Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)

Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) siêu ngắn nhất trang 45 SGK ngữ văn 7 tập 2 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Phần I

CÔNG DỤNG CỦA TRẠNG NGỮ

1. Các trạng ngữ

a)

Vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng => trạng ngữ chỉ thời gian.

Thường thường, vào khoảng đó => trạng ngữ chỉ thời gian.

Sáng dậy => trạng ngữ chỉ thời gian.

Trên giàn hoa lí => trạng ngữ chỉ địa điểm.

Chỉ độ tám chín giờ sáng => trạng ngữ chỉ thời gian.

Trên nền trời trong trong => trạng ngữ chỉ địa điểm.

b) Về mùa đông => trạng ngữ chỉ thời gian.

=> Không nên lược bỏ trạng ngữ, vì: các trạng ngữ giúp cho nội dung miêu tả câu văn chính xác và có tác dụng tạo liên kết câu.

2. Trạng ngữ giúp cho việc sắp xếp các luận cứ trong văn bản nghị luận theo trình tự nhất định về thời gian, không gian, các quan hệ nguyên nhân – kết quả, suy lí, …

Phần II

TÁCH TRẠNG NGỮ THÀNH CÂU RIÊNG

1. Câu in đậm đặc biệt bởi nó vốn dĩ là một trạng ngữ của câu trước nhưng người viết đã tách nó ra thành một câu riêng.

2. Việc tách câu như trên nhằm nhấn mạnh ý, biểu thị cảm xúc tin tưởng, tự hào về tương lai của tiếng Việt.

Phần III

LUYỆN TẬP

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 47, SGK Ngữ văn 7, tập 2):

Công dụng của trạng ngữ:

a)

Câu

Trạng ngữ

Công dụng

a

Kết hợp những bài này lại

Trạng ngữ chỉ cách thức.

Ở loài bài thứ nhất

– Trạng ngữ chỉ không gian, nơi chốn.

– Nối kết các câu, các đoạn với nhau.

Ở loại bài thứ hai

b

Đã bao lần

– Trạng ngữ chỉ hoàn cảnh, điều kiện.

– Nối kết các câu, các đoạn với nhau.

Lần đầu tiên chập chững bước đi

Lần đầu tiên tập bơi

Lần đầu tiên tập chơi bóng bàn

Lúc còn học phổ thông

Về môn hóa

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 47, SGK Ngữ văn 7, tập 2):

Trường hợp tách trạng ngữ:

a) Năm 72 => nhấn mạnh thời điểm hi sinh của nhân vật.

b) Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn => nhấn mạnh thông tin ở nòng cốt câu.

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 48, SGK Ngữ văn 7, tập 2):

     Tiếng Việt của chúng ta rất giàu đẹp. Với một hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú, người Việt có thể sử dụng để tạo từ ngữ, đặt câu, viết đoạn văn và tạo lập văn bản một cách linh hoạt. Tiếng Việt rất giàu thanh điệu, ngữ pháp uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng; tiếng Việt dồi dào về giá trị thơ, nhạc. Những câu thơ đọc lên như có nhạc điệu của một bài hát, những âm thanh trầm bổng, cao thấp như lời ca, như bản nhạc du dương réo rắt. Ngày nay, chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào tương lai vững chắc của tiếng Việt. Do vậy, mọi người phải cùng nhau nỗ lực để giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng nói dân tộc vì đó là nguồn tài sản vô giá của quốc gia”.

Hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *