Trong số hàng ngàn hàng vạn loài cây, các danh sĩ và thi nhân Trung Hoa cảm thấy rằng vài loại có vẻ đẹp đặc biệt vì cái thế và đường nét của nó hợp với phép viết (thư pháp) và gây cho ta cái thú thưởng ngoạn.
Trong số hàng ngàn hàng vạn loài cây, các danh sĩ và thi nhân Trung Hoa cảm thấy rằng vài loại có vẻ đẹp đặc biệt vì cái thế và đường nét của nó hợp với phép viết (thư pháp) và gây cho ta cái thú thưởng ngoạn. Cây nào cũng có vẻ dễ coi cả, nhưng chỉ một số có tư thế, phong vận đặc biệt, nên đứng riêng ra và gợi cho ta những tình cảm đặc biệt; cây cảm lãm (olivier) chẳng hạn không có thế chênh vênh như cây tùng, mà cây liễu thì mềm mại chứ không hùng vĩ. Vì vậy, một số cây thường được họa hoặc vịnh trong thi ca; nhất là loại tùng hùng vĩ, loại mai thanh kì, loại trúc thanh nhà, thân mật và loại liễu yểu điệu như thiếu nữ.
Đẹp cũng có nhiều vẻ: có cái đẹp nhu hòa, có cái đẹp thanh nhã, có cái đẹp hùng vĩ, có cái đẹp trang nghiêm, có cái đẹp thô bạo, có cái đẹp mạnh mẽ, có cái đẹp cổ kính. Chính vì có vẻ đẹp cổ kính mà cây tùng cổ một địa vị đặc biệt; nó như một cao sĩ ở ẩn, bận chiếc áo trắng, chống cây gậy trúc, đi trong núi. Lí Lạp Ông bảo rằng – “ngồi trong một vườn trồng đầy liễu và đào, mà bên cạnh không có cây tùng thì không khác nào ngồi chung với bọn trai thanh gái lịch mà bên cạnh không có ông già để chỉ giáo mình”. Người Trung Hoa chơi tùng, lựa những cây già; càng già càng đẹp vì càng hùng vĩ. Cây bách cũng hùng vĩ, được quý gần như cây tùng, cành nó cong queo mà lại rũ xuống. Những cây mà cành lá đưa lên tượng trưng cho thiếu niên, còn những cây rũ xuống tượng trưng cho ông già ngó xuống đàn trẻ.
Tôi đã nói rằng: “Tùng khả ái ở chỗ nó có ý nghĩa về nghệ thuật, nó tiêu hiểu cho thái độ ẩn cư, u tĩnh, hùng vĩ”.
Theo Lâm ngữ đường, (Sđd)
Hoctotnguvan.vn