Soạn bài Nước Đại Việt ta siêu ngắn nhất trang 66 SGK ngữ văn 8 tập 2 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1
Bố cục: 3 phần
– Phần 1 (2 câu đầu): Tư tưởng nhân nghĩa.
– Phần 2 (8 câu tiếp): Nêu chân lí độc lập dân tộc.
– Phần 3 (còn lại): Trình bày kết quả.
Nội dung chính: Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm phạm là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.
Trả lời câu 1 (trang 69, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Nguyễn Trãi đã khẳng định những chân lý :
– Nước ta có nền văn hiến lâu đời.
– Nước ta có cương vực lãnh thổ riêng.
– Nước ta có phong tục tập quán.
– Nước ta có lịch sử riêng, chế độ riêng.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 69, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
– Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi: “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là là cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc. Muốn yên dân thì phải trừ diệt mọi thế lực bạo tàn.
– Người dân: nhân dân
– Kẻ bạo ngược: kẻ xâm lược (giặc Minh)
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 69, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
– Tác giả dựa vào những yếu tố:
+ Nền văn hiến từ lâu đời: nền văn hiến đã lâu
+ Phong tục tập quán
+ Lịch sử hình thành và phát triển riêng
+ Chế độ nhà nước riêng, bình đẳng, ngang tầm với các triều đại Trung Quốc
– Bài thơ Sông núi nước Nam của tác giả Lý Thường Kiệt đề cập tới sự độc lập lãnh thổ và chủ quyền nước Nam- vua Nam ở.
– Tới Bình Ngô Đại cáo Nguyễn Trãi vẫn khẳng định về lãnh thổ, chủ quyền. Có mở rộng, khẳng định nền văn hiến lâu đời, phong tục, lịch sử triều đại.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 69, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
– Tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,
– Thể cáo được viết bằng lối văn biền ngẫu, có đối, các câu dài ngắn không bị gò bó, các cặp có ai vế đối nhau.
– Lời lẽ có tính hùng biện, lập luận đanh thép, lí luận sắc bén.
– Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.
Câu 5 => 6
Trả lời câu 5 (trang 69, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
* Lí lẽ:
– Quan điểm, tư tưởng “nhân nghĩa” xuyên suốt các tác phẩm.
– Khẳng định lẽ phải thuộc về ta, địch là kẻ bạo ngược, ắt sẽ bị tiêu diệt.
– Việc tiêu diệt kẻ thù là việc tất yếu bởi đất nước ta độc lập.
– Minh chứng cho sự độc lập: lãnh thổ, văn hiến, phong tục, triều đại.
* Thực tiễn:
– Dẫn ra sự thất bại thảm hại của những kẻ bạo ngược, làm điều trái nhân nghĩa: Lưu Cung, Triệu Tiết, Ô Mã, Toa Đô.
– Lấy chứng cớ từ sử sách – điều không thể chối cãi.
– Lời lẽ đanh thép, hùng hồn, minh chứng cho sức mạnh chính nghĩa.
– Thể hiện niềm tự hào dân tộc
Trả lời câu 6 ( trang 69, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Có thể khái quát trình tự lập luận trong đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng sơ đồ sau:
Luyện tập
Trả lời:
Mở bài:
Dẫn dắt, vấn đề cần nghị luận.
Thân bài:
– 2 văn bản đều thể hiện chung khát vọng tự do, độc lập. Những lời khẳng định chắc chắn, dõng dạc về chủ quyền của dân tộc, vì thế mà hai văn bản được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc.
– Văn bản Nam Quốc sơn hà ra đời trong thế kỷ XI trong cuộc kháng chiến chống Tống. Bài thơ khẳng định chủ quyền thông qua hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền.
Nước Đại Việt ta ngoài hai yếu tố trên còn bổ sung thêm các yếu tố về văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử, anh hùng hào kiệt.
⟶ Thể hiện sự kế thừa và phát triển về ý thức dân tộc Đại Việt từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV.
Kết bài: Khẳng định tư tưởng về dân tộc đã có sự tiếp nối, phát triển.
– Liên hệ với sự tiếp nối ý thức dân tộc thời hiện nay.
Hoctotnguvan.vn