Soạn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu siêu ngắn nhất trang 89 SGK ngữ văn 7 tập 2 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1
Bố cục: 3 đoạn
– Đoạn 1 (Từ đầu … đến “Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù“): Lời hứa của Va-ren với Phan Bội Châu.
– Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “không hiểu Phan Bội Châu“): Những trò lố của Va-ren với cụ Phan Bội Châu.
– Đoạn 3 (Còn lại): Thái độ của Phan Bội Châu.
Nội dung chính: Tác phẩm khắc họa một cách rất sắc nét hai nhân vật với hai tính cách, đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau trên đất nước ta thời pháp thuộc: Va-ren là kẻ gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương. Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là bậc anh hùng, vị thiên sứ, đáng xả thân vì độc lập, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.
Trả lời câu 1 (trang 94, SGK Ngữ văn 7, tập 2):
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là một truyện ngắn có tính chất kí sự nhưng thực tế là hư cấu, do tác giả tưởng tượng và sáng tạo từ sự việc trước khi sang Đông Dương nhậm chức, Va-ren có tuyên bố sẽ quan tâm tới Phan Bội Châu.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 94, SGK Ngữ văn 7, tập 2):
a) Trước khi sang Đông Dương, Va-ren đã hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu.
b) Thực chất đó là một lời hứa dối trá nhằm trấn an công luận, trấn an nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.
Cụm từ “nửa chính thức hứa” và câu hỏi của tác giả “giả thử cứ cho rằng … sẽ chăm sóc vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao” cho thấy thái độ châm biếm sâu cay để lật tẩy bộ mặt giả dối của Va-ren.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 94, SGK Ngữ văn 7, tập 2):
a) Tác giả sử dụng số lượng lời văn lớn để khắc họa tính cách Va-ren. Còn với Phan Bội Châu sự im lặng là nét điển hình. Đây là một cách viết vừa tả vừa gợi, rất thâm thúy, sinh động và lí thú.
b) Những lời lẽ có tính độc thoại của Va-ren trước Phan Bội Châu thể hiện sự vuốt ve, dụ dỗ, bộc lộ tính cách nham hiểm, thâm độc.
c) Sự im lặng của Phan Bội Châu cùng lời bình của tác giả thể hiện sự phớt lờ, thái độ khinh bỉ và bản lĩnh của Phan Bội Châu trước kẻ thù.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 94, SGK Ngữ văn 7, tập 2):
Ý nghĩa của câu chuyện sẽ giảm đi rất nhiều nếu không có những lời bình vừa hóm hỉnh vừa sắc sảo của tác giả. Lời bình tạo nên sự khách quan (do có thêm lời của nhân chứng), từ đó tính cách và thái độ của Phan Bội Châu cũng được tô đậm, tư thế được nâng cao hơn.
Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 94, SGK Ngữ văn 7, tập 2):
Giá trị của lời tái bút: là hành động nhổ vào mặt Va-ren. Phối hợp lời kết với lời tái bút tỏ rõ thái độ khinh bỉ kẻ thù. Cách dẫn chuyện hóm hỉnh, thú vị, làm tăng ý nghĩa.
Câu 6
Trả lời câu 6 (trang 94, SGK Ngữ văn 7, tập 2):
– Tính cách Va-ren: Gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương.
– Tính cách Phan Bội Châu: kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng xả thân vì nghĩa lớn, tiêu biểu cho khí phách dân tộc.
Hoctotnguvan.vn