Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Hướng dẫn
Bài tập làm văn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình này các em cần nắm được nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất, nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó là đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình – bài 1
Đề: Chứng minh Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình của G.Mác-két là một bài văn nghị luận sinh động.
Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
Giới thiệu về nhà văn G.Mác-két và nghệ thuật nghị luận của văn bản
Tham khảo: G. Mác-két nổi tiếng là tác giả của nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn được viết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo. Ông là nhà văn châu Mĩ La-tinh đã đoạt giải Nô-ben văn học năm 1982. Qua tác phẩm của mình, Mác-két đã từng đấu tranh không mệt mỏi vì hoà bình và hạnh phúc của con người và sự sống trên Trái Đất. “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” là một bài văn nghị luận sinh động. Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực; bằng trái tim nhiệt huyết của một nhà văn vì hoà bình, hạnh phúc của con người, Mác-két đã phân tích làm rõ nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ sự sống con người, kêu gọi mọi người hãy đoàn kết, đấu tranh ngăn chặn, xoá bỏ nguy cơ đó.
b. Thân bài
Cách lập luận của nhà văn hợp lí
Tác giả nêu nguy cơ, sức hủy diệt của chiến tranh hạt nhân trên nhiều phương diện khác nhau (hủy diệt tính mạng con người, hủy diệt toàn bộ sự sống).
Cuộc chạy đua vũ trang không những khiến loài người lâm vào tình trạng nghèo đói, khổ cực mà còn đi ngược lí trí con người, phản lại sự tiến hóa của tự nhiên.
Luận điểm chính mà tác giả nêu ra trong bài viết này là: “Chiến tranh hạt nhân là một hiểm hoạ khủng khiếp đang đe doạ loài người và sự sông trên Trái Đất, vì vậy nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là đoàn kết đấu tranh đểloại bỏ nguy cơ ấy”.
Hệ thống lý lẽ gắn liền với hệ thống dẫn chứng phong phú, chính xác cụ thể đảm bảo tính thuyết phục cao
Dẫn chứng về thời gian, địa điểm, con số.
Dẫn chứng so sánh trên các lĩnh vực xã hội, y tế, giáo dục, tiếp tế thực phẩm
Dẫn chứng khoa học về nguồn gốc và sự tiến hóa của sự sống trên trái đất.
Lí lẽ sắc bén, tri thức phong phú, lòng nhiệt tình mạnh mẽ tác giả cảnh báo hiểm họa của chiến tranh hạt nhân.
Văn bản kết hợp nghị luận, yếu tố biểu cảm
Lời kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết chống chiến tranh hạt nhân. Hội nghị quốc tế là nơi các đại biểu cất cao tiếng nói chống chiến tranh, đòi quyền được sống trong một thế giới hòa bình.
c. Kết bài
Bài viết giàu sức thuyết phục bởi cách lập luận chặt chẽ khoa học, hệ thống dẫn chứng chính xác, chọn lọc.
Nhiệt huyết và cảm xúc chân thành của tác giả đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm của người đọc khiến mọi người nhận ra hiểm họa chiến tranh hạt nhân là có thật, cần phải loại trừ nó ra khỏi đời sống của nhân loại.
Bài văn mẫu
G. Mác-két nổi tiếng là tác giả của nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn được viết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo. Ông là nhà văn châu Mĩ La-tinh đã đoạt giải Nô-ben văn học năm 1982. Qua tác phẩm của mình, Mác-két đã từng đấu tranh không mệt mỏi vì hoà bình và hạnh phúc của con người và sự sống trên Trái Đất.
“Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” là một bài văn nghị luận sinh động. Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực; bằng trái tim nhiệt huyêt của một nhà văn vì hoà bình, hạnh phúc của con người, Mác-két đã phân tích làm rõ nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ sự sống con người, kêu gọi mọi người hãy đoàn kết, đấu tranh ngăn chặn, xoá bỏ nguy cơ đó.
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình giàu sức thuyết phục còn bởi cảm xúc mãnh liệt và nhiệt huyết chứa chan của tác giả. Một nhà văn thế kỉ XVIII đã từng nguyền rủa thuốc súng như một sự sáng tạo của quỷ sứ. Đến lượt Mác-két, ông cũng nguyền rủa “những phát minh dã man nào, nhân danh những lợi ích ti tiện nào” làm cho cuộc sống bị xoá bỏ khỏi vũ trụ này. ông khẳng định: “Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ của con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đã đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó”…
Như vậy, bằng lập luận sắc bén, chứng cứ phong phú, xác thực và nhiệt huyết của một nhà văn vì hoà bình, hạnh phúc của con người, Mác-két đã nêu ra một cách rõ ràng, đầy sức thuyết phục về mối hiểm hoạ hạt nhân đối với nhân loại; chỉ rõ sự tốn kém vô cùng phi lí của cuộc chạy đua vũ trang; từ đỏ thức tỉnh và kêu gọi mọi người phải hành động để ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đấu tranh vì một thế giới hoà bình. “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” là một bài văn nghị luận xuất sắc của G. Mác-két.
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình – bài 2
Đề: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của nhà văn G.Mác-két.
Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
Trong thời đại ngày nay, điều đáng lo ngại nhất của thế giới chính là cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân giữa các cường quốc.
G. Mác-két là nhà văn nổi tiếng của Cô-lôm-bi-a. Ông đã viết bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” để kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình và sự sống trên trái đất.
b. Thân bài
Cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân
Tác giả đưa ra một con số khủng khiếp để cụ thể hóa nguy cơ đó:
Tính đến ngày 8/8/1986, 50.000 đầu đạn hạt nhân được bố trí khắp hành tinh.
Bình quân, mỗi người đang ngồi trên 4 tấn thuốc nổ.
Nếu tất cả nổ tung thì sẽ tan biến mọi dấu vết của sự sống trên trái đất.
Sự chi phí đến mức vô nhân đạo của cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân
Chứng minh bằng hệ thống dẫn chứng tiêu biểu và toàn diện, có tính chất tương phản rất rõ:
Dự định của UNICEF về chương trình giải quyết các vấn đề cấp bách cho hơn 500 triệu trẻ em nghèo khổ trên khắp thế giới không thể thực hiện được vì không có đủ số tiền 100 tỉ đô la.
Số tiền này chỉ gần bằng chi phí bỏ ra cho 500 máy bay ném bom chiến lược của Mĩ và 7000 tên lửa vượt đại châu.
Giá 100 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh trong 14 năm…
Chỉ cần số tiền chế tạo 27 tên lửa MX là đủ cho các nước nghèo có thực phẩm dùng trong 4 năm …
2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân có giá trị tương đương với số tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới…
Lên án cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là đi ngược lại lý trí của con người và quá trình tiến hóa của tự nhiên
Sự bức xúc cao độ của nhà văn thể hiện qua lập luận sắc bén, đầy sức thuyết phục.
Từ lúc nhen nhóm sự sống trên trái đất cho đến nay, đã trải qua mấy trăm triệu năm.
Chỉ cần nhấn một nút hạt nhân là cả quá trình tiến hóa vĩ đại ấy trở về điểm xuất phát đầu tiên, có nghĩa là sự sống hoàn toàn bị tiêu diệt.
Lời kêu gọi toàn nhân loại hãy đoàn kết chống chiến tranh hạt nhân
Mọi người hãy đoàn kết, đồng thanh phản đối chiến tranh hạt nhân, đòi hỏi một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc.
c. Kết bài
Bài viết chứa đựng ý nghĩa thời sự và nhân đạo to lớn, sâu sắc.
Mác-két xứng đáng là người chiến sĩ đấu tranh cho hòa bình của nhân loại.
Bài văn mẫu
Trong thời đại ngày nay, điều đáng lo ngại nhất của thế giới chính là cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân giữa các cường quốc. G. Mác-két là nhà văn nổi tiếng của Cô-lôm-bi-a, nhà văn được giải thưởng Nô-ben văn học năm 1982, gửi cho các dân tộc trên hành tinh chúng ta. Ông đã viết bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” để kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình và sự sống trên trái đất.
Để làm sáng tỏ luận đề “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”, Mác-két đã đưa ra 3 luận điểm đầy sức thuyết phục: một là nhân loại đang đứng trước hiểm họa hạt nhân; hai là, cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là cực kì tốn kém; ba là, lời kêu gọi chống nguy cơ hạt nhân, đấu tranh cho hòa bình.
Nhân loại đang đứng trước hiểm họa hạt nhân; cái nguy cơ ghê gớm đang đè nặng lên chúng ta như “thanh gươm Đa-nô-clét”. Với hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân bố trí khắp hành tinh, mỗi con người đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. Với số vũ khí hạt nhân ấy có thế hủy diệt 12 lần mọi dấu vết sự sống trên trái đất; có thể tiêu diệt rất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt trời, cộng thêm 4 hành tinh nữa. “Mác-két ghê tởm lên án nguy cơ hạt nhân là dịch hạch hạt nhân” vì cái cảnh tận thế “tiềm tàng trong các bệ phóng cái chết”… Những con số mà Mác-két đưa ra đã nâng cao nhận thức cho mọi người vẻ nguy cơ chiến tranh hạt nhân, và sự hủy diệt khủng khiếp của vũ khí hạt nhân.
Ông đề nghị “mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ, có thể tồn tại được sau tai họa hạt nhân” để cho nhân loại tương lai biết rằng “sự sống đã từng tồn tại”…, để nhân loại tương lai “biết đến” những thủ phạm đã “gây ra những lo sợ, đau khổ” cho hàng tỉ con người, để “biết đến” tên những kẻ “giả điếc làm ngơ trước những lời khẩn cầu hòa bình, những lời kêu gọi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn”…
Mác-két đã có một cách nói đặc sắc, độc đáo lên án những kẻ hiếu chiến đã và đang gây ra cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, đe dọa cuộc sống hòa bình yên vui của các dân tộc và nhân loại.
Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” thể hiện trí tuệ và tâm hồn của Mác-két. Ông đã sáng suốt và tỉnh táo chỉ cho nhân loại thấy rõ nguy cơ hạt nhân là một hiểm họa đáng sợ – “dịch hạch hạt nhân”. Tâm hồn của ông cháy bỏng một niềm khao khát hòa bình cho nhân loại. Mác-két đã có một lối nói, lối viết rất độc đáo. Những số liệu của ông nêu ra có một sức thuyết phục to lớn, làm cho mọi người, mọi dân tộc nhận thức một cách sâu sắc về sự nghiệp đấu tranh bảo vệ hòa bình là sự sống còn của nhân loại.
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình – bài 3
Đề bài: Em hãy viết bài văn nghị luận văn học phân tích bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” của G.G. Mác-két.
Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
Giới thiệu tác giả: Tác giả Mác-két là người gốc Cô-lôm-bi-a. Ông là một nhà văn đồng thời cũng là hoạt động xã hội vô cùng lỗi lạc. Mác-két từng đạt gỉ Nô-ben văn học năm 1982.
Giới thiệu về bài viết: Bài viết “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” là một bài viết hay, mang một ý nghĩa vô cùng to lớn cho toàn thể hành tinh chung ta. Nó chính là bức thông điệp mà tác giả Mác-két muốn gửi tới toàn thể nhân loại trên hành tinh hình cầu này.
b. Thân bài
Tác giả Mác-két đã là nổi bật lên những thảm họa mà con người trên trái đất đang phải đối mặt
Thảm họa mà con người đang đối mặt đó là họa hạt nhân, chạy đua vũ trang hạt nhân gây tốn kém tiền bạc, thời gian của nhân loại, và cuối cùng là lời kêu gọi chúng ta chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình của địa cầu.
Giới thiệu từng thảm họa cụ thể mà con người phải đối mặt và lời kêu gọi hành động của Mác-két
Trong luận điểm đầu tiên: Trái đất đang có nguy cơ bị diệt vong bởi hiểm họa hạt nhân
Nguy cơ bị diệt vong bởi hiểm họa hạt nhân là “Nguy cơ ghê gớm đè nặng chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet” tác giả đã nói như vậy trong bài viết của mình.
Hiện nay trên toàn hành tinh của chúng ta có tới hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân. Nó nằm rải rác khắp nơi từ châu Âu tới châu Á.
Mỗi sinh mạng trên trái đất của chúng ta đang ngồi trên một khối thuốc nổ khổng lồ. Số vũ khí hạt nhân này có sức công phá gấp 12 lần sự sống của trái đất. Nói theo cách khác thì chỉ cần số vũ khí hạt nhân này nổ có thể hủy diệt 12 hành tinh giống như trái đất của chúng ta. Bảo vệ hòa bình khỏi chiến tranh hạt nhân.
Trong luận điểm thứ hai của mình tác giả Mác-két đã phân tích rõ việc chạy đua vũ trang đã tiêu tốn rất nhiều tiền bạc của nền kinh tế của thế giới.
Phí đầu tư cho 100 chiếc máy bay chiến lược của Mỹ có thể lên tới 100 tỉ đô la. Với số tiền lớn như thế này có thể cung cấp đồ ăn thức uống của 500 triệu người nghèo ở Châu Phi.
Chỉ cần lấy số tiền mua hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân chúng ta có thể đủ tiền xóa mù chữ cho toàn thế giới. Chỉ cần với những con số nhỏ thế thôi những chúng ta có thể thấy rằng chi phí cho chiến tranh, cho sản xuất vũ khí hạt nhân là vô cùng lớn.
Lập luận của Mác-két vô cùng cùng chắc chắn, sắc bến những con số kinh tế mà ông đưa ra khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên giật mình bởi nó quá lớn quá tốn kém.
Trong phần kết của mình tác giả Mác-két đã ra lời kêu gọi nhân loại chúng ta chung tay loại bỏ vũ khí hạt nhân
Loại bỏ chiến tranh hạt nhân. Tác giả đề nghị mọi người hãy mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ, để biết được sự sống đã từng tồn tại, để tương lai có thể biết được thủ phạm gây ra hủy diệt cho hành tinh chúng ta chính là vũ khí hạt nhân.
Nghệ thuật
Bài viết của Mác-két thể hiện văn phong độc đáo, nhiều sáng tạo. Những con số thống kê của ông có sức thuyết phục người đọc người nghe vô cùng sâu sắc.
Nó thể hiện cái nhìn nhân sinh quan của tác giả Mác-ket vê vấn đề này. Đồng thời nó cũng thể hiện sự trăn trở của ông, nên mỗi câu ông viết đều có sức nặng tựa ngàn cân, có sức lay động lòng người vô cùng to lớn.
c. Kết bài
Ý nghĩa tác phẩm: Bài viết “Đấu tranh cho một thế giới hào bình” thể hiện tâm tư, tình cảm của tác giả Mác-két. Nó cho thấy ông là người có trí tuệ biết nhìn xa trông rộng, nhìn thấy trước được tương lai của nhân loại và ông cũng là người có trái tim nhân hậu, biết yêu thương người nghèo, luôn mong muốn có một cuộc sống hòa bình cho tất cả mọi người.
Bài văn mẫu
“Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” mang ý nghĩa như một bức thông điệp của Mác-két, người Cô-lôm-bi-a, nhà hoạt động xã hội lỗi lạc, nhà văn được giải thưởng Nô-ben văn học năm 1982, gửi cho các dân tộc trên hành tinh chúng ta. Nó chính là bức thông điệp mà tác giả Mác-két muốn gửi tới toàn thể nhân loại trên hành tinh hình cầu này.
Để làm sáng tỏ luận đề Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Mác-két đã đưa ra 3 luận điểm đầy sức thuyết phục: một là, nhân loại đang đứng trước hiểm họa hạt nhân; hai là, cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là cực kì tốn kém; ba là, lời kêu gọi chống nguy cơ hạt nhân, đấu tranh cho hòa bình.
Nhân loại đang đứng trước hiểm họa hạt nhân; cái “nguy cơ ghê gớm đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clét”. Với hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân bố trí khắp hành tinh, mỗi con người đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. Số vũ khí hạt nhân ấy có thể hủy diệt 12 lần mọi dấu vết sự sống trên trái đất; có thể “tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm 4 hành tinh nữa… “. Mác-két ghê tởm lên án nguy cơ hạt nhân là “dịch hạch hạt nhân” vì “cái cảnh tận thế tiềm tàng trong các bệ phóng cái chết”…
Những con số mà Mác-két đưa ra đã nâng cao nhận thức cho mọi người về nguy cơ chiến tranh hạt nhân, và sự hủy diệt khủng khiếp của vũ khí hạt nhân.
Tiếp theo, Mác-két đã chỉ ra cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là vô cùng tốn kém. Đây là những số liệu cụ thể mà tác giả đã đưa ra: Chi phí bỏ ra cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mĩ và cho dưới 7.000 tên lửa vượt đại châu là 100 tỉ đô-la. Số tiền ấy có thể cứu trợ về y tế, giáo dục sơ cấp, cải thiện điều kiện vệ sinh và tiếp tế thực phẩm, nước uống cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới.
Ông kêu gọi mọi người “chống lại việc đó – cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân; hãy “tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng”.
Ông đề nghị “mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ, có thể tồn tại được sau tai họa hạt nhân” để cho nhân loại tương lai biết rằng “sự sống đã từng tồn tại”…, để nhân loại tương lai “biết đến” những thủ phạm đã “gây ra những lo sợ, đau khổ” cho hàng tỉ con người, để biết đến tên những kẻ “giả điếc làm ngơ trước những lời khẩn cầu hòa bình, những lời kêu gọi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn …”
Mác-két đã có một cách nói đặc sắc, độc đáo lên án những kẻ hiếu chiến đã và đang gây ra cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, đe dọa cuộc sống hòa bình yên vui của các dân tộc và nhân loại.
Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” thể hiện trí tuệ và tâm hồn của Mác-két. Ông đã sáng suốt và tỉnh táo chỉ cho nhân loại thấy rõ nguy cơ hạt nhân là một hiểm họa đáng sợ – “dịch hạch hạt nhân”. Tâm hồn của ông cháy bỏng một niềm khao khát hòa bình cho nhân loại.
Mác-két đã có một lối nói, lối viết rất độc đáo. Những số liệu của ông nêu ra có một sức thuyết phục to lớn, làm cho mọi người, mọi dân tộc nhận thức một cách sâu sắc về sự nghiệp đấu tranh bảo vệ hòa bình là sự sống còn của nhân loại.
Theo hoctotnguvan.vn