Mỗi ai nghiên cứu chủ nghĩa anh hùng Việt Nam đều tỏ lòng khâm phục đặc biệt với thái độ của người Việt Nam yêu nước trước cái chết vì nước; Hai Bà Trưng nhờ dòng sông Hát mà về với Lạc Long Quân, không chịu đổ Mã Viện bắt.
Mỗi ai nghiên cứu chủ nghĩa anh hùng Việt Nam đều tỏ lòng khâm phục đặc biệt với thái độ của người Việt Nam yêu nước trước cái chết vì nước; Hai Bà Trưng nhờ dòng sông Hát mà về với Lạc Long Quân, không chịu đổ Mã Viện bắt.
Trần Bình Trọng “thà làm quỷ nước Nam, không làm vương đất Bắc”
Sa cơ, vua tôi nhà Hậu Trần (Quý Khoáng, Đặng Dung, Nguyễn Súy) đều tự tìm cái chết ở dọc đường, không chịu làm hàng thần lơ láo ở kinh đô nhà Minh. Trong lịch sử Việt Nam, loại gương ấy đã nhiều lại rất sáng. Thời chiến, vấn đề sống chết được tiếp tục bàn như một nguồn cảm hứng của thi văn. Biết bao thế hộ Việt Nam đà bước qua cái chết để tìm đường sống? Lời nói: “Thà chết trong miệng sài lang còn hơn sống trong tay quân xâm lược”, “Chết vinh còn hơn sống nhục”, những châm ngôn đó là cho tất cả những chân thành yêu nước bâì kì xứ nào, nhưng ở Việt Nam, người yêu nước thâm nhuần cả một triết lí đặc sắc vé sống chết và đã biểu hiện ra bằng những áng văn bất hủ, những cử chì đầy khí phách bi hùng, có tác dụng giáo dục tư tưởng cho người đương thời và cho các thế hệ sau.
Sắp bị đem ra chém mà Hồ Huấn Nghiệp, người Gia Định thừa hình tĩnh, rửa mặt, sửa áo, khăn, ung dung ngâm bốn câu thơ, mới nghe thì tưởng như Nghiệp sắp đi vào vấn an mẹ già buổi sáng hay vào lớp giảng bài cho học trò:
Thấy nghĩa lòng đâu dám hững hờ
Làm trai ngay thảo quyết tôn thờ
Hận này sống chết không màng nhắc
Thương bấy mẹ già tóc bạc phơ.
Trước khi bị hành hình, Nguyễn Duy Cung, người Quảng Ngãi, cắn ngón tay lấy máu viết cả một bài hịch dài, tự xác định:
… Thà làm ma có hồn trung vía nghĩa
Không làm người đeo mặt ngựa đầu trâu
Chín phần chết thà quyết chẳng từ
Sống dẫu nấu vạc xanh không nản chí.
Và kêu gọi đồng bào: “Xin trong tay sắp sẵn qua máu, lòng địch khái hãy còn chưa mất. Hãy cùng nhau gọn gàng giáp trụ, chí cần vương còn mạnh chưa quên” Khí phách y như người chuẩn bị một trận đánh. Bài hịch của Nguyễn Duy Cung quả là một trận đánh, trận cuối cùng, trong đó người viết hịch chỉ có thể thắng. Biết bao nhiêu người khác cũng vậy: bình tĩnh trước cái chết. Chết mà còn nghĩ đến chiến đấu và chiến thắng sau này. Nguyễn Cao, người Bắc Ninh:
Nào gươm sóc, nào thơ trên trời, nào cọc Bạch Đằng
Khí thiêng lên xuống chín tầng mây
Hãy hóa thành mưu, sấm, sét
Rửa tanh hôi cho dòng nước trôi đi.
Hoàng Trọng Mậu, người Nghệ An, làm câu đối tuyệt mệnh, đặt hi vọng vào đàn em:
Yêu nước tội gì, chí có tinh thần lù không chết
Ra quân chưa được, nguyyện đem tâm sự gởi về sau.
Bị giam ở nhà lao Thừa Thiên, bà Âu Triệu cắn tay lây máu làm thơ trước khi tự vẫn:
Suối vàng gạt lệ xụp Bà Trưng
Máu thắm hồn quyên khóc thảm thương
Lạy Phật, thân này còn hóa kiếp,
Tay xin nghìn cánh, cánh nghìn thương
Bình luận sê làm giảm tứ thơ.
Chủ nghĩa anh hùng Việt Nam thật là tuyệt diệu ngay cả ở lúc anh hùng sắp bị hành hình. Tinh thần người chết tiếp sức cho người sống nốì chí mình ý nghĩa đó, cái chết anh hùng là bất tử.
(Theo Trần Văn Giàu, Triết học và tư tường, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 1985)
Hoctotnguvan.vn