Soạn bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận siêu ngắn

Soạn bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận siêu ngắn nhất trang 108 SGK ngữ văn 8 tập 2 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Phần II

LUYỆN TẬP TRÊN LỚP

Câu 1

Trả lời câu 1 (SGK trang 108, Ngữ Văn 8, tập hai)

* Chưa hợp lí vì các luận điểm còn sắp xếp lộn xộn chưa theo một trật tự nhất định.

* Cách sửa:

A. Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn bạc “Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh”.

B. Thân bài: Nêu những luận điểm và lập luận để khẳng định vấn đề ở mở bài:

– Mở rộng tầm hiểu biết:

+ Hiểu sâu hơn những điều được học trong nhà trường.

+ Khám phá nhiều hơn những điều chưa được học, được biết đến

– Bồi dưỡng tình cảm

+ Yêu thiên nhiên, đất nước, con người

+ Yêu vẻ đẹp của lao động sáng tạo

+ Nhận thức được trách nhiệm của bản thân mình (bảo vệ, gìn giữ những điều tốt đẹp đó)

– Hình thức vui chơi giải trí bổ ích:

+ Đem lại niềm vui

+ Giảm bớt căng thẳng

+ Gắn kết bạn bè

– Tăng cường sức khỏe

C. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề “Tham quan, du lịch có lợi ích vô cùng to lớn với học sinh”

Câu 2

Trả lời câu 2 (SGK, trang 108, Ngữ văn 8, tập hai)

a) Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận theo hai cách:

– Gián tiếp: Nêu các yếu tố đối lập (Ngồi xe ngựa – Đi bộ)

– Trực tiếp: Qua các từ và cụm từ: Ta hân hoan biết bao, Ta sung sướng biết bao,….

b) – Luận điểm “Những chuyến tham quan, du lịch đem tớ cho ta nhiều niềm vui” có thể gợi cho chúng ta cảm xúc: muốn tận hưởng không khí trong lành, giao hòa với thiên nhiên, khám phá thế giới, khát khao dâng hiến cho đất nước,

– Đoạn văn nghị luận dưới đây chưa thể hiện hết được cảm xúc ấy.

– Cần thêm vào đoạn văn các từ ngữ biểu cảm trực tiếp để đoạn văn diễn đạt được chân thực nhất những điều mà người viết muốn thể hiện.

Câu 3

Trả lời câu 3 (SGK, trang 109, Ngữ Văn 8, tập 2)

Gợi ý:

A. Mở bài: Khẳng định vấn đề

B. Thân bài: Dùng các tác phẩm văn học để chứng minh những luận điểm sau:

– Cảnh thiên nhiên đẹp bình dị, thấm đẫm tình người (Cảnh khuya)

– Cảnh thiên nhiên gắn liền với sinh hoạt, nỗi nhớ làng biển quê hương (Quê hương)

– Cảnh thiên nhiên gắn liền với khát khao tự do, yêu cuộc sống, yêu đời (Khi con tu hú)

C. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề

Chú ý: Lồng ghép các yếu tố biểu cảm bằng hai cách sau:

– Trực tiếp: Qua các từ ngữ bày tỏ tình cảm, cảm xúc

– Gián tiếp: Qua việc lấy các hình ảnh dẫn chứng, câu thơ trong các bài thơ

Hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Soạn bài Tôi đi học siêu ngắn

Soạn bài Tôi đi học siêu ngắn nhất trang 5 SGK ngữ văn 8 tập…

Soạn bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ siêu ngắn

Soạn bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ siêu ngắn nhất trang 10…

Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản siêu ngắn

Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản siêu ngắn nhất trang…

Soạn bài Trong lòng mẹ (Trích những ngày thơ ấu) siêu ngắn

Soạn bài Trong lòng mẹ (Trích những ngày thơ ấu) siêu ngắn nhất trang 15…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *