Nghị luận văn học hay nhất – Ngữ Văn 9
Hướng dẫn
Bài nghị luận văn học hay nhất
Đề bài:Tư chọn một tác phẩm yêu thích nhất và viết về tác phẩm đó.
1. Yêu cầu
– Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm.
– Vấn đề cần bàn luận là nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm mà mình
– Cần có luận điểm rõ ràng, luận cứ đầy đủ và lập luận rành mạch (Vì sao mình yêu thích tác phẩm đó? Về nội dung, nghệ thuật, tác phẩm có gì đặc biệt? Điều gì khiến cho tác phẩm hấp dẫn? Nhà văn nhắn gửi gì đến bạn đọc?,…)
– Cần trình bày được những suy nghĩ riêng của mình khi cảm nhận tác phẩm.
2. Gợi ý
– Đọc kĩ tác phẩm mình chọn.
– Cần làm rõ nội dung của tác phẩm và nét đặc sắc về nghệ thuật.
– Những điều làm nên sự hấp dẫn của tác phẩm.
– Suy nghĩ, cảm xúc riêng của người viết về tác phẩm.
– Cần kết hợp phân tích, cảm nhận, bình luận với biểu cảm.
3. Lập dàn ý (dàn ý chung)
a. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và tác giả yêu thích.
b. Thân bài
– Ấn tượng chung khi tiếp xúc với tác phẩm.
– Những nội dung quan trọng của tác phẩm (Điều gì là mới mẻ? Bản thân rung động nhất vì điều gì? Ý nghĩa của những điều mà tác giả gửi tới bạn đọc?)
– Điều gì nổi bật và ấn tượng nhất trong nghệ thuật trình bầy của tác giả.
– Suy nghĩ của mình về vấn đề được nêu trong tác phẩm.
c. Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa của tác phẩm với bản thân và với người đọc nói chung.
4. Bài làm minh hoạ
Bài 1: Viết về tác phẩm “Nhật kí Đặng Thùy Trâm”
Quá khứ chiến tranh đã không còn trên quê hương Việt Nam. Đất nước đã hoà bình, không còn tiếng súng, không còn bom đạn và những mất mát hi sinh của biết bao đồng bào yêu nước. Tuy nhiên, những trang sử hào hùng trước đây, những người anh hùng đã cống hiến xương máu cho dân tộc ngày ấy không hề bị lãng quên. Cuộc đời tên tuổi và lí tưởng của họ vẫn còn mãi với quê hương và trong lòng thế hệ trẻ hôm nay. Tôi đã được nghe được đọc rất nhiều câu chuyện về họ, những người chiễn sĩ dũng cảm, những đứa con thân yêu của dân tộc và có lẽ tác phẩm để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất là cuốn Nhật kí Đặng Thuỷ Trâm. Đây không phải là một tác phẩm văn học nhưng lại chứa “những yếu tố nhân văn đầy bí mật” đủ để trở thành một cuốn sách còn mãi với lịch sử dân tộc.
Sự thành công của cuốn sách có được nằm ở chính nội dung của cuốn nhật kí. Nhật kí là những trang ghi chép lại các cảm nhận của người viết về cuộc sống hằng ngày, về mọi người xung quanh. Bởi vậy sự đáng trân trọng của cuốn nhật kí được tạo nên bởi chính sự đáng trân trọng của bản thân người viết. Nhật kí Đặng Thuỷ Trâm cũng không phải là ngoại lệ. Cuốn nhật kí đã ghi lại những tình cảm, những nỗi nhớ thương, những yêu ghét, giận hờn, những trăn trở, lo lắng, những lời tự dằn vặt trách móc, những bi quan và cả những hi vọng thầm kín trong tâm hồn người con gái. Có thể hiểu đây là một người bạn chia sẻ mọi suy nghĩ, buồn vui, cũng có thể hiểu đây là nửa trái tim còn lại của người bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm. Nó nói lên một cách hoàn hảo thế giới nội tâm của người viết, nó là những cảm xúc mà thực tế không thể nói hết, là những đau buồn chưa có ai cùng chia sẻ hoặc không thể chia sẻ được. Bằng cuốn nhật kí này, bác sĩ Trâm đã chia sẻ, đã thổ lộ hết những suy nghĩ của mình với tất cả những cảm xúc trong sáng, chân thành dành cho tình yêu, tình bạn, tình chị em, cho tấm lòng với người bệnh của một bác sĩ tận tụy, cho quê hương và cho cách mạng. Hiểu về tâm hồn bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm, ta như hiểu thểm về những người thanh niên, thế hệ trẻ trong hoàn cảnh khói lửà trước đây và cầng thấm thìa: “So với lớp thanh niên ngày nay, người thanh niên của gần bốn chục năm trước có một cách sống khác, một cách sống không lắm chiều cạnh phong phú, không tự do nhiều vẻ, nhưng lại trong sáng thánh thiện đến kì lạ”. Tác phẩm không chỉ làm sống dậy một quãng thời gian lịch sử gian khổ của đất nước mà còn cho ta thấy nổi bật lên trong cuộc sống vất vả ấy lúc nào cũng tồn tại những con người như Đặng Thuỳ Trâm, luôn sống đẹp, sống có ích, luôn khát khao tự do, độc lập, khát khao hoà bình với lí tưởng cao đẹp của cách mạng.
Nhật kí Đặng Thuỷ Trâm đã đem lại nhiều rung cảm sâu sắc trong trái tim người đọc. Gấp cuốn sách lại, ta không thể không xúc động, không thể vô cảm trước những trang viết dạt dào yêu thương ấy. Những trang nhật kí đã thấm đẫm nước mắt đau thương mà vẫn rực lên ngọn lửa ý chí khát khao hướng về hoà bình, hướng về cách mạng. Trước một người con gái như bác sĩ Trâm, ta vừa yêu mến vừa kính phục. Yêu sao cái trong sáng, thánh thiện, cái mến thương nồng thắm trong từng câu chữ, dù cách viết đã ngày càng trưởng thành nhưng vẫn còn nhiều ngây thơ; mơ mộng của tuổi con gái. Phục sao cái ý chí sắt son bền vững, cái hi vọng tin tưởng vào tương lai không hề lay động, cái quyết tâm gắn bó với nghề, sẵn sàng hi sinh cả cuộc đời cho ước mơ hoà bình của cả dân tộc. Cô đã luôn phấn đấu để được đứng trong hàng ngũ của Đảng, sự gắn bó với cách mạng là biểu hiện của tình yêu nước nồng nàn, đằm thắm. Khi cô còn chưa chính thức được công nhận là một Đảng viên, chúng ta vẫn thấy được ở con người ấy những suy nghĩ của một người cộng sản chân chính: “Khi đã giác ngộ quyền lợi của giai cấp Đảng thì suốt đời Thùy sẽ gắn bó với sự nghiệp ấy! Thuỳ sẽ đau xót khi sự nghiệp ấy bị tổn thương, Thuỳ sẽ sướng vui khi sự nghiệp ấy lớn mạnh.”. Trân trọng làm sao trái tim đa sầu đa cảm mà nồng nhiệt cháy bỏng mong muốn dâng hiến cho đời của cô. Cô đã tìm thấy cái đẹp nhất, cái đáng quý cao cả nhất của cách mạng: “Cách mạng đã rèn đúc nên những con người cao đẹp, gắn họ thành một khối bền vững và gắn bó hơn bất cứ một vật gì trên đời này. Sống trong gia đình cách mạng có gì vinh dự hơn đâu”. Trong rất nhiều trang viết, bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã nói lên nỗi nhớ thương da diết của mình về gia đình, về miền Bắc thân yêu. Dù thế nào, xa nhà vẫn là nỗi buồn không thể xoa dịu của một người con gái, dẫu biết mọi người luôn lo lắng, luôn hết lòng yêu thương mình, cô vẫn hiểu rõ trách nhiệm của một người cách mạng là phải biết hi sinh vì sự nghiệp chung. “Có thể mình sẽ gặp địch và cũng có thể mình sẽ ngã xuống, trong tay xách thuốc còn nắm chặt và người ta cũng sẽ thương tiếc người con gái đã hi sinh vì cách mạng khi giữa tuổi đời còn xanh ngát ước mơ“. Cô đã hi sinh đúng như những gì cô đã sống và tin tưởng, khép lại một cuộc đời đẹp đẽ nhưng còn đầy lưu luyến. Nó để lại cho ta bao suy nghĩ, bao nỗi xúc động.
Trong câu chuyện, chúng ta đã cảm nhận được không khí chiến đấu của chiến trường ác liệt nhưng không có trang viết nào miêu tả về một cuộc chiến thực sự. Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm suốt cuộc đời chưa hề cầm súng chiến đấu trước đó nhưng lại ra đi với khẩu súng trên tay. Cô đã một mình chiến đấu với 120 lính Mĩ để bảo vệ các bạn của mình. Mà có lẽ không thể gọi là chiến đấu vì cuộc chiến này quá không cân sức, đây đúng hơn là sự hi sinh của người con gái dũng cảm. Nếu có thể, chúng ta hăy thử tưởng tượng về những giây phút cuối cùng của cô, những điều đã chúừig minh “bác sĩ Đặng đã chết đúng như chị sống, hoàn toàn vị tha, hoàn toàn dâng hiến“.
Nhận được nhiệm vụ đi công tác xuống đồng bằng, bác sĩ Trâm chia tay với mọi người rồi lên đường. Vừa rời khỏi bệnh xá, cô phát hiện có địch đang tới gần, chúng đã phát hiện thấy các lều trại dựng trong rừng, chắc chắn sẽ tìm ra khu bệnh xá và các thương binh ở đó. Chẳng còn lựa chọn nào khác, cô lập tức rút súng bắn về phía địch nhằm báo hiệu cho các đồng đội rút chạy. Mọi người đã nhận ra tín hiệu nguy hiểm, vội rút chạy vào rừng. Lính Mĩ đã nhận ra những người đó đang trốn thoát, chúng liền kêu gọi cô hãy buông vũ khí đầu hàng. Chẳng quan tâm tới những điều họ nói, bất chấp sự trang bị vũ khí nguy hiểm và số lượng lính Mĩ quá đông, quá chênh lệch đang đối đầu với mình, cô tiếp tục nổ súng, chiến đấu cầm chân chúng. Có là gì nếu một mình cô ngã xuống mà có thể bảo vệ tất cả những người bạn đáng quý, những người đồng chí thân thiết ấy. Trong giờ phút mà mạng sống của mình chỉ còn đếm theo từng khắc, cô không còn quan tâm tới sự nguy hiểm của quân thù, chỉ lo lắng không biết mình có đủ sức chiến đấu tới khi mọi người đã trốn hết không. Suy nghĩ ấy cho cô thêm dũng cảm cầm chắc tay súng. Sự thật vẫn là sự thật đau đớn. Lính Mĩ bắt đầu bắn trả và cô trúng đạn. Không biết lúc ngã xuống, cô có còn thấy hình ảnh những người thân yêu không, có còn cảm nhận thấy tấm lòng mọi người vẫn đang yêu thương, lo lắng cho cô không? Cái chết đến với cô chỉ trong tích tắc, cô đã hi sinh không hề uổng phí, rất cố ý nghĩa những làm sao không hối tiếc, làm sao không khỏi đau lòng?
Nghĩ về sự ra đi của người nữ chiến sĩ can đảm, ta nhớ lại những suy nghĩ của cô với cha mình trước đó mà xúc động nghẹn ngào: “Cuộc sống vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan, chết chóc hi sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm. Vậy mà người ta vẫn bền gan chiến đấu. Con cũng là một trong muôn nghìn người đó, con sống, chiến đấu và nghĩ rằng mình sẽ ngã xuống vì ngày mai của dân tộc. Ngày mai trong tiếng ca khải hoàn sẽ không có con đầu. Con tự hào vì đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc. Dĩ nhiên con cũng cay đắng vì không được sống tiếp cuộc sống hạnh phúc mà mọi người trong đó có con đã đổ máu xương để giành lại.- Nhưng có gì đầu, hàng triệu người như con đã ngã xuống mà chưa hề được hưởng trọn một ngày hạnh phúc. Cho nên có ân hận gì đâu!”.
Nhạt kí Đặng Thuỷ Trâm đã để lại trong ta những cảm xúc đẹp đỗ. Như dòng nhiệt huyết, ríhư tình yêu. thương nồng ấm của cô, “giờ đây, hặy để cho ngọn lửa trong nhật kí Đặng Thuỳ Trâm cháy mãi”.
(Khúc Mai Thương, lớp 9A1, Trường THCS Ngô Sĩ Liên,
Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)
Nhận xét
Nhật kí Đặng Thuỷ Trâm đang là một hiện tượng trong đời sống văn học của chúng ta. Người làm bài với sự cảm phục, ngưỡng mộ trước tấm gương của bác sĩ Trâm, bạn đã đọc và nhấn mạnh những gì mình cảm nhận được là sâu sắc nhất, xúc động nhất của cuốn rihật kí. Mỗi người đọc cảm nhận tác phẩm theo một cách riêng của mình. Cùng với bạn đọc cả nước, Khúc Mai Thương góp vào sự cảm nhận chung, theo cách của một cô học trò lớp 9, người đang tập làm văn nghị luận.
Bài 2: Bài viết cảm nhận về cuốn sách “Mãi mãi tuổi hai mươi”
Chiến tranh – khi sự sống cái chết gần nhau trong gang tấc, liệu tâm hồn con người có còn lãng mạng, có còn bay bổng? Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc – chàng trai đoạt giải Nhất học sinh giỏi văn miền Bắc niên học 1969 – 1970 đã trả lời câu hổi ấy bằng một cuốn nhật kí đầy ắp hơi thở văn chương.
Nguyễn Văn Thạc nhập ngũ ngày 6 – 9 – 1971, là khoảng thời gian cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ bước vào giai đoạn mới và đang vô cùng gay go ác liệt. Anh viết trang nhật kí đầu tiên ngày 2 – 10 – 1971, hồi tưởng lại lúc cắp sách lên giảng đường, nhớ buổi lễ tiễn những sinh viên nhập ngũ (trong đó có anh) ở giảng đường Trường Đại học Tổng hợp… Nuối tiếc quãng đời êm đềm, thanh bình ấy là điều khó tránh khỏi, nhưng nuối tiếc không làm cho người thanh niên này trở nên mềm lòng, yếu đuối. Anh hăng hái, lạc quan tham gia quân đội: “28 ngày trong quân ngũ mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa”. Như hết thảy mọi sinh viên khác trên đẩt nước, anh hoàn toàn ý thức được việc tạm gác học tập sang một bên để xung phong ra tiền tuyến: “Học bao lâu mà đã làm được gì đầu… Chỉ còm cõi vì trang sách, gầy xác vì mộng mị hão huyền… Sách vở ư? Ước mơ ư? Nào còn nghĩa lí gì khi nước mất nhà tan”.
Bước vào chiến trận mà anh lại luôn tự nhủ một cách hào hứng, phấn khởi rằng: “Xe ơi, lao nhanh hơn cho ta chóng tới gia đình lớn. Nơi ta gửi gắm cả thời thanh xuân của mình”. Điều đó chính là tinh thần của chủ nghĩa anh hùng cách mạnh đã được người thanh niên ấy ìí tưởng hoá bằng một cảm xúc lãng mạng bay bổng. Ai trong chúng ta, những thanh thiếu niên thế hệ sau làm sao không cảm phục cho được?
Đọc đoạn nhật kí này, ta thấy Nguyễn Văn Thạc đang viết về cuộc chiến anh sắp sửa phải đối mặt bằng những dòng chữ giàu chất thơ: “Trên mũ là ngôi sao Ta lặng ngắm ngôi sao […]. Bây giờ, ta đọc trong ngôi sao ấy ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu đỏ của lửa, của máu… Ta như thấy trong màu kì diệu ấy có cả hồng cầu của trái tim ta”. Đúng là anh chiến sĩ Hà Thành gan dạ, quả cảm nhưng tâm hồn phảng phất sự bay bổng hào hoa non trẻ:
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
(Quang Dũng, Tây Tiến)
Nguyễn Văn Thạc đã gửi vào cuốn nhật kí biết bao cảm xúc văn chương tha thiết, dạt dào. Điều đặc biệt kì lạ là không khí văn chương được anh đan xen vào lí tưởng chiến đấu, lí tưởng bảo vệ Tổ quốc tự nhiên đến không ngờ: “Mẹ ta nghèo, rau cháo nuôi ta, đau khổ bốn nghìn năm… Để bây giờ ta lớn. Phải lớn lên, phải to ra cho kịp tầm cao của lịch sử. Cánh tay này sẽ bóp nghẹt cổ quân thù”. Từ một khung cảnh bình thường, anh nhìn thấu trong đó nỗi đau của cả dân tộc và diễn đạt nó bằng ngôn ngữ đằm sâu, trữ tình: “Đêm,đầy sao […] như lòng mẹ […]. Hồ nước trong kì lạ. Sao mẹ kể những cái hồ ấy là nước mắt? Đau khổ nghìn năm, những tròng mắt nào đã đầm đìa để tích tụ thành hồ…”
Chiến tranh! Bom đạn của kẻ thù có thể khiến mặt đất khô cằn song không thể làm tầm hồn con người héo úa. Nếu Nguyễn Văn Thạc còn sống và một ai đó hổi: “Điều gì đã tiếp thêm sức mạnh cho anh khi nhập ngũ?” thì hẳn anh sẽ trả lời: “Tình yêu”. Bên cạnh,tình yêu đất nước, yêu gia đình bè bạn… Anh luôn dành một phần quan trọng trong tim cho tình yêu đôi lứa. Nhật kí của anh thường xuyên nhắc đến người bạn gái của mình: “Như Anh bé nhỏ yêu dấu đêm nay ở đâu. Thương… thật nhiều mà không biết nói sao, làm sao cả”, “Lại đi trên đường Nguyễn Ái Quốc. Thú vị vô cùng, chỉ thiếu Như Anh. Nhưng không sao, hạnh phúc bắt đầu từ chỗ biết nhau…”... Từ chỗ mong nhớ người yêu, anh bỗng cảm thấy gần gũi, bao dung với những cảnh hò hẹn riêng tư: “… Đừng bấm đèn trêu họ, cứ để họ nói chuyện… Anh con trai sắp xa người bạn của mình. Cô ta lại về trường học tiếp”
Nhật kí Nguyễn Văn Thạc là minh chứng sống động về tâm lí người lính trẻ: có phút gian khổ tưởng như đã làm họ xao lòng “Khát quá nhưng chỉ có nước ao […]. Dường rihư cấp trên cố ý tạo ra tình huống này – “Rèn”. Chao ôi cái chữ đáng ghét thế”, song ngay lập tức anh tự động viên, khích lệ chính mình “Không có quyền tụt. Không có quyền rời bỏ hàng ngũ”, “Chủ yếu là nghị lực, căn bản là nghị lực”… Vì đang viết nhật kì nên những dòng cảm xúc, suy tư của anh hoàn toàn chân thực, xuất phát tự đáy lòng. Không bao giờ giấu giếm khoảnh khắc “xao động” trong quân ngũ, bởi thế anh “cảm thấy hổ thẹn”, “thèm khát sống trọn vẹn cuộc đời cho Đảng, cho giai cấp”. Anh thường nhắc đến nhân vật Pa-ven của tiểu thuyết nổi tiếng Thép đã tôi thế đấy (Pa-ven có ảnh hưởng rất lớn tới phần đông thanh niên thời bấy giờ. Cuốn Thép đã tôi thế đấy của Ot-xtơ-rốp-xki trở thành cuốn sách gối đầu giường của thanh niên Việt Nam bao thế hệ trước đây): Kiêu hãnh thay người cộng sản Xô viết ấy […]. Ba năm của thời 20, anh đã sống say sưa, sống gấp gáp và mạnh mẽ. Cưỡi trên lưng con ngựa cụt tai trong lữ đoàn Bu-đi-ô-ni anh đã đi khắp miền đất nước. Cuộc sống của anh là một dòng mùa xuân bất tận giữa cuộc đời”.
Nhật kí Nguyễn Văn Thạc xứng đáng trở thành cuốn tư liệu “sống” về những người lính trẻ bằng xương bằng thịt, họ cũng biết yêu, biết giận, biết khóc cười, cũng có khuyết điểm… Anh không lí tưởng hoá hình ảnh anh bộ đội: “Khi đó mới biết đơn vị trước ở đây làm mất uy tín ghê quá. Ba phần tư số xoong quân dụng bị mất, rồi quân trang, quân dụng mất lung tung. Tệ quá… Phải gấp rút khôi phục lại uy tín của quân đội”.
Nhưng trên hết, Nguyễn Văn Thạc đã viết nên một cuốn nhật – kí – văn – học độc đáo hiếm thấy. Đứng trước những sự kiện diễn ra hằng ngày của cuộc sống sinh hoạt và chiến đấu, anh thường liên tưởng đến thơ Phạm Tiến Duật, Hoàng Nhuận Cầm, hoặc minh hoạ bằng thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên, Trần Đăng Khoa,… Thậm chí Nguyễn Văn Thạc GÒn cẩn thân ghi chép những câu hò lục bát:
Tiếng ai như tiếng chuông vàng
Tiếng ơi như tiếng cô nàng của anh.
Dù đã trở thành lính binh nhì, tâm hồn Nguyễn Văn Thạc vẫn còn nồng nàn một ngọn lửa văn chương, phơi phới một ngọn lửa lãng mạn, mộng mơ. Chất văn tồn tại tự nhiên như hơi thở phập phồng nơi lồng ngực anh, dòng máu chảy rần rật nơi huyết quản anh. Trong chiến tranh, nó không hề bị dập tắt mà ngược lại, hoà quyện vào và làm tôn lên cái lí tưỗng cộng sản, mục đích phấn đấu của anh. Cuốn nhật kí đã kết hợp được hai yếu tố trữ tình với cách mạng, chứng tỏ liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc luôn ý thức về việc cân bằng giữa lí trí và con tim!
Nếu đối chiếu nhật kí Nguyễn Văn Thạc với các chức năng văn học thì ngoài giá trị thẩm mĩ, tư tưởng, nó còn hàm chứa ý nghĩa giáo dục. Đó là sự đánh giá của độc giả, còn anh Thạc – anh không viết để nhằm “lên lớp” ai cả, anh dành riêng cho mình:
“Ai đấy khi nắm tay người bạn thân yêu của mình, khi cánh buồm xanh đi về, cánh cửa trời rộng mở, chớ quên dưới chân mình là […] hòn đất đượm mồ hôi, thấm máu bao thế hệ, mà cuộc sống của họ đã xa xôi.
Ai đấy, khi khoác vai người bạn yêu quý… chỉ cho bạn kia là ngôi sao Hôm, sao Mai… Chớ quên rằng có buổi sáng nào, sao Mai mang màu đổ, màu máu và màu lửa. Chớ quên rằng, để đêm trăng có những ngôi sao tình tự […] có những trái tim đầy khát vọng phải xếp vào ba lô mọi ước mơ hiển dịu nhất, mọi tương lai cá nhân quen thuộc nhất. Mà đánh giặc…
Văn đây… Thơ đây… Ai bảo nhật kí thời chiến không thể trở thành một tác phẩm văn học đằm thắm, thiết tha? Và cả cuộc đời anh Thạc, sự hi sinh của anh nữ‘a cũng là một trang văn đẹp trong “cuốn sách” trường kì kháng chiến của toàn dân tộc.
Chúng ta đang nói về Mãi mãi tuổi hai mười – quyển nhật kí kì lạ của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, người lính đã linh cảm chính xác về thời khắc lịch sử 30 – 4 – 1975…
(Lê Thị Thu Ngọc, lớp 91, Trường THCS Ngô Sĩ Liên,
Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)
Nhận xét ‘
Bài viết ià một thành công đáng ghi nhận. Bạn đã đọc và rút ra hai điều lớn có ý nghĩa khái quát của cuốn nhật kí là chất trữ tình và cách mạng. Những chi tiết, những dòng nhật kí xúc động nhất đã được bạn nêu ra và bình giá. Bạn thuyết phục người đọc rằng anh Thạc đã viết nhật kí cho cá nhân chân thực, nhưng đã tạo ra một tác phẩm đằm thắm, thiết tha. Các yếu tố liên tưởng, tưởng tượng, cộng với xúc cảm chân thành đã làm cho bài văn nghị luận của bạn thành công.
Bài 3: Cảm nhận về truyện Lẵng quả thông
Pau-tốp-xki đã từng viết về tác phẩm Cánh buồm đỏ thắm của A. Grin, rằng đó là “một bản trường ca khẳng định sức mạnh tinh thần con người, như trong suốt dưới những tia nắng mặt trời buổi sáng ; nó được chiếu rọi từ đầu đến cuối bằng tình yêu cuộc sống và niềm tin rằng con người trong lúc mãnh liệt hướng về hạnh phúc có thể tự mình tạo nên những điều kì diệu”. Nhưng ông không biết rằng những nhận xét rất mực tinh tế ấy còn có thể dành chơ những thiên truyện ngắn của ông – những thiên truyện như là tập hợp của tình yêu thương và lòng nhân ái. Chính trang văn ấy đã làm rung động trái tim hàng triệu người đọc trong gần năm thế kỉ đã qua.
Khó có thể tôn vinh riêng một truyện ngắn nào của Pau-tốp-xki, truyện nào là hay nhất, tuyệt diệu nhất. Riêng tôi, một truyện ngắn Lẵng quả thông đã làm rung động tâm hồn tôi bằng một rung động sâu xa nhất, những ấn tượng về nó rất khó phai nhạt.
Cũng thật tình cờ, trong một bài giảng về văn xuôi trữ tình Nga, cô giáo tôi đã đọc mấy câu thơ của nhà thơ Bằng Việt:
Những trang sách đi suốt đời vẫn nhớ
Những đám mây ngủ sắc ngủ trong đầu
“Lẵng quả thông” với suối nhạc nhiệm màu
Hoặc:
“Chuyến xe đêm” thẫn thờ mê đắm
Mùi cỏ dại trên cánh dồng xa thẳm
Một bầu trời vĩnh viễn ướp hương hoa…
Nghe cô đọc, tôi thấy say mê với những dòng thơ tràn đầy cảm xúc đó và cố gắng tìm tòi để được đọc. Tôi đã tìm được bài thơ Nghĩ về Pau-tốp-xki trong tập thơ Bằng Việt. Và sau đó lồ tìm đọc truyện ngắn của nhà văn lãng mạn nổi tiếng này… Đây là truyện ngắn đầu tiên đưa tôi tới thế giới văn chương của Pau-tốp-xki, lần đầu làm quen với cái giản dị, mộc mạc, trong sáng của thứ văn xuôi đầy chất thơ này. Nhưng rõ ràng, mỗi lần đọc Lẵng quả thông, trong tôi lại dâng lên niềm xúc cảm ngọt ngào, lòng tôi lại ngân nga tiếng hát.
Truyện được in trong cuốn Tuyển tập Pau-tốp-xki của Nhà xuất bản Văn học Mat-xcơ-va, xuất bản năm 1957. Đó là một câu chuyện cảm động về nhạc sĩ Ê-đua Gri-gơ và cô bé con ông gác rừng Đa-nhi Pê-đéc-xen.
Trong khu rừng ven biển tràn mùi muối, nhiều quả thông, người nhạc sĩ vĩ đại đã hứa với cô bé có đôi mắt xanh rằng ông sẽ tặng cô một món quà đặc biệt khi nào cô mười tám tuổi. Và ông đã làm thật. Ông đã viết nên một bản nhạc trong đó tôn vinh cái đẹp vô cùng của lòng trinh trắng, hạnh phúc, nét tuyệt diệu của thiên nhiên quê hương cô. Mười năm sau, một sự tình cờ đã giúp cô gái mười tám tuổi Đa-nhi Pê-đéc-xen nghe được bản nhạc dành riêng tặng mình. Khi hiểu hết được sự thiêng liêng, cao quý và vẻ đẹp diệu kì trong đó, cô bật khóc vì xúc động, rồi lại cười. Cười vì cô thấy cuộc đời đẹp biết bao và hạnh phúc luôn tràn ngập khắp mọi nơi.
Tôi luôn tưởng tượng rằng Pau-tốp-xki sáng tác truyện ngắn này khi đang lang thang trong những khu rừhg gần thành phố Béc-ghen. Không phải vô cớ mà nhà nghiên cứu Phan Hồng Giang đã nhận xét: Pau-tốp-xki đã run rây đón nhận từng ưẻ đẹp li ti nhất để rồi trả lại cho chúng ta chính vẻ đẹp ấy với sắc màu, hương vị tươi nguyên. Thiên nhiên trong truyện Lẵng quả thông hiện lên thật đến nỗi dường như ta có thể cảm thấy bằng các giác quan. Ta thấy ánh bàng bạc của sương mù, mậu xanh của rêu, những tiếng,vang trên các ngọn núi, hương nấm và tiếng lá rì rào. cảnh sắc mùa thu hiện ra trong một màu vàng lấp lánh, kì diệu vô cùng. Ta hãy nghe nhà văn viết: Nếu như ta có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo thì những chiếc lá đó cũng chỉ có thể làm thành một phần rất nhỏ bộ quần áo mà mùa thu đang trải trên những ngọn núi kia mà thôi. Đó là những nhận xét của một con người yêu thu, nhận ra nhiều điều về cái mùa tuyệt vời mà có thể ai đó trong chúng ta đã vô tình bỏ qua.
Nhưng nhìn thôi chưa đủ, ta còn phải lắng nghe. Nghe tiếng chim hót, tiếng lá, tiếng nước nhỏ giọt hay tiếng nói vui vẻ của con người. Pau-tốp-xki tự nhận trong truyện Lẩng quả thông rằng: Không thể íruyển dạt âm nhạc bằng lời, dù cho ngôn ngữ của chúng ta có phong phú đến thế nào chăng nữa. Nhưng ông đã làm được. Âm nhạc không chỉ có những nốt vô hồn mà còn có cái đẹp – cái đẹp gắn liền với thiên nhiên và con người. Không còn bàn cãi gì khi gọi truyện Lẩng quả thông là một khúc nhạc bằng văn xuôi. Đọc từng câu từng chữ, ta như thấy một đợt sóng âm thanh không lời tràn đến, làm tim ta đập nhanh hơn và lòng ta rộn ràng. Đó chính là sự yên lặng có âm thanh mà chỉ có thiên nhiên huyền bí và tâm hồn con người mới tạo ra mà thôi.
Pau-tốp-xki viết: “Người giàu tưởng tượng có thể nghe thấy giữa những bức tường trắng ở đây nhiều điều kì diệu”. Những nốt trầm hùng vang lên trong “tiếng gầm thét của Bắc Băng Dương”, những nốt cung bậc cao vang lên trong “tiếng gió rú rít kể câu chuyện cổ tích cổ xưa” rồi những nốt son, la ngân nga êm dịu khi “đứa bé gái ru con búp bê bằng vải vụn”.
Ta không thể nghe được bản nhạc tuyệt diệu mà nhạc sĩ Ê-đua Gri-gơ đã dành tặng cho cô bé Đa-nhi Pê-đéc-xen nhưng lại tưởng tượng ra nó qua trang văn Pau- tốp-xki. Trong lúc này đây, ta như đạng đứng bên ngoài cửa sổ căn nhà người nhạc sĩ, lắng nghe tiếng dương cầm “những phím đàn đen và trắng” lướt nhanh dưới ngón tay chắc nịch. Nhạc vang lên như dông tố rồi lặng đi. Trọng phút ấy “chỉ có một sợi dây đàn nhỏ bé là còn rung mãi như thể nàng Lọ Lem bị các chị mắng mỏ đang than khóc“. Tiếng rung ngân nga êm dịu cho đến khi tắt hẳn. Ta thấy tuyết rơi như đang trôi theo dòng suối nhạc, ta thấy tiếng lanh lảnh của chiếc thuyền bằng pha lê đang va vào nhau và nàng Lọ Lem mỉm cười. Trong dòng nhạc như mang âm thanh tiếng lòng của nhà nhạc sĩ đại tài người Áo thầm thì “Cháu là mặt trời, cháu như làn sóng dịu êm, như buổi sáng tươi mát. Cháu là hạnh phúc, cháu là ánh lấp Iánh bình minh”. Và người nhạc sĩ thầm ước mong: “Cầu Chúa ban phước lành cho mọi uột xung quanh cháu, cho tất cả những gì chạm tới cháu uà những gì cháu chạm tới”. Những chữ cái bộng biến thành nốt nhạc và cứ thế tuôn trào theo phím đàn. Nó khiến lũ chim bối rối, làm xúc động con tim người cho đến cả những con côn trùng bé xíu.
Ta tự hỏi: những ý nghĩ của nhạc sĩ sẽ gửi qua phím đàn, Đa-nhi có nghe thấy không? Cô đã nghe thấy.gì, đã cảm thấy gì? “Một tiếng tù và mục đồng rúc lên trong buổi sáng tinh sương” – một nốt cào vang lên như mời gọi. Rồi điệu nhạc du dương lớn dần. Những nốt trầm “như một luồng gió” mạnh mẽ, và nốt thấp hơn “cất mình lên cao”. Đa-nhi nghe thấy tiếng nói của quê hương trên những ngọn núi, trong tiếng sóng rì rào. Nốt trong vắt, leng keng như “tiếng quả chuông nhỏ” tiếng của “đàn chim nhào lộn trên không” và cao hơn nữa, tiếng “trẻ hú gọi nhau trong rừng”. Rồi chậm chạp như tiếng sủi bọt con tàu rồi bất ngờ cao lên khi “gió reo cơ trên cánh buồm” ca ngợi tự do và hạnh phúc.
Luồng không khí âm nhạc thổi tới khắp nơi, tràn ngập bầu trời, vạch mây mù để lộ ra những vì sao lấp lánh. Và Đa-nhi nghe thấy tiếng nói thân thương nãy giờ ẩn kín trong nốt nhạc: “Dù ai có nói uới cháu những gì đi nữa thì cháu hãỵ cứ tin rằng cuộc đời thật là kì diệu uà tuyệt đẹp”, đột nhiên âm thanh ngân nga và da diết: “Cháu là hạnh phúc. Cháu là ánh lấp lánh của bình minh”. Đa-nhi thấy mình như bay theo dòng nhạc đang cuồn cuộn chảy trôi tới một xứ sở diệu kì, nơi chỉ có ánh sáng và hạnh phúc, nơi tràn ngập tình yêu, nơi không có đau khổ nào làm ta nhỏ lệ. Nốt trầm bổng bay nhanh hơn như một đám mây huyền diệu, nâng bổng cô lên cao mãi …
Có ai đó đã nói rằng: “Nghệ thuật đem lại cho con người những gì đẹp nhất”. Cho dù là văn, thơ hay nhạc, hoạ đều đúng theo câu nói ấy. Bản giao hưởng của nhạc sĩ Gri-gơ đã đem lại cho cô bé Đa-nhi niềm tin vào cuộc đời vẫn còn những điều kì diệu.
Bản nhạc “chỉ cho cô thấy cái tuỵệt mĩ mà con người thì phải sống bằng cái tuyệt mĩ ấy”. Vào cuối truyện, Đa-nhi đã thốt lên trước biển cả mênh mông: “Đời ơi hay nghe đây! Ta yêu Người”. Ta có thể tin chắc rằng cô sẽ được hạnh phúc, bởi vì: “Con người trong giây phút mãnh liệt hướng về hạnh phúc có thể tự mình làm nên những điều kì diệu”.
Cho dù giờ đây Pau-tốp-xki đã xa chúng ta, nhưng những truyện ngắn của ông vẫn sông mai tronq lòng người đọc. Ta lại nhớ lại ý thơ của nhà văn Bằng Việt : “Lẵng quả thông’’ trong suối nhạc diệu kì. Suối nhạc ấy sẽ còn tuôn trào, sẽ còn được chúng ta yêu mến như một áng văn bất hủ.
(Lưu Hoài An, lớp 9A9, Trường THCS Ngô Sĩ Liên,
Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)
Nhận xét
Một bài văn nghị luận về tác phẩm văn học nhưng thấm đẫm cảm xúc của người viết. Có cảm giác như bạn làm bài biểu cảm về tác phẩm Lẵng quả thông. Người viết đã phân tích, đã bàn luận về tác phẩm ở góc độ một người thưởng thức, một người say mê Lẵng quả thông. Bạn đã đọc tác phẩm không chỉ bằng mắt, mà bằng cả trí tưởng, tượng, liên tưởng mạnh mẽ: “Thiên nhiên trong truyện Lẵng quả thông hiện lên thật đến nỗi dường như ta có thể cảm thấy bằng các giác quan. Ta thấy ánh bàng bạc của sương mù, màu xanh của rêu, những tiếng vang trên các ngọn núi, hương nấm và tiếng lá rì rào. cảnh sắc mùa thu hiện ra trong một màu vàng lấp lánh, kì diệu vô cùng. Ta hãy nghe nhà văn viết: “Nếu như ta có thể lấy hểt đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn ìá cây rất mực tinh xảo thì những chiếc lá đó cũng chỉ có thể làm một phần rất nhỏ bộ quần áo mà mùa thu đang trải trên những ngọn núi kia mà thôi.”. Đó là nhữhg nhận xét của một con người yêu thu, nhận ra nhiều điều về cái mùa tuyệt vời mà có thể ai đó trong chúng ta đã vô tình bổ qua”.
Kết hợp với thơ Bằng Việt, nhận xét của chính Pau-tốp-xki, đánh giá của Phan Hồng Giang, bạn đã làm cho bài văn nghị luận có thêm những căn cứ xác đáng. Sự say mê và hứng thú của bạn đã truyền-xúc động sang cho người đọc. Và có lẽ có thể còn có thể góp ý về sự rành mạch của luận điểm, luận cứ, nhưng viết về tác phẩm cụ thể như bạn là một lối viết độc đáo. Rất đáng khen.
Theo hoctotnguvan.vn