Nghị luận xã hội về câu nói “Cái khó bó cái khôn”

Nghị luận xã hội về câu nói “Cái khó bó cái khôn” – Bài làm 1

Thành ngữ ra đời đôi khi không chỉ là một bài học, một lời răn dạy, mà còn là một lời động viên, an ủi khi con người gặp phải những khó khăn trong cuộc sống. “Cái khó bó cái khôn” là một câu thành ngữ như vậy.

van mau nghi luan xa hoi ve cau noi cai kho bo cai khon Nghị luận xã hội về câu nói “Cái khó bó cái khôn”

Vậy, “cái khó bó cái khôn” có nghĩa là gì? “Cái khó” là những khó khăn gây cản trở trong việc thực hiện một công việc nào đó. Trong khi đó, “cái khôn” lại là những kế hoạch, vấn đề tốt đẹp. Như vậy, “Cái khó bó cái khôn” ý nói đến nhũng khó khăn làm cản trở những dự định đúng đắn mang tính tích cực. Hiểu rộng hơn, câu tục ngữ ám chỉ hoàn cảnh có tác động đến tinh thần của mỗi người. Nó giống như một cách để động viên mỗi khi bản thân bị bế tắc, không tìm ra được phương hướng giải quyết trong cuộc sống.

Thưc tế, nếu coi câu tục ngữ là một lời khuyên của ông cha ta từ xưa để lại thì có phần chưa đúng. Đôi khi trong cuộc sống, nhờ những thử thách mà con người có thể vươn lên mạnh mẽ, đạt được những điều mình mong muốn. “Cái khó bó cái khôn” – thức chất nó cũng giống như một thất bại, vấp ngã trên đường đời. Nếu ta coi “Thất bại là mẹ thành công”, thì tự khắc bản thân sẽ đúc rút được những bài học, kinh nghiệm từ sai lầm của mình mà đứng dậy, phấn đấu đạt được mục tiêu mình theo đuổi.

Bên cạnh câu tục ngữ trên, còn có một câu khác gần giống nhưng mang ý nghĩa hoàn toàn khác: “Cái khó ló cái khôn”. Cuộc sống không phải lúc nào cũng trải đầy cánh hồng. Sẽ có lúc ta dẫm phải những chiếc gai nhọn hoặc gặp những tảng đá chắn ngang đường. Sự bình tĩnh, sáng suốt vào những lúc khó khăn sẽ đem đến cho bạn “cái khôn”. Như vậy, chính hoàn cảnh sống đã tạo động lực thúc đẩy cho “cái khôn” hình thành và phát triển.

Cuộc sống đày đủ đôi khi lại khiến nhiều bạn trẻ sống ý lại vào điều kiện gia đình, ăn bám bố mẹ. Họ không đặt ra những mục tiêu để phấn đấu, hoặc dễ dàng buông xuôi khi gặp khó khăn, rồi tặc lước cho rằng “Cái khó bó cái khôn”. Sự dụa dẫm làm cho họ mất đi tính tự lập, kiên trì trong cuộc sống. Về lâu dài, cuộc sống của họ sẽ trở nên vô nghĩa.

Để cho cuộc sống ngày một trở nên có ý nghĩa, mỗi chúng ta nên tự đặt ra cho mình những mục tiêu để phấn đấu. Cũng sẽ có nhũng lúc chông gai, trắc trở, nhưng chính những thời điểm đấy chúng ta mới có thể mạnh mẽ hơn và “khôn” hơn.

Nghị luận xã hội về câu nói “Cái khó bó cái khôn” – Bài làm 2

Thông thường, khi cố gắng mà không đạt được một ý định nào đó, chúng ta thường tự động viên mình: “Cái khó bó cái khôn”.

Vậy, “cái khó bó cái khôn” có nghĩa là gì? “Cái khó” được hiểu là hoàn cảnh, điều kiện khó khăn không cho thực hiện một việc nào đó. “Cái khôn” là những dự kiến, kế hoạch, dự định tốt, sáng suốt. “Bó” nghĩa là trói buộc, hạn chế, không cho thực hiện. Cả câu có nghĩa chung là: hoàn cảnh khó khăn cản trở việc thực hiện một dự định, một kế hoạch tốt đẹp.

Rất nhiều lần trong cuộc sống, chúng ta nghe những câu, đại ý như: vẫn biết là như thế, nhưng “cái khó bó cái khôn”, chưa thể làm được…

Có lẽ, thành ngữ này ra đời là để giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn tìm được lời giải thích về sự bất lực của mình, cũng như động viên, an ủi họ.

Dân gian còn có câu: “Lực bất tòng tâm”, nghĩa là: trong lòng rất mong muốn nhưng khả năng không thể đạt được. Đây cũng là một cách để giúp người ta nhìn vào thất bại mà không hoàn toàn mất tinh thần trước thất bại ấy.

Từ trong ý nghĩa sâu xa, ta thấy, câu tục ngữ xác nhận một thực tế: hoàn cảnh tạo nên tính cách con người; hoàn cảnh thực tế quyết định ý chí, ý thức… của mỗi chúng ta. Chính “cái khó” (tức hoàn cảnh) đã quyết định “cái khôn” (tinh thần) của người ta.

Câu nói trên phản ánh thực tế và quy luật khách quan: vật chất sinh ra ý thức, hoàn cảnh quy định tính cách con người…

Tuy nhiên, câu tục ngữ trẽn cũng có mặt phiến diện: nó chưa phải đã chi hết tính quy luật của sự tác động ngược chiều giữa ý thức đối với vật chất, giữa ý chí, nghị lực đối với hoàn cảnh.

Thực ra, còn có câu tục ngữ khác: “Cái khó ló cái khôn”. Lúc này, ý nghĩa của nó đã hoàn toàn thay đổi. “Cái khó”, “cái khôn” vẫn được hiểu với ý nghĩa trên. “Ló” nghĩa là chợt nảy ra, tìm ra. Nghĩa chung của cả câu là: hoàn cảnh khó khăn sẽ làm nảy sinh những ý định, những lối thoát khôn ngoan nhất.

Nghị luận xã hội về câu nói “Cái khó bó cái khôn” – Bài làm 3

Sự thành công của mỗi người tùy thuộc chủ yếu vào khả năng, lòng kiên nhẫn thực hiện đến cùng. Để đạt được kết quả mà mình mong muốn thì đòi hỏi bạn cần phải biết cách nắm bắt thời cơ, nhạy bén cũng như không bỏ cuộc sớm. Song hiện nay có rất nhiều người vì hoàn cảnh khách quan, vì khó khăn, thử thách mà nhanh chóng chán nản, không muốn tiếp tục. Bởi vậy ông cha ta mới có câu nói “Cái khó bó cái khôn” là vì thế.

Cuộc sống không ngừng biến đổi, con người cần phải thích nghi để có thể hòa nhập và không ngừng phát triển mình. “Cái khó bó cái khôn” có hai ý nghĩa, đó cũng chính là lời khuyên dành cho tất cả mọi người.

Chúng ta phải đối mặt với nhiều nhiều khó khăn, gian nan trong cuộc sống để giành được điều mà mình mong đợi. Trên con đường đi đó có nhiều chông gai và thử thách, cũng như những nguyên nhân khách quan bên ngoài. Chính những yếu tố đã làm hạn chế, che mất đi tầm nhìn của bạn, khiến bạn chùn bước, không bước nữa. Có thể nói họ đã không đủ dũng cảm, bản lĩnh để vượt qua những gian nan bước đầu đó. Vì khó khăn, vì không thể tiếp tục thì chúng ta chỉ dám bước đến đó và dừng lại, tư duy của chúng ta sẽ không được phát triển nữa vì ngại khó, ngại khổ.

Xem thêm:  Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám

Tuy nhiên đó mới chỉ là một khía cạnh của câu nói, bên cạnh những người nhanh bỏ cuộc khi gặp khó khăn thì còn rất nhiều người dám đương đầu với khó khăn và thử thách, vượt qua sự sợ hãi của bản thân để dành chiến thắng. Nếu như chúng ta có thái độ tích cực, cái nhìn lạc quan thì mọi khó khăn đó có thể chẳng là gì. Sự nỗ lực của bản thân, kiên trì không ngừng sẽ tạo nên thành quả tốt đẹp. Từ khó khăn có thể chúng ta sẽ nảy ra rất nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo.

Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ vừa mới gặp khó khăn đã nản lòng, gục ngã, kêu than không thể tiếp tục. Những người như vậy chỉ mãi đứng yên một chỗ, không thể bước ra xa. Vì chính cái “khó’ đã kìm hãm sự phát triển của trí óc và nhận thức.

Trong đề Toán, có một câu rất khó, đòi hỏi phải động não nhiều, nếu không sẽ không thể nào giải được. Nam là học sinh lười tư duy nên khi nghe bảo bài toán khó đã không chịu đọc đề, đã gấp trang sách lại và không làm nữa. Nam dị ứng với từ “khó” nên nghe đến đó đã nghĩ ngay đến việc không thể làm được. Đây là một suy nghĩ sai lầm, dẫn đến sự trì trệ của bạn Nam trong quá trình học tập.

Việc để cái “khó” bó buộc, làm hạn chế cái ‘khôn” sẽ khiến cho trí não chậm phát triển, mất đi sự nhanh nhạy trước một vấn đề. Đối với những người trẻ thì trí óc là thứ cần thiết phải rèn luyện thường xuyên. Nhưng gặp khó khăn, thử thách đã nhanh bỏ cuộc thì bạn mãi mãi chỉ là người theo sau, không có chí tiến thủ.

Cuộc sống của mỗi người không ai giống ai, người thì sung sướng, giàu có; nhưng có những người nghèo khổ cả một đời, ước mơ cũng dang dở cả một đời. Giữa họ có nhiều thứ khác nhau, có thể ý chí và nghị lực cũng khác nhau. Nếu những người nghèo khó không ngại khó khăn, khổ sở mà vượt lên chính mình thì chắc chắn họ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp ở phía trước.

Nếu như để cho lối sống “cái khó bó cái khôn” ăn sâu vào tiềm thức thì chúng ta mãi mãi không thể giải phóng được bản thân, mãi mãi đứng yên một chỗ. Nó không những khiến cho đầu óc bị trì trệ mà còn khiến cho con đường mà bạn đi cũng không nhích thêm một tý nào.

Để rèn luyện tư duy của mình thì buộc mỗi người cần phải có suy nghĩ tích cực về cái khó khăn với cái ý chí tiến thủ trong cuộc sống.

Để đạt được ước mơ, để đạt được khát vọng của mình thì hãy khống chế suy nghĩ cái khó bó cái khôn. Như thế chúng ta mới có thể hoàn thiện bản thân và làm được nhiều điều có ý nghĩa cho cuộc sống hơn.

Nghị luận xã hội về câu nói “Cái khó bó cái khôn” – Bài làm 4

Có một danh nhân đã nói: Trong thành công, có tới 99% là sự cố gắng; chỉ có 1% là năng khiếu mà thôi. Quả đúng như vậy những người nổi tiếng, đạt được tới đỉnh cao vinh quang của sự nghiệp đều là những tấm gương sáng về sự phấn đấu không ngừng nghỉ, về ý chí và nghị lực phi thường. Tuy nhiên, hiện nay trong giới trẻ vẫn có một số người mượn câu tục ngữ: Cái khó bó cái khôn để tự biện hộ cho thái độ học tập, thái độ sống thiếu tích cực của mình.

Vậy ý nghĩa của câu tục ngữ trên là như thế nào ? Khó là những ràng buộc chặt chẽ, phi lí đòi hỏi phải có nhiều điều kiện hoặc phải hết sức cố gắng mới có được, mới làm được. Khôn là khả năng suy xét để xử sự, làm việc một cách có lợi nhất, tránh được những việc làm và thái độ có hại để  đạt được mục đích. Từ bó có nghĩa là giữ lại, kìm lại trong phạm vi chật hẹp, không cho tự do hoạt động và phát triển.

Trong cuộc sống hằng ngày, những khó khăn do chủ quan, khách quan mang lại khiến cho mỗi cá nhân khó có thể xoay sở để vượt qua, dễ dẫn đến thái độ buông xuôi tiêu cực, chấp nhận thực tế phũ phàng. Nếu nói câu tục ngữ Cái khó bó cái khôn là đúng thì nó chỉ đúng trong xã hội cũ hoặc đúng với những con người lười biếng, thụ động. Có thể chứng minh điều này bằng thực tế trong cuộc sống quanh ta.

Ví dụ bạn A vì gia đình khó khăn, hằng ngày phải phụ bố mẹ kiếm sống, do đó học yếu nên bỏ học. Bạn B Vì một bài Toán khó không làm được, chấp nhận bị điểm kém. Bạn c chấp nhận cảnh nghèo và đổ lỗi cho số phận: Cảnh nghèo đi ngược về xuôi vẫn nghèo.

Ý nghĩa thứ nhất của câu tục ngữ Cái khó bó cái khôn là nói đến sự trói buộc nghiệt ngã của các yếu tố khách quan, khiến yếu tố chủ quan (cá nhân) khó bề xoay sở để vượt qua nghịch cảnh.

Ý nghĩa thứ hai của câu tục ngữ là phản ánh thái độ thụ động, cam chịu của những người thiếu ý chí, nghị lực trước khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Thái độ ấy là tiêu cực vì nó triệt tiêu khả năng kì diệu mà Tạo hóa ban cho loài người là khả năng thích ứng nhanh nhạy với mọi điều kiện sống khác nhau.

Câu tục ngữ này xuất hiện từ lâu trong hoàn cảnh xã hội phong kiến lạc hậu, bảo thủ. Con người phải tuân theo mọi kỉ cương, nguyên tắc sẵn có, những ràng buộc chặt chẽ, phi lí, ít khi được tự do sáng tạo. Xưa kia, người dân lao động phải sống một cuộc sống cơ cực, thiếu thốn kéo dài, hậu quả của một nền kinh tế tiểu nông mang nặng tính chất tự cung tự cấp, phụ thuộc vào thiên nhiên. Họ luôn luôn phải Lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày, lấy đầy bát cơm. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tầm suy nghĩ, tầm nhìn và sự năng động của mỗi cá nhân. Một nguyên nhân quan trọng nữa là trong xã hội phong kiến có qui luật lệ, định Kiến ràng buộc con người. Nền kinh tế tự cung tự cấp đã kìm hãm sự phát triển về mọi mặt của xã hội. Quyền sống tự do bị tước đoạt, mọi suy nghĩ, hành động của cá nhân đều không được phép vượt khỏi khuôn khổ định sẵn của luân lí Tam cương, Ngũ thường. Vì thế mà con người gần như mất quyền chủ động và sáng tạo trong công việc. Dẫu có biết (khôn) đi chăng nữa thì cũng đành chịu bó tay vì nhiều cái khó.

Xem thêm:  Cảm nhận về nhân vật Nhĩ trong tác phẩm Bến Quê

Bên cạnh câu tục ngữ Cái khó bó cái khôn còn có câu Cái khó ló cái khôn.

Ý nghĩa cáu tục ngữ này đối lập với câu tục ngữ trên. Từ ló ở đây có nghĩa là để lộ một phần nhỏ, xuất hiện một ý tưởng, điều kiện nhỏ. Câu tục ngữ muốn nói trong công việc dù gặp nhiều khó khăn trở ngại nhưng nếu quyết tâm thực hiện thì ta vẫn tìm được cách giải quyết để đạt được mục đích cuối cùng.

Chẳng hạn như gia đình khó khăn phải phụ bố mẹ kiếm sống thì ta phải tranh thủ thời gian học tập. Gặp bài khó thì hỏi thầy, hỏi bạn và tìm ra phương pháp học tập phù hợp với hoàn cảnh gia đình mình, thì nhất định kết quả học tập sẽ tốt hơn. Một bài Toán khó không giải được phải tìm sách mà đọc, tìm bạn để hỏi; nếu bị điểm kém sẽ rút kinh nghiệm để bài sau làm tốt hơn. Gia đình nghèo thì bản thân phải cố gắng chăm làm, chăm học, phấn đấu học giỏi để thay đổi số phận. Ngày nay, đất nước đã mở cửa, hội nhập với thế giới, chúng ta đang đứng trước vận hội mới, thách thức mới, cơ hội làm giàu chia đều cho tất cả mọi người.

Cổ nhân có câu: Lửa thử vàng, gian nan thử sức hoặc: Gió bão mới hay cây cỏ cứng. Trong quá trình học tập và làm việc, khó khăn gian khổ là lẽ đương nhiên. Điều quan trọng là chúng ta có chấp nhận nó và tìm cách để vượt qua nó hay không. Xung quanh chúng ta giờ đây có rất nhiều tấm gương phấn đấu bền bỉ, kiên định, thực hiện bằng được mục đích tốt đẹp mà bản thân xác định từ đầu.

Anh Lê Nguyễn Minh Quang, cựu học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong, thành phố Hồ Chí Minh xuất thân từ một gia đình nghèo ở Đức Hòa, Long An. Anh có ý thức tự lập rất sớm. Thương mẹ tảo tần buôn bán nuôi đàn con nhỏ, anh vừa học vừa tìm cách giúp đỡ mạ và dạy dỗ các em. An đói, mặc rách không làm anh nản lòng, nhụt chí- Anh vẫn quyết tâm học thật giỏi để đổi đời, để đền đáp công ơn cha mẹ, thầy cô và xã hội đã giúp anh trưởng thành. Là một trong những học sinh, sinh viên nghèo vượt khó được nhận học bổng của báo Tuổi trẻ, anh đã phấn đấu học tập và giờ đây đã trồ thành Tổng giám đốc một Công ty lớn ở thành phố Hồ Chí Minh.

Anh Nguyễn Công Hùng ở Nghệ An là một nạn nhân chất độc da cam bị liệt hết chân tay, phải ngồi xe lăn mà vẫn không ngừng mày mò, học hỏi để nâng cao trình độ hiểu biết về Tin học. Anh trở thành Giám đốc một Công ti Tin hộc và đặc biệt là trở thành thầy dạy vi tính cho mấy chục học trò tật nguyền ở địa phương.

Lê Thanh Thúy – cô gái đang ngày đêm chiến đấu với căn bệnh ung thư xương để viết tiếp giấc mơ được đến trường. Hồ Quốc Thống – chuyên viên đồ họa thiết kế vi tính về nhiếp ảnh xuất thân từ một đứa trẻ lang thang với đủ nghề kiếm sống trên đường phố. Anh Thống đã học nhiếp ảnh thành công và đã giúp cho nhiều bạn trẻ có hoàn cảnh như mình vào nghề. Nguyễn Hữu Ân – anh sinh viên vừa học vừa làm, vừa ngày ngày chăm sóc mẹ nuôi đang bị bệnh ung thư tại Bệnh viện Ung bướu thành phố để giữ trọn lời hứa với mẹ ruột trước khi mẹ qua đời.

Đó là những tấm gương rất đẹp nhưng lại rất bình dị trong đời thường. Thành tích đạt được của mỗi người đều là những bài học quý để các bạn trẻ khâm phục và học tập. Nghị lực mạnh mẽ, quyết tâm vươn lên từ khốn khó để thay đổi cuộc đời, đó là những đức tính cao quý rất cần thiết cho mỗi người trong cuộc sống.

Một số ví dụ nêu trên đã chứng minh rằng không phải là Cái khó bó cái khôn mà ngược lại với những con người có tính cách mạnh mẽ, có nghị lực, có lòng kiên trì và sức chịu đựng bền bỉ thì Cái khó ló cái khôn. Từ trong gian nan thử thách, họ sẽ tìm ra được hướng giải quyết, hướng đi đúng đắn nhất để thực hiện bằng được ước mơ mà bản thân hằng đeo đuổi. Nếu bạn nào hay ngụy biện cho sự lười biếng, ỷ lại, thiếu ý chí, nghị lực trong phấn đấu hoặc hay đổ thừa cho hoàn cảnh khó khăn mà bê trễ việc học hành thì hãy thử soi vào những tấm gương đó để suy ngẫm và tự sửa mình.

Nghị luận xã hội về câu nói “Cái khó bó cái khôn” – Bài làm 5

Cha ông ta từ đời xưa đã để lại cho con cháu rất nhiều câu thành ngữ, ca dao, tục ngữ. Đây đều là những câu nói được rút ra từ những trải nghiệm, kinh nghiệm sống, những câu nói đó không chỉ là những bài học, những lời răn dạy cho chùng ta, nó còn là những lời động vui, an ủi, định hướng khi mà chúng ta gặp phải những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Câu thành ngữ “cái khó bó cái khôn” chính là một câu thành ngữ như vậy

Xem thêm:  Đề 5 – Một kỷ niệm đáng nhớ với một vật nuôi mà em yêu thích – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

“Cái khó bó cái khôn” đây là câu tục ngữ được sử dụng rất phổ biến của người Việt Nam chúng ta. Ai cũng đã được nghe rất nhiều lần, và trong cuộc sống, cũng chưa có ai chưa từng dùng nó lần nào. Vậy, “cái khó bó cái khôn” có ý nghĩa như thế nào? “Cái khó” được hiểu chính là những khó khăn gây cản trở, không cho chúng ta thực hiện một công việc nào đó. Còn “cái khôn” chính là những dự kiến, những kế hoạch, dự định, vấn đề tốt đẹp và sáng suốt. “Bó” giống như một sợi dây, trói buộc hạn chế, không cho thực hiện những kế hoạch, dự định. Cả câu thành ngữ hiểu theo nghĩa chung nhất ý chỉ  những khó khăn sẽ cản trở chúng ta thực hiện những dự định, những kế hoạch tốt đẹp. Hiểu sâu rộng hơn nó chính là hoàn cảnh sẽ tác động đến tinh thần mỗi người,giải thích cho sự bất lực cũng như một cách động viên khi chúng ta gặp phải những bế tắc, không tìm ra được phương hướng để giải quyết trong mọi việc.

Từ trong ý nghĩa sâu xa trên, ta thấy được một thực tế đó chính là hoàn cảnh sẽ tạo nên tính cách con người, đồng thời hoàn cảnh cũng quyết định đến ý chí và ý thức của mỗi chúng ta. Cái khó mà ta đang gặp phải chính là hoàn cảnh là điều kiện khiến cho cái khôn chính là tinh thần của mỗi người. Câu nói trên mang một quy luật khách quan của thực tế, vật chất sinh ra ý thức và hoàn cảnh quyết định đến tinh thần.

Nhưng thật sự, câu thành ngữ trên chỉ mang một mặt phiến diện, lời khuyên của ông cha ta từ xưa thật sự chỉ một phần đúng. Bởi nó chưa nói đến chiều ngược lại của ý thức và vật chất, giữa nghị lực với hoàn cảnh. Trong cuộc sống vạn biến, con người khi gặp những thử thách nhưng lại là động lực để có thể vươn lên mạnh mẽ nhất, đạt được những thành quả cao nhất. Sự thành công tùy thuộc rất lớn vào khả năng và lòng kiên nhẫn đến cùng. Vì vậy, cần nắm bắt được thời cơ, đừng vì khó khăn, vì hoàn cảnh mà bỏ qua cơ hội. Một lần thắt bai, một lần vấp ngã trên đường đời, bạn hãy nhớ đến câu nói “Thất bại là mẹ thành công”, hãy rút ra những bài học, những kinh nghiệm từ những lần vấp ngã, và kiên cường lên, hãy đứng lên, phấn đấu tiếp để đạt được mục tiêu mà bạn đang theo đuổi.

Bên cạnh câu tục ngữ cái khó bó cái khôn còn có một câu tục ngữ khác mang một ý nghĩa hoàn toàn khác đó là “Cái khó ló cái khôn”. Đây chính là câu răn dạy chúng ta hãy bình tĩnh, sáng suốt trong mọi tình huống, mọi tảng đá hay những chiếc gai nhọn. Đây thể hiện cho một ý chí không sợ hoàn cảnh sống bó buộc lấy bản thân. Phải tiến lên và phát triển

Nhưng có rất nhiều bạn trẻ, vì cuộc sống quá đủ đầy, được bố mẹ bao bọc,có ý nghĩ ỷ lại vào điều kiện gia đình, dựa vào bố mẹ, nên khi chỉ mới gặp chút khó khăn, một chút vấp ngã trên đường đời thì đã không còn tâm trí, cảm thấy bế tắc, gục ngã và không thể tiếp tục. Nếu các bạn ấy cứ như thế thì sẽ mãi mãi chỉ có thể dậm chân tại chỗ, không có bước tiến xã hơn. Cái “khó” giống như đã nuốt chửng lấy sự phát triển của cái “khôn”. Hãy động não nhiều hơn, hãy vượt qua. Trong một đề Toán, khi gặp phải những câu hóc búa, nếu một người lười suy nghĩ thì chỉ cần nghe thấy hai từ đề khó thì đã nghĩ ngay đến việc chờ đợi người khác cho mình câu trả lời, hoặc nghỉ ngay đến việc gấp trang sách lại bỏ qua, nếu cứ như thế bạn sẽ bị trì trệ mãi trong học tập. Cái khó khiến trí não chậm phát triển, mất đi sự nhanh nhạy với vấn đề, đó là sự kìm hãm cái khôn lại.Vì vậy, các bạn trẻ hãy thường xuyên rèn luyện trí óc, cố gắng học cách tìm tòi, tiếp thu, học hỏi những người xung quanh. Nếu làm được điều đó nhất định bạn sẽ không bao giờ là kẻ thua cuộc, cuộc sống sẽ không trở nên vô nghĩa

Bên cạnh câu tục ngữ cái khó bó cái khôn còn có một câu tục ngữ khác mang một ý nghĩa hoàn toàn khác đó là “Cái khó ló cái khôn”. Đây chính là câu răn dạy chúng ta hãy bình tĩnh, sáng suốt trong mọi tình huống, mọi tảng đá hay những chiếc gai nhọn. Đây thể hiện cho một ý chí không sợ hoàn cảnh sống bó buộc lấy bản thân. Phải tiến lên và phát triển

Hãy tự cho mình một cuộc sống muôn màu, không chỉ màu hồng, mà còn điểm thêm chút xám, chút xanh đỏ. Như vậy bạn sẽ cảm thấy mình sống thật ý nghĩa, mỗi người hãy tự đặt cho mình những ước mơ, những mục tiêu để tiến lên, để phấn đấu. Dù có lúc gặp chông gai, gặp trắc trở nhưng đây cũng là lúc khiến ta mạnh mẽ và tốt hơn.

Bài liên quan

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp Hướng dẫn Soạn bài lớp…
Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập Hướng dẫn Soạn bài lớp 9:…
Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn Hướng dẫn Soạn…
Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò Hướng dẫn Soạn bài lớp 9: Con cò Soạn…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *