Đề 47 – Trình bày suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Đề 47 – Trình bày suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Hướng dẫn

Suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

* Nội dung trọng tâm: Người học cần chú ý những ý chính sau:

Trước hết, em cần xác định đây là dạng đề bài: tư tưởng đạo lí

– Giải thích khái niệm “tinh thần đoàn kết”?

– Những biểu hiện nào cụ thể minh chứng cho tinh thần đoàn kết?

– Bàn luận, mở rộng vấn đề: một người lúc nào cũng có suy nghĩ cá nhân, ích kỉ một mình thì liệu họ có thành công trong cuộc sống được hay không?

– Cảm nghĩ của em về khái niệm trên? (là tốt hay không tốt)

– Bản thân em đã rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm nào?

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

– Đôi khi để thành công trong công việc không thể chỉ dựa vào sức mạnh của cá nhân mà phải cần đến sức mạnh của tập thể, của sự đoàn kết.

– Vậy đoàn kết có giá trị, như thế nào trong xã hội của chúng ta?

II. THÂN BÀI

a. Giải thích: (Đặt câu hỏi: là gì?)

Đoàn kết là gì? => Nghĩa là những cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại, tạo nên một sức mạnh vững chắc giải quyết tốt vấn đề mà tập thể đang muốn làm.

b. Đưa ra các biểu hiện: (Đặt câu hỏi: Như thế nào? Tại sao? Vì sao?)

• Tại sao chúng ta phải có tinh thần đoàn kết trong mọi việc?

+ Là yếu tố đi đầu dẫn đến mọi thành công trong công việc.

+ Tình đoàn kết tạo nên một sức mạnh lớn lao, vĩ đại.

+ Dẫn chứng: Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, tinh thần đoàn kết được thể hiện thông qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

Xem thêm:  Nghị luận về câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Một số câu tục ngữ, ca dao tham khảo:

+ Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết.

+ Vì đồng lòng mà việc nhỏ thành lớn; vì bất hoà mà việc lớn thành tan vỡ. (Sallust)

+ Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm.

+ Chết cả đổng còn hơn sống một người.

+ Dân ta nhớ lấy chữ đồng:

Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.

+ Chung lưng đấu cật.

+ Nhiều tay vỗ nên kêu.

+ Góp gió thành bão.

+ Một hòn đắp chẳng nên non

Ba hòn đắp lại nên cồn Thái Sơn.

+ Kề vai sát cánh.

+ Đồng tâm hiệp lực.

c. Bàn bạc, mở rộng vấn đề

– Phê phán, lên án những con người đoàn kết lại để làm việc xấu, gây phương hại đến những người khác.

– Trong trường học, nhiều học sinh tự chia nhau thành các nhóm riêng rẽ, gây mất đoàn kết trong lớp. Có học sinh chỉ vì lợi ích cá nhân bàn ra tán vào gây ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần đoàn kết của cả lớp…

– Dẫn chứng: trong lớp học, trong cuộc sống hàng ngày, trong gia đình…

III. KẾT BÀI

– Tinh thần đoàn kết là đức tính tốt, rất cần thiết cho con người.

– Bản thân luôn gắn kết, hòa hợp với mọi người xung quanh tạo nên tình đoàn kết theo đúng nghĩa của nó.

BÀI VĂN THAM KHẢO

Trong cuộc sống của chúng ta, tinh thần đoàn kết là một trong những đức tính tốt mà chúng ta cần phải trang bị cho mình. Nó giúp cho chúng ta vượt qua bao phong ba bão táp của cuộc đời. Đôi khi trong công việc để thành công chúng ta không thể dựa vào sức mạnh của cá nhân mà phải cần đến sức mạnh của tập thể, của sự đoàn kết. Vậy đoàn kết có giá trị như thế nào trong xã hội của chúng ta?

Xem thêm:  Thuyết minh về cái cặp sách học sinh lớp 9

Vậy đoàn kết là gì? Nghĩa là những cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại, tạo nên một sức mạnh vững chắc giải quyết tốt vấn đề mà tập thể đang muốn thực hiện. Tại sao chúng ta phải có tinh thần đoàn kết trong mọi việc thì sẽ dễ dẫn đến thành công? Trước hết, tinh thần đoàn kết thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta. Đó chính là yếu tố hàng đầu dẫn đến thành công trong mọi công việc. Ví như khi ta đang cần giải quyết một bài toán, nhưng ta không thể giải quyết được nó vì nó quá khó cho nên nếu họp nhóm lại thì mỗi người thêm một suy nghĩ thì chắc chắn đáp án sẽ được giải quyết nhanh gọn thôi. Đó là thể hiện của sự đoàn kết trong học tập. Trong lịch sử xa xưa, nếu nhân dân ta không trên dưới một lòng, không đoàn kết, nắm tay lại với nhau thì không thể nào đánh đuổi được giặc ngoại xâm hung tàn, ác bá. Trong kho tàng ca dao, tục ngữ ông bà ta cũng có những câu thể hiện nội dung của sự đoàn kết như “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”, “Chung lưng đấu cật”, “Nhiều tay vỗ nên kêu”, “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, “Góp gió thành bão”,…

Thế nhưng trong cuộc sống vẫn còn đâu đó những con người đoàn kết lại để làm việc xấu, gây phương hại đến những người khác. Trong trường học, nhiều học sinh tự chia nhau thành các nhóm riêng rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ trong lớp khiến cho tình cảm bạn bè bị sứt mẻ. Có học sinh chỉ vì lợi ích của cá nhân bàn ra tán vào gây ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần đoàn kết của cả lớp. Những trường hợp như vậy thật đáng bị phê phán.

Xem thêm:  Phân tích hình ảnh chị em Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

Tinh thần đoàn kết là một trong những đức tính tốt và quý báu mà ta cần gìn giữ và phát huy, nhân rộng đến mọi người xung quanh. Bản thân em cũng sẽ luôn gắn kết, hoà hợp với mọi người xung quanh tạo nên tính đoàn kết theo đúng nghĩa vốn có của nó.

(Bài làm của HS)

>> Xem thêm Đề 48: Trình bày suy nghĩ của em về lòng tự trọng tại đây.

Tags:Đề 47 · Tinh thần đoàn kết · Văn chọn lọc 9

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp Hướng dẫn Soạn bài lớp…
Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập Hướng dẫn Soạn bài lớp 9:…
Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn Hướng dẫn Soạn…
Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò Hướng dẫn Soạn bài lớp 9: Con cò Soạn…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *