơn. Họ đang thủ thỉ tâm sự, chia nhau miếng bánh, đọc truyện hoặc cùng ôn bài…”
b) “Những trò lố” hay là Va-ren và Phan Bội Châu đã khắc họa được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta dưới thời Pháp thuộc. Va-ren gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương. Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.”