Chứng minh câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”

Chứng minh câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” – Bài làm 1

Con người ta ai cũng muốn thành đạt .Nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai .Để thúc giục con người vững chí, kiên trì nhẫn nại ,nhân dân ta đã khuyên nhau qua câu tục ngữ :

” Có công mài sắt có ngày nên kim “​

van mau chung minh cau tuc ngu co cong mai sat co ngay nen kim Chứng minh câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”

Ai cũng biết cây kim bé nhỏ tới mức nào nhưng cũng hoàn hảo tới mức nào . Thân kim bằng sắt tròn ,mảnh ,nhỏ xíu .Đầu kim nhọn sắt .Trôn kim cũng có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua .Có thể kim mới trở thành một vật có ích cho cuộc đời .Còn sắt là vật liệu làm nên kim . Chỉ có điều ,làm từ sắt nên kim là cả một quá trình tôi luyện , mài dũa công phu bền bỉ . Nhưng có đi có lại .Ai có công mài sắt bền bỉ ,kiên trì sẽ có ngày nên kim .Đức kiên trì ,chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công .

Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở .Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến ,nhất định thắng lợi .Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đén cuộc kháng chiến chông Pháp ,chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua ,tát cả đều thử thách ý chí kiên trì ,bền gan vững chí của cả dân tộc .Và cuối cùng chúng ta đã giành được thắng lợi ,đã giành được độc lập cho dân tộc ,tự do cho nhân dân .Nhờ kiên trì kháng chiến ,nhân dân ta thành công .

Trong đời sống lao động sản xuất ,nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn dáng khâm phục .Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu , sông Hồng ,sông Đáy ,sông Thương ,chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì ,bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ ,bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ .Chỉ với đôi bàn tay cầm mai , đôi vai vác đất ,hoàn toàn là sức lao động thủ công, không có máy xúc, máy ủi, máy gạt, máy đầm như ngày nay, cha ông ta đã kiên trì, quyết tâm lao động và thành công .

Trong học tập ,đức kiên trì lại càng cần thiết dể có được thành công .Từ một em bé mẫu giáo vào lớp một ,bắt đầu cầm phấn viết chữ O đầu tiên đến khi biết đọc ,biết viết ,biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp ,phải mất 12 năm mới hoàn thành những kiến thức phổ thông .Trong quá trình lâu dài ấy ,nếu không có lòng kiên trì luyện tập ,cố gắng học hành ,làm sao có ngày cầm được bằng tốt nghiệp .Người bình thường đã vậy ,với những người như Nguyẽn Ngọc Kí ,lòng kiên trì bền bỉ lại càng cần thiết để vượt qua khó khăn .Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ ,anh đã kiên trì luyện viết bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè .Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận .anh đã học xong phổ thông ,học xong đại học và trở thành thầy giáo ,một nhà giáo ưu tú .

Thế mới biết ý chí ,nghị lực ,lòng kiên nhẫn ,sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung .Có mục đích ban đầu dung đắn – chưa đủ ; phải có lòng kiên trì ,nhẫn nại cọng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực .

Bàn luận về một vấn đề có tầm cỡ lớn lao là sự nghiệp mà lại lấy hình ảnh của một sự vật thật bé nhỏ là một cây kim để nói ,ông cha ta phải có chủ ý rõ ràng và sâu sắc ,gửi gắm trong lời khuyên giản dị như một triết lí : có công mài sắt có ngày nên kim .caau tục ngữ không chỉ là một bài học về ý chí mà còn là lời động viên chân tình : hãy lạc quan ,tin tưởng .

Kế thừa và phát huy quan niệm của ông cha ,với những kinh nghiện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình ,Bác Hồ đã khuyên thanh niên:

” Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyet chí ắt làm nên”​

Việc tu dưỡng ,rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên ,liên tuc .Kinh nghiện của thế hệ trước là lời khuyên quí báu ,lời cổ vũ thanh thiếu niên trên con đường phấn đấu xây dựng cuộc sống tốt đẹp.

Chứng minh câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” – Bài làm 2

Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ muốn vươn tới. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗ lực. Chính vì vậy ông cha ta đã có câu : “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để động viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống.

Câu tục ngữ được chia làm hai vế, mỗi vế có 4 từ. Hai vế này có hai cặp từ tương ứng với nhau: “Có công – có ngày ; mài sắt – nên kim”. Một vế chỉ sự nỗ lực, một vế chỉ thành quả đạt được.

Cây kim tuy nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa, trơn bóng, sắc nét. Để mài được một cây kim như vậy thì thật là khó.

Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên được phẩm chất cao quý truyền thống của dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Từ những việc nhỏ như quét nhà, nấu cơm đến những việc lớn như xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm. Những thành tựu hiện nay mà ông cha ta đạt được đã minh chứng cho điều đó. Những tháp chùa cổ kính có giá trị, một số công trình nghệ thuật nổi tiếng như tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang… với những đường nét hoa văn thanh thoát, mạnh mẽ, thể hiện tinh thần thượng võ, yêu nước. Và một thành tựu lớn nhất của ông cha ta đó chính là xây dựng nên được một quốc gia văn minh, nhân dân đồng lòng, đất nước yên bình. Công cuộc dựng, giữ , phát huy, đổi mới đất nước đó đã thể hiện được sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, sự sáng tạo, lao động kiên cường của ông cha ta.

Trong lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã có những việc làm và kết quả đạt được để khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng. Từ xưa tới giờ, đất nước ta đã gặp phải những khó khăn rất lớn, từ những thảm hoạ thiên nhiên như lụt lội, bão bùng đến những cuộc chiến tranh do con người tạo ra nhưng nhờ sự cố gắng, chịu đựng, vượt khó mà chúng ta đã khắc phục được những trở ngại đó.

Xem thêm:  Từ bài “Lao xao” hãy tả lại cảnh khu vườn vào buổi sáng

Và trong học tập thì điều đó lại càng được khẳng định rõ nét hơn. Những em bé chập chững bước vào lớp một, tập toẹ đánh vần, viết chữ đến những năm tháng tiếp theo lên lớp, phải kiên trì cần cù mới mong đạt được kết quả tốt trên con đường học tập của mình.

Trong đường đời cũng vậy, những danh nhân, thương gia, thi sĩ, nhà nho, nhà văn nổi tiếng cũng từng phải vất vả, hi sinh, sử dụng những kiến thức mình có nhưng không thể thiếu đi và phải luôn gắn liền với sự kiên trì, chuyên cần, sáng tạo mới có thể thành đạt.

Những tấm gương chăm học, những tấm gương chịu khó như Bác Hồ là một điển hình rõ nét nhất. Bác đã phải vất vả làm việc, chịu khó học tiếng nước ngoài, đi bôn ba khắp nơi để tìm đường cứu nước. Thật hiếm ai như vậy! Và cũng nhờ những sự nỗ lực đó mà đất nước ta mới được tự hào về một danh nhân, một vị lãnh tụ vĩ đại nổi tiếng mà khắp năm, châu bốn bể đều biết tới.

Câu tục ngữ trên với hình thức ngôn từ dân dã nhưng thật ngắn gọn súc tích, bao hàm những ý nghĩa sâu sa. Đó chính là những đúc kết lâu đời trong quá trình lao động, kinh nghiệm chiến đấu, sản xuất và cả trong đời thường cuộc sống của ông cha ta. Nó như một bài học quý báu, một thông điệp hữu dụng, một lời dạy chân tình rằng: “Hãy biết tu dưỡng, rèn luyện những đức tính, phẩm chất kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cần cù, sáng tạo, kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để làm nên một sức mạnh vô địch vượt mọi gian truân, vất vả trong cuộc sống, những trở ngại éo le nhất mà đi tới thành công, thắng lợi”. Nào chúng ta hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ nhất như học tập chăm chỉ, lao động cần cù để trở thành con ngoan trò giỏi, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.

Chứng minh câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” – Bài làm 3

Văn học Việt Nam chứa một kho tàng khổng lồ những câu thành ngữ, tục ngữ. Đó là những bài học lớn đã được cha ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu mai này. “Có công mài sắt có ngày nên kim” cũng là một câu tục ngữ mang ý nghĩa như vậy.

Trước hết, ta cần phải hiểu rõ nghĩa của từng từ trong câu tực ngữ này. Khi xưa, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu để khâu vá, thêu thùa, những người thợ đã phải cẩn thận, tỉ mẩn ngòi mài những cục sắt to. Để làm được điều này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, mà quan trọng chính là sự cố gắng, kiên trì của người thợ mài. Dẫu câu kim bé nhỏ nhưng lại tiêu tốn rất nhiều mồ hôi công sức của người lao động. Bởi vậy, nếu hiểu rộng nghĩa của câu tự ngữ, thì đây chính là lời răn dạy về lòng kiên trì của con người. Người xưa muốn nhắc nhở con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng.

Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực sự trong cuộc sống, để đạt được thành công, con người phải kiên trì nỗ lực học hỏi, giải quyết mọi chông gai. Hẳn nhiều người còn nhớ đến câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Nếu không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì, thì chú Rùa chậm chạp thật khó có thể chạy nhanh hơn Thỏ.

Ngay trong cuộc sống đời thường, có biết bao tấm gương tiêu biểu đã “mài sắt” để có ngày “nên kim”. Một trong những tấm gương tiêu biểu mà ta phải kể đến đó chính là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Từ nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai bàn tay. Nhưng vời lòng kiên trì, nhẫn nại, thầy đã sử dụng đôi bàn chân mình để làm tất cả các công việc đời thường, và giờ đây đã trở thành một người thầy giáo đáng kính. Thầy chính là tấm gương về sự kiên trì mà chúng ta cần noi theo. Henry Ford – người sáng lập ra công ty ô tô Ford danh giá – cũng là mọt tấm gương điển hình cho sự nỗ lực kiên trì bền bỉ. Để có được những thành công và tiếng tăm tới tận ngày nay, ít ai biết được rằng, chính bản thân ông đã phá sản tới ba công ty liên tiếp. J.K. Rowling – tác giả của bộ truyện nổi tiếng Harry Potter cũng đã phải trải qua một thời kì khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến li hôn. Không dừng lại ở đó, mọi chi phí để trnag trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Cuốn Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng, Nhờ vậy, hiện nay bà đã trở thành nữ tỷ phú đầu tiên trên thế giới nhờ viết sách.

Trong trường học cũng vậy , sẽ có rất nhiều bạn học giỏi, đạt kết quả cao trong các kì thi. Bên cạnh sự thông minh, thì các bạn cũng luôn tự giác phấn đấu, kiên trì học tập. Nếu không chăm chỉ học bài thì dù có thông minh đến mấy cũng rất khó để các bạn có thể tiếp thu trọn vẹn những kiến thức các thầy cô truyền đạt trên lớp.

Bác Hồ từng dạy:

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

Lời dạy của Bác càng làm ta hiểu thêm về sức mạnh của đức tính kiên nhẫn. Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đăn, thiết thực, không chị có ý nghĩa cho hôm nay mà còn là bài học cho về sau.

Chứng minh câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” – Bài làm 4

Trong cuộc sống, không có một thành công nào tự nhiên mà có. Tất cả những thành quả tốt đẹp đều được nảy nở từ những tháng ngày cố gắng rèn luyện không ngừng. Sự cố gắng, kiên trì bền bỉ ấy được nhân ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” quả rất đúng đắn.

Câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” tuy thật ngắn gọn nhưng ý nghĩa của nó thật lớn lao. Câu tục ngữ xuất phát chính là từ trong thực tế đời sống. Ngày xưa, khi chưa có máy móc hiện đại như bây giờ, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu dùng trong may vá, thêu thùa thì những người thợ đã phải cần mẫn ngồi mài những cục sắt to từ ngày qua ngày khác. Để làm được những chiếc kim bé nhỏ không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, cẩn trọng mà quan trọng hơn đó là sự kiên trì, cố gắng không ngừng nghỉ của người thợ mài.

Xem thêm:  Vào vai Thánh Gióng, Em hãy kể lại câu chuyện Thánh Gióng

Có thể thấy rằng, một chiếc kim bé nhỏ, nhìn có vẻ tầm thường nhưng lại tiêu tốn rất nhiều công sức của người lao động. Từ đó chúng ta có thể suy rộng ra, nếu muốn thành công thì cần phải biết cố gắng, nỗ lực và kiên trì. Có chịu khó rèn luyện, cố gắng vươn lên thì chúng ta mới vượt qua được gian lao thử thách để hoàn thành công việc được giao, cho dù là những việc nhỏ bé nhất.

Ứng dụng câu tục ngữ trong cuộc sống, chúng ta mới thấm nhuần tính đúng đắn và ý nghĩa lớn lao của nó. Để đạt được thành công, con người cần phải kiên trì, nỗ lực học hỏi, biết giải quyết mọi khó khăn và tiến lên phía trước. Hẳn nhiều người Việt Nam chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Với ý chí và lòng quyết tâm cao độ, chú Rùa chậm chạp đã chiến thắng Thỏ trong cuộc thi chạy. Qua đó ta cũng có thể thấy rằng, những kẻ chủ quan, ỷ nại mình có tài mà không chịu cố gắng, không chịu nỗ lực thì cuối cùng kết quả chỉ là thất bại mà thôi.

Trong suốt những 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) ròng rã, cũng chính nhờ lòng kiên trì nhẫn nại, chịu đựng gian khổ, thiếu thốn mà nhân dân ta đã làm nên một chiến thắng Điện Biên lừng lẫy: “Chín năm làm một Điên Biên/Nên vàng hoa đỏ, nên thiên sử vàng” (Tố Hữu). Cũng không lâu sau đó, nhân dân ta lại phải tiếp tục trường kì kháng chiến chống Mỹ, bền bỉ đấu tranh, cuối cùng cũng đã “đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào” và toàn thắng đã về ta, thống nhất đất nước vào mùa xuân năm 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Cũng như vậy, có rất nhiều công trình khoa học lớn nhỏ ra đời đâu phải chỉ nhờ tài năng mà phần lớn còn phải nhờ lòng nhẫn nại và sự kiên trì của con người. Từ những hạt thóc giống quý báu đem từ Nhật về, Giáo sư Lương Đình Của phải mất hàng chục năm, trải qua hàng ngàn thí nghiệm lai tạo mới cho ra được những giống lúa phù hợp với thổ nhưỡng Việt Nam và cho năng suất cao. Trên thế giới, hai vợ chồng nhà bác học Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri đã miệt mài nghiên cứu, kì công lọc đi lọc lại 8 tấn quặng chỉ để tìm ra 0,1 gam chất phóng xạ ra-đi-um, giúp khai phá một nền khoa học có sức mạnh vô cùng ghê gớm khi đem phục vụ lợi ích hoà bình nhân loại.

Còn rất rất nhiều ví dụ khác nữa mà chúng ta có thể thấy rằng sự kiên trì, nỗ lực vươn lên sẽ giúp chúng ta có được những thành công tốt đẹp. Và câu tục ngữ ” Có công mài sắt có ngày nên kim” cho đến hôm nay vẫn còn là một kinh nghiệm rèn luyện bản thân vô cùng quý giá.

Chứng minh câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” – Bài làm 5

Bằng việc nêu ra sự đối lập ghê gớm giữa thanh sắt to lớn, xù xì và cây kim bé nhỏ mà tinh xảo, tác giả dân gian xưa đã nêu bật tác dụng to lớn của sự kiên trì cố gắng không mệt mỏi của con người để đạt tới thành công. Điều đó đã được chứng minh qua rất nhiều tấm gương trong cuộc sống.

Nước Việt Nam ta là một nước nhỏ bé, những ngày đầu kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ tiềm lực kinh tế, quân sự chưa mạnh, nhưng nhờ tinh thần trường kì kháng chiến, không sợ gian khổ hy sinh, sau ba mươi năm ta đã chiến thắng vẻ vang.

Trong lĩnh vực học tập rèn luyện, cũng có nhiều tấm gương kiên trì phấn đấu. Xưa có bậc danh nho Nguyễn Siêu, văn hay chữ tốt đến mức được người đời tôn làm “Thần Siêu”. Nhưng mấy ai biết rằng thuở đi học, chữ ông viết rất xấu, mấy lần ông đỗ chưa cao chỉ vì chữ xấu, hại đến văn hay. Khi làm qian, điều khiến ông đau đớn nhất là chỉ vì chữ xấu mà khi ông phê án khiến kẻ dưới luận sai, làm một người đàn bà vô tội thua kiện. Từ đó, ông quyết chí rèn chữ. Viết chữ nho phải viết bằng bút lông, tay phải vừa khéo vừa vững gân tay. Ông kiên trì tập vạch từng nét sổ, nét ngang, nét mác, nét uốn câu,… Nét nào ông cũng phải tập viết hàng ngàn lần, kì cho sắc nét mới tập vào chữ, từ những chữ đơn giản đến những chữ phức tạp. Tập không kể ngày đêm, tay có lúc cứng đờ, tê buốt. Sau nhiêu tháng năm, chữ ông viết tuyệt đẹp, còn được giữ lại không ít lưu bút ở đền Ngọc Sơn. Ngày nay, học sinh lớp hai nào mà không biết tấm gương của thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí qua bài Tập đọc. Ngay từ khi còn nhỏ, căn bệnh bại liệt đã cướp đi đôi tay của thầy. Nguyễn Ngọc Kí vẫn đến lớp, lặng lẽ ngồi trên chiếc chiếu ở góc lớp, dùng chân kẹp cây bút, tập đưa những nét chữ nguệch ngoạc trên giấy trắng. Nhưng anh không nản chí, cứ tập mãi, tập mãi, gò lưng mà tập, chân đau nhớc, anh vẫn không thôi. Cuối cùng anh không chỉ viết chữ đẹp mà vẽ được rất chính xác các bài toán Hình học phức tạp, các hình vẽ các cơ quan trong cơ thể người của môn Sinh học. Học xong phổ thông, Anh học Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội. Giờ đây anh đã trở thành thầy giáo. Thầy không chỉ truyền cho học trò tri thức mà cả tinh thần cần cù, nhẫn lại tuyệt vời.

Những công trình khoa học ra đời đâu phải chỉ nhờ tài năng, phần lớn còn phải nhờ lòng nhẫn nại. Giáo sư Tiến sĩ Lương Đình Của từ những hạt thóc giống quý báu đem từ Nhật về, mất hàng chục năm, trải qua hàng ngàn thí nghiệm lai tạo, ông đã đem lại những giống lúa phù hợp với thổ nhưỡng Việt Nam và cho năng xuất cao. Hai vợ chồng nhà bác học Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri đã miệt mài nghiên cứu, kì công lọc đi lọc lại tám tấn quặng để tìm ra một phần mười gam chất phóng xạ ra-đi-um, khai phá một nền khoa học có sức mạnh ghê gớm khi đem phục vụ lợi ích hoà bình nhân loại.

Nhận thức sâu sắc giá trị mạnh mẽ của lòng kiên nhẫn, thơ văn của chúng ta cũng đã viết nên những câu chuyện đầy ý nghĩa. Truyện ngụ ngôn Mài sắt nên kim là một trong số đó. Một cậu bé cứ sờ đến sách là ngại vì chữ viết thì khó mà bài thì dài. Cậu đâm lười học, ham chơi. Ngày ngày lang thang ngoài đường, lúc nào cậu cũng gặp bà lão ngồi bên vệ đường kiên trì mài thanh sắt cứng. Cậu bé rất ngạc nhiên khi bà lão nói một câu đầy tự tin: “Ta mài thanh sắt này để có chiếc kim nhỏ bé”. Cậu hiểu ra rằng chỉ có lòng nhẫn nại mới giúp người ta thành công trong cuộc sống, từ đó cậu chăm chỉ học hành. Ngụ ngôn của nhà thơ nổi tiếng la-phông- ten cũng cho chúng ta một bài học thú vị khi chú rùa chậm chạp, nhưng cực kì chăm chỉ, miệt mài tha cái mai nặng trên lưng đi liên tục không nghỉ, cuối cùng đã thắng chú thỏ lười biếng.

Xem thêm:  Hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vàng trong dịp tết đến xuân về

Việc bình thường đã vậy, việc lớn lao như sự nghiệp cách mạng gian nan, cuộc đời buôn ba bốn biển năm châu hoạt động cứu nước của Bác Hồ cũng được Bác viết lên trong bài thơ Đi đường:

Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng.

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

Đó quả là bài học thấm thía về lòng kiên trì sắt đá của người chiến sĩ cách mạng.

Thế mới biết ở trên đời phàm việc lớn, việc nhỏ, muốn thành công không thể thiếu tinh thần cần cù, chịu khó, kiên trì, nhẫn nại. Một nhà bác học cũng đã từng nói: “Thiên tài chỉ do một phần trăm là bẩm sinh còn chín mươi chín phần trăm là sự cần cù”. Càng ngẫm về câu tục ngữ, nhớ lại những tấm gương trên, em càng thấy lòng kiên trì, nhẫn nại của mình thật còn quá mỏng, làm sao mà em có thể học tốt được. Các nhà bác học, các vị lãnh tụ, sự nghiệp của họ cao như quả núi ngất trời nhưng họ vẫn không bao giờ buông lơi sự nỗ lực, miệt mài trong cả cuộc đời đất thôi. Em không thể buông xuôi được.

Chứng minh câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” – Bài làm 6

Tục ngữ là trí khôn muôn đời của nhân dân. Mỗi câu tục ngữ là một bài học lớn. Một trong những bài học ấy được đúc kết trong câu tục ngữ hàm súc:

“Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Câu tục ngữ đã nêu lên một chân lí lớn bằng những hình ảnh tượng trưng đầy sức thuyết phục, sắt là một thứ kim loại cứng thế nhưng mài mãi cũng sẽ thành cây kim nhỏ. Đó là một sự kiên trì, cố gắng phi thường. Từ một thỏi sắt to trở thành cái kim nhỏ phải tốn bao công sức, mồ hôi mới có được. Mới nghĩ đến, ta đã thấy ngại ngùng. Chẳng ai hơi đâu ngồi kì công mài sắt thành kim như thế. Công việc này tưởng như khó khăn không thể làm nổi. Thế mà vẫn cổ người không quản gian lao, không sá công phu, vẫn gắng sức làm cho kì được. Cho nên cây kim dù rất nhỏ bé, không đáng gì nhưng nó là thành quả của biết bao sự cố gắng, kiên trì nhẫn nại. Nghĩa đen của câu tục ngữ chỉ là việc mài sắt thành kim, nhưng nếu suy ra nghĩa bóng thì thật là rộng. Đó là một lời khuyên, một bài học mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời truyền lại cho con cháu hôm nay và mai sau. Đó là lời răn dạy: Có sự kiên trì nhẫn nại và quyết tâm lớn thì việc gì cũng làm xong cho dù việc đó rất khó khăn, tưởng như không thể hoàn thành được.

Bác Hồ từng dạy:

“Không có việc gì khó 

Chỉ sợ lòng không bền 

Đào núi và lấp biển 

Quyết chí ắt làm nên”

cũng là nói về tinh thần không ngại khó.

Qua lời Bác dạy ta càng hiểu thêm về sức mạnh của lòng kiên trì, bền bỉ. Có quyết tâm lớn thì việc gì cũng làm được, cho dù đó là việc “dào núi và lấp biển .

Trong cuộc sống của chúng ta có biết bao tấm gương tiêu biểu đã “mài sắt” để có ngày “nên kim”. Tấm gương ấy không đâu xa lạ, đó chính là Bác Hồ – Người Cha của dân tộc. Đất nước ta được hòa bình tự do như ngày hôm nay chính là một phần nhờ vào lòng kiên trì “bền vững chí” của Bác. Khi còn là chàng thanh niên trẻ tuổi, Bác đã từ biệt mọi người và đi tìm đường cứu nước. Ở nơi đất khách quê người Bác đã làm mọi việc để kiếm sống: làm phụ bếp trên tàu, làm người cào tuyết giữa mùa đông giá lạnh ở châu Âu…

Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê 

Một viên gạch hồng Bác chống lại cả một mùa băng giá 

Và sương mù thành Luân Đôn, người có nhớ

Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya

(Chế Lan Viên – Người đi tìm hình của nước)

Biết bao nhiêu vất vả cực nhọc, Bác chẳng sờn lòng, Bác kiên trì đi đến tất cả các nước, các dân tộc trên thế giới để tìm hiểu con đường giải phóng dân tộc của họ. Cuối cùng sự kiên nhẫn của Bác đã được đền đáp xứng đáng. Người đã tìm thấy con đường đi cho dân tộc thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than.

Tấm gương Bác Hồ chói sáng và rực rỡ, trước hết là ở chỗ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Không chỉ học tập những con người nổi tiếng, mà tấm gương của những người lao. động xung quanh mình cũng rất đáng tuyên dương, ở huyện em, mọi người đều yêu quý chị Lan. Chị bị liệt tay phải và một chân. Tuy phải viết bằng tay trái và đi lại khó khăn song chị là học sinh giỏi toàn diện, vừa rồi hai tác phẩm chị đã viết được xuất bản gây tiếng vang lớn. Em nghĩ chị cũng là tấm gương của lòng kiên trì đáng cho chúng ta học tập.

Qua các tấm gương trên, em thấy mình còn phải cố gắng nhiều, trước hết là lòng kiên trì nhẫn nại, không quản khó khăn vất vả để trở thành người công dân tốt. Đó là bước mở đầu của quá trình hình thành nhân cách con người. Là một đứa con trong gia đình, em phải học tập tốt để xứng đáng với lòng tin yêu của cha mẹ. Là một công dân của đất nước, em phải cố gắng tu dưỡng nhiều để trở thành chủ nhân của tương lai.

Lời khuyên răn của ông cha luôn đúng đắn, thiết thực. Nó sẽ có ý nghĩa lớn hơn khi ta thực hiện tốt lời dạy đó.  

Từ khóa tìm kiếm nhiều:

  • chứng minh câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim
  • chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim

Bài liên quan

Kể lại nỗi buồn hay niềm vui tuổi thơ hay nhất – Văn mẫu lớp 7

Đề bài: Buồn vui tuổi thơ ai cũng có. Em hãy kể lại nỗi buồn…

Ngày khai trường vào lớp 1 để lại dấu ấn sâu đậm nhất hay nhất – Văn mẫu lớp 7

Ngày khai trường vào lớp 1 để lại dấu ấn sâu đậm nhất hay nhất…
Viết thư cho một người bạn để tìm hiểu đất nước mình

Viết thư cho một người bạn để tìm hiểu đất nước mình

Viết thư cho một người bạn để tìm hiểu đất nước mình – Bài làm…
Suy nghĩ về lời dạy: “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”

Suy nghĩ về lời dạy: “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”

Suy nghĩ về lời dạy: “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *