Soạn bài Các thành phần biệt lập – Ngắn gọn nhất

Soạn văn lớp 9 tập 2 ngắn gọn bài Các thành phần biệt lập. Câu 1: Từ “chắc” (câu a), “có lẽ” (câu b) thể hiện mức độ tin cậy của người nói đối với nội dung nói.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

THÀNH PHẦN TÌNH THÁI

Trả lời câu 1 (trang 18 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Từ “chắc” (câu a), “có lẽ” (câu b) thể hiện mức độ tin cậy của người nói đối với nội dung nói.

Trả lời câu 2 (trang 18 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Nếu bỏ các từ này thì nội dung sự việc trong các câu vẫn không thay đổi. Các từ ngữ này dùng để thể hiện thái độ của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.

Phần II

THÀNH PHẦN CẢM THÁN

Trả lời câu 1 (trang 18 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Các từ ngữ: “ồ”, “trời ơi” không chỉ sự vật, sự việc gì.

Trả lời câu 2 (trang 18 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Nhờ các từ ngữ: “sao mà độ ấy vui thế”, “chỉ còn có năm phút” , mà ta biết lí do của lời cảm thán trên.

Trả lời câu 3 (trang 18 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Các từ “ồ”, “trời ơi” trong các câu này dùng để bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người nói đối với sự vật, hiện tượng được nói đến (“ồ”: vui; “trời ơi”: lo lắng, luyến tiếc).

Phần III

LUYỆN TẬP

Trả lời câu 1 (trang 19 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

a. “có lẽ” (Thành phần tình thái, thể hiện mức độ tin cậy).

b. “chao ôi” (Thành phần cảm thán, thể hiện sự mừng vui bất ngờ).

c. “hình như” (Thành phần tình thái, thể hiện mức độ tin cậy).

d. “chả nhẽ” (Thành phần tình thái, , thể hiện mức độ tin cậy.

Trả lời câu 2 (trang 19 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Theo thứ tự tăng dần độ tin cậy: dường như – hình như – có vẻ như – có lẽ – chắc là – chắc hẳn – chắc chắn.

Trả lời câu 3 (trang 19 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Trong ba từ: chắc/ hình như/ chắc chắn, thì chắc chắn có độ tin cậy cao nhất, hình như có độ tin cậy thấp nhất.

Trả lời câu 4 (trang 19 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Mỗi lần đọc lại Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, trong trái tim tôi dường như đang bị thứ gì đó bóp nghẹn lại. Tình cảm gia đình vốn là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trên đời thế nhưng những trang truyện viết về tình cảm cha con thời chiến ấy lại quá nhiều mất mát, đau thương. Tiếng kêu “Baaaaaa” xé lòng của bé Thu cuối trang truyện cứ vẩn vơ mãi trong tâm trí của tôi – tiếng kêu đầu tiên phát ra từ đứa trẻ thiếu thốn tình cha và cũng là tiếng gọi cuối cùng của cuộc đời cô bé. Xót xa biết nhường nào! Ôi, đất nước tôi! Một đất nước bé nhỏ nhưng cứ mãi oằn mình dưới gót giày ngoại xâm. Kết thúc trang truyện tôi chỉ mong sao đất nước nhỏ bé của chúng tôi mãi được hòa bình, để chúng tôi có thể sống mãi trong nụ cười hiền của cha và cái ôm ấm áp của mẹ.

Hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Những Bài Văn Mẫu Hay Lớp 9

Những Bài Văn Mẫu Hay Lớp 9

HỌC TỐT NGỮ VĂN LỚP 9 NHỮNG BÀI VĂN MẪU HAY LỚP 9   Phân…
Thuyết minh về vai trò của rừng đối với sự sống con người

Thuyết minh về vai trò của rừng đối với sự sống con người

Đề bài: Thuyết minh về vai trò của rừng đối với sự sống con người…

Phân tích đoạn trích cảnh 3 vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ

Đề bài: Phân tích đoạn trích cảnh 3 vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu…
Phân tích đoạn trích hồi 4 kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng

Phân tích đoạn trích hồi 4 kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng

Đề bài: Phân tích đoạn trích hồi bốn kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng.…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *