Đề 33 – Suy nghĩ của em về lòng trung trực – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Đề 33 – Suy nghĩ của em về lòng trung trực – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Hướng dẫn

Suy nghĩ của em về lòng trung thực

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

* Nội dung trọng tâm: Người học cần chú ý những ý chính sau:

Trước hết, em cần hình thành trong đầu những ý chính liên quan đến khái niệm: lòng trung thực.

Vậy lòng trung thực có nghĩa là gì?

Những biểu hiện nào cụ thể minh chứng cho lòng trung thực?

Bàn luận, mở rộng vấn đề: khi một con người không có lòng trung thực, không nói đúng sự thật, luôn lừa dối đối với những người xung quanh thì những con người này phải bị phê phán, lên án ra sao?

Cảm nghĩ của em về khái niệm trên? (là tốt hay không tốt)

Bản thân em đã rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm nào?

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

Cuộc sống xã hội ngày càng xô bồ với bao lọc lừa, gian trá. Để tồn tại cần lắm đức tính trung thực trong mỗi con người.

Vậy đức tính trung thực có giá trị tinh thần như thế nào trong xã hội của chúng ta?

II. THÂN BÀI

a. Giải thích: (Đặt câu hỏi: là gì?)

Trung thực có nghĩa là gì? => Nghĩa là tôn trọng sự thật, dám nói lên sự thật, dám nhận lỗi khi mắc lỗi, nhất là luôn thành thật với bản thân, với mọi người xung quanh mình.

b. Đưa ra các biểu hiện: (Đặt câu hỏi: Như thế nào? Tại sao? Vì sao?)

* Người trung thực là người như thế nào?

Người trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không gian trá, không nói sai sự thật, sống ngay thẳng, cương trực, khách quan với mọi việc xung quanh, luôn tôn trọng chân lí, lẽ phải.

* Tại sao chúng ta phải trung thực?

+ Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.

+ Giúp ta nâng cao phẩm giá, khiến cho các mối quan hệ thêm bền chật, khắng khít và tạo được sự tin tưởng lẫn nhau.

+ Khiến cho mọi người có cái nhìn thiện cảm, tin yêu và kính trọng người trung thực.

+ Người có lòng trung thực sẽ dễ thành công trong mọi việc.

+ Dẫn chứng: câu tục ngữ: “Ăn mặn nói ngay hơn ăn chay nói dối”. Khi chúng ta đi làm đặc biệt là với những công việc liên quan đến tiền bạc, ta lại càng cần đức tính trung thực (đặc biệt là trong kinh doanh), nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất bằng mọi cách có thể, dám nhận lỗi khi mình mắc phải, phê bình những người gây sai trái làm ảnh hưởng lớn đến người khác…

c. Bàn bạc, mở rộng vấn đề

Phê phán, lên án nhũng con người gian dối, hay nói dối, không trung thực vói chính bản thân mình và mọi người xung quanh.

Dẫn chứng: trong lớp học thì quay cóp, gian dối trong kiểm tra, thi cử; bao che lỗi lầm của bạn, hay nói dối cha mẹ để được đi chơi, hay như câu chuyện “cậu bé chăn cừu”

III. KẾT BÀI

Đức tính trung thực là đức tính tốt, rất cần thiết cho con người.

Cần phải trau dồi, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức này bằng tất cả việc làm, trước hết là ở chính bản thân mình.

“Một cái đầu tỉnh táo, một trái tim trung thực và một linh hồn khiêm nhường, đó là ba người dẫn đường tốt nhất qua thời gian và cõi vĩnh hằng” (Walter Scott)

BÀI VĂN THAM KHẢO

BÀI VĂN 1

Trong cuộc sống hiện nay, đức tính trung thực là một nét đẹp đạo đức mà mọi người cần có, nhất là giới học sinh rất cần đức tính này để hoàn thiện chính mình, trở thành người dân tốt. Vậy ta hiểu “trung thực” là như thế nào?

Trung thực nghĩa là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay

Xem thêm:  Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ Văn lớp 9 của tỉnh Đồng Nai

thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong cuộc sống này, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn. Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác. Trong kinh doanh, nếu là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuất những loại hàng kém chất lượng, kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng… những người mang trong mình hoặc rèn luyện đức tính trung thực thì những người đó sẽ dần hoàn thiện nhân cách của họ, sẽ được mọi người tôn trọng. Nếu rèn luyện đức tính trung thực, chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống, chúng ta sẽ có vốn tri thức để làm giàu một cách chân chính và nếu chúng ta mắc sai lầm, ta sẽ dễ dàng sửa chữa được nó và hoàn thiện mình thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, làm cho xã hội chúng ta trở nên trong sạch, văn minh và tốt đẹp, khiến đất nước ngày càng đi lên và phát triển.

Bên cạnh những người biết hoàn thiện bản thân để trở thành công dân tốt vẫn có những người có biểu hiện thiếu trung thực và sai trái. Chúng ta cần phê phán và lên án những biểu hiện như vậy. Rõ nhất là trong học sinh, chép bài của bạn, gian lận trong thi cử đã trở thành một tệ nạn phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập. Thứ hai, không trung thực trong kinh doanh, chất lượng ngày càng kém, ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng, các loại sữa có chứa melamine, trong nước mắm có độc tố, rau quả được bơm hoá chất để nhìn tươi hơn… Những hành vi trên đều đáng phê phán vì thiếu trung thực, không nghĩ đến sức khoẻ người dân, chỉ lo đến hoa hồng, cái lợi của bản thân. Chính điều này khiến cho xã hội xuống cấp, đạo đức hạ thấp, huỷ hoại nét đẹp.

Tóm lại, con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để tự hoàn thiện mình, trở thành người công dân tốt, đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển.

(Bài làm cùa HS)

BÀI VĂN 2

Hiện nay, trong xã hội thường xảy ra một số vấn đề cần giải quyết như nói tục, chửi thề, bạo lực học đường,… Bên cạnh những vấn đề đó thì trung thực đang là một vấn đề nan giải cần giải quyết. Vậy tại sao chúng ta cần phải trung thực trong cuộc sống?

Trung thực là một đức tính rất cần thiết cho mỗi con người chúng ta. Chúng ta biết trung thực là nói thật trong mọi việc, thật thà trong gia đình, trung thực với mọi người trong xã hội. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện qua những kì thi trong trường học hoặc những việc làm trong xã hội. Ví dụ như trong trường học, đức tính trung thực biểu hiện trong giỏi học sinh như không có hiện tượng quay bài, chép bài hoặc xem bài của bạn,… và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam. Trong kinh doanh, nhất là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuất những loại hàng kém chất lượng hay kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng. Từ đây, chúng ta biết nếu rèn luyện đức tính trung thực thì chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống và được nhiều người kính trọng, tin tưởng.

Tuy nhiên, có nhiều người cho rằng: Trung thực là đức tính tốt nhưng có làm được hay không thì tuỳ và cũng chẳng có hậu quả gì đáng kể. Nhưng thật ra thiếu trung thực sẽ gây ra những hậu quả xấu. Bởi trong cuộc sống, điều quan trọng nhất của mỗi người là chữ “tín”. Nếu đánh mất nó đồng nghĩa với việc đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình. Nếu trong cuộc sống, chúng ta không trung thực thì mọi người và bạn bè sẽ tránh xa và không còn tin tưởng ở mình nữa.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 9: Những ngôi sao xa xôi

Trung thực là đức tính rất cần thiết cho mỗi người chúng ta nhưng đôi khi nói dối cũng giúp chúng ta làm được việc tốt. Ví dụ như trong ngành nghề bác sĩ, bệnh nhân đang mắc một căn bệnh không thể chữa được, bác sĩ sẽ nói dối là căn bệnh đó có thể chữa được để người bệnh có hi vọng sống tiếp.

Nói tóm lại, trung thực là dấu hiệu đạo đức của con người và xã hội. Trung thực đem lại rất nhiều điều tốt lành nhưng không dễ dàng để là người trung thực. Muốn trở thành người trung thực thì mỗi người chúng ta cần rèn luyện và phấn đấu nhiều hon.

(Bài làm của HS)

BÀI VĂN 3

Trong bất cứ công việc nào, nếu chúng ta muốn đạt được thành công thì ngoài những yếu tố khách quan, sự trung thực góp phần rất lớn. Vậy ta cần hiểu trung thực là gì? Những biểu hiện của trung thực là gì? Sự trung thực có những ảnh hưởng như thế nào đối với con người? Đây là những vấn đề chúng ta cần làm rõ để khẳng định đây là một trong những đức tính tốt của con người.

Trung thực là thành thật, thẳng thắn. Trung thực với giả dối là hai tính cách đối lập với nhau. Nếu trung thực là lửa thì giả dối là nước. Nếu trung thực là công lí thì giả dối là tội ác. Trung thực biểu hiện rõ nhất khi bênh vực cái đúng hay sự thật. Nếu có một học sinh suốt đời không quay cóp khi làm bài kiểm tra, không nhìn bài bạn khi làm bài thi thì bạn học sinh đó chính là người đại diện cho sự trung thực.

Trung thực là trước hết phải thành thật với bản thân, thành thật với con tim, nói sự thật, không lừa dối bạn bè, thầy cô, cha mẹ. Dưới đây là một đoạn phỏng vấn và trò chuyện của đài truyền hình VTV và một bạn học sinh về đức tính trung thực.

Phóng viên: Chào bạn! Bạn nghĩ như thế nào về tình trạng thi cử hiện nay?

Học sinh: Theo tôi thấy hiện nay, trong những mùa thi cử có rất nhiều học sinh giỏi, những học sinh học thuộc bài những học sinh trung thực thường thì họ chỉ được ở mức khá mà thôi. Còn những học sinh chuyên quay cóp hoặc giở tài liệu trong giờ thi thì thường được điểm cao hơn.

Phóng viên: Thế bạn nghĩ việc làm của các học sinh gian lận này như thế nào?

Học sinh: Tôi thấy làm những chuyện gian lận như vậy là sai. Trong đời sống hằng ngày, tôi nhận ra những học sinh gian lận đó thường rất lười biếng, quậy và ỷ lại vào gia đình. Điều đó có hại về lâu dài cho bản thân những bạn ấy và làm xấu hình ảnh một nền giáo dục trong sáng.

Phóng viên: Đã bao giờ bạn gian lận trong thi cử chưa?

Học sinh: (Cười) Là học sinh thì ai cũng phải có một lần gian lận. Tôi đã từng lén mở sách giáo khoa trong giờ kiểm tra nhưng tôi nhận thấy càng gian lận thì sẽ càng ngu dốt.

Phóng viên: Để chúng tôi hỏi cậu câu cuối cùng. Cậu có gì để chia sẻ với các bạn học sinh đang xem chương trình này không?

Học sinh: Chuyện học là chuyện mà các học sinh cần phải biết tự ý thức rõ ràng. Không được làm phụ lòng các đấng sinh thành của chúng ta. Nếu các bạn nghĩ gian lận là tốt cho thi cử hoặc kiểm tra thì liệu nó có tốt cho tương lai của các bạn không? Hãy trung thực, đây là cách khôn ngoan nhất.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương

Qua đoạn đối thoại vừa rồi hẳn ai cũng đã hiểu rõ về tầm quan trọng của tính trung thực trong học tập và đời sống. Một trong những nhà thành lập tài năng cùa Hoa Kì từng nói: “Dối trá và lừa lọc là hành động của những kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực”. Vì vậy, trung thực là phẩm giá cần có của mỗi người. Hãy trung thực để tạo nên một cộng đồng không dối trá và lừa gạt!

(Bài làm của HS)

BÀI VĂN 4

Trên đời này, không phải ai cũng tốt đến mức hoàn hảo cả, xen lẫn vào điều đó là lỗi lầm mà hầu như mọi người đều mắc phải. Đó là sự gian dối, thiếu trung thực.

Vậy trung thực là gì? Trung thực là một đức tính quý báu mà bất cứ ai cũng đều mong muốn có cho mình. Đó là lối sống ngay thẳng, không bao giờ nói sai sự thật, và rất cần thiết đối với chúng ta. Trung thực được thể hiện ở rất nhiều mặt của cuộc sống. Đó là trong lớp học, khi một bạn làm vỡ bình hoa, cô giáo hỏi thì ta phải mạnh dạn nhận lỗi mình là người đã gây ra. Đó chính là trung thực. Trong các giờ kiểm tra, thi cử, ta không quay cóp hay hỏi bài bạn bè. Làm bài bằng chính khả năng thực sự của mình. Đó chính là trung thực. Trung thực còn giúp cho chúng ta rất nhiều điều khác trong cuộc sống nữa. Nó giúp ta có được sự tin tưởng, tin yêu của người khác. Trong công việc làm ăn, nếu chúng ta làm ăn trung thực với nhau, không gian dối thì cả hai bên đều có lợi.

Nói như vậy không có nghĩa là không có những con người gian dối, không trung thực. Những người không trung thực là những người xấu, dễ gây mất niềm tin đối với người xung quanh, khiến ai cũng phải dè chừng. Nói một đằng làm một nẻo. Trong các giờ kiểm tra, làm bài thi thì chỉ mong muốn quay cóp, hỏi bài bạn bè nhằm đối phó với thầy cô, cha mẹ. Trong cuộc sống hằng ngày, khi vi phạm lỗi lầm gì thì cố gắng kiếm cớ, nói dối sao cho mình thoát khỏi tội. Đó là những hành vi của kẻ không trung thực. Người không trung thực là người không tốt. Ta cần phải tránh xa những con người này.

Tóm lại, trung thực là một đức tính tốt, cao quý rất đáng để cho chúng ta noi theo. Là một đức tính chúng ta nên ủng hộ và làm theo, cần phải học hỏi và tích lũy nhiều hơn. Tôi sẽ học tập theo đức tính này vì nó sẽ giúp ta có được sự tin tưởng, tin yêu của mọi người đối với mình.

(Bài làm của HS)

>> Xem thêm Đề 34: Suy nghĩ của em về lòng khiêm tốn tại đây.

Tags:Đề 33 · Lòng trung thực · Văn chọn lọc 9

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp Hướng dẫn Soạn bài lớp…
Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập Hướng dẫn Soạn bài lớp 9:…
Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn Hướng dẫn Soạn…
Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò Hướng dẫn Soạn bài lớp 9: Con cò Soạn…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *