Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy – văn lớp 9

Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy – văn lớp 9

Hướng dẫn

Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy – văn lớp 9

Bài làm

Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Năm 1966 ông gia nhập quân đội vào binh chủng thông tin, tham gia chiến đầu ở nhiều chiến trường, Bài thơ “Ánh trăng” ra đời năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh. Bài thơ như một lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao của tác giả khi còn ở ngoài chiến trận gắn bó sâu sắc với thiên nhiên, trời đất.

Bài thơ là mạch cảm xúc kéo dài từ quá khứ đến hiện tại. Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, thân thương của người dân Việt Nam nói chung và tác giả nói riêng.

“Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với biển

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ”

Đoạn thơ như một lời tự sự hoài niệm về quá khứ của tác giả đã gắn bó với trăng như thế nào, đã là người bạn thân thiết bên nhau những tháng ngày tuổi thơ cho tới kháng chiến như thế nào? Cuộc sống tự hòa quyện mình vào với thiên nhiên, với đất trời, một cuộc sống yên bình mà cũng không kém phần xáo động bởi những thứ xung quanh. Chiến tranh đã qua, một cuộc chiến kesod dài mấy ngàn năm lịch sử, phải sống trong rừng, sống quanh núi, ánh trăng vốn trở thành người bạn tri kỉ với tác giả. Hàng đêm có trăng, cũng không buồn nơi rừng sâu núi hiểm. Hồi nhỏ và hồi chiến tranh, tác giả đã đưa người đọc từ từ cảm nhận theo dấu mốc thời gian luân chạy luôn hồi, ánh trăng đã từng là bạn hiền, là người bạn cùng vui chơi hồi còn nhỏ và từng vào sinh ra tử hồi còn chiến tranh.

Xem thêm:  Suy nghĩ về vấn đề mê trò chơi điện tử mà sao nhãng học tập – Ngữ Văn 9

“Trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ

ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa”

Trăng đẹp và giản dị vô cùng, một vẻ đẹp thuần túy mà không cần trang điểm, không cần gợi tạo màu sắc, trăng đẹp một cách hồn nhiên và vô tư như thế. Vầng trăng ấy trong chiến tranh, vầng trăng ấy hồi còn nhỏ cứ ngỡ sẽ không bao giờ quên, nhưng không phải.

“Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường.”

Cuộc sống chốn phù du hoa lệ bởi ánh đèn điện dường như đã che lấp mất ánh sáng bao trùm của ánh trăng. Những ngôi nhà cao tầng mọc san sát, bao nhiêu thứ của cuộc sống hiện đại khiến con người ta dễ dàng quên đi những gì của quá khứ đã từng là thân thuộc. Dễ quên đi những lời hứa sẽ mãi là “ánh trăng tình nghĩa”, là sự chở che nhau trong cuộc đời nhưng tất cả lại bị lãng quên như một đóa hoa phù du có nở sẽ có tàn. Giọng thơ trong khổ thơ này như chúng xuống, như nghẹn lại, một niềm cảm xúc khó diễn tả làm cho nỗi niềm của con người với ánh trăng mang một chút gì đó là cảm xúc của sự hối lỗi, là những cảm xúc còn vẹn nguyên như những ngày đầu.

“Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn – đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn”

Đoạn thơ cho ta dòng cảm xúc đột ngột. Một cảm xúc khó diễn tả tành lời cứ như ta đã lâu không gặp lại người cũ, hay chính là cảm giác tự trách móc bản thân khi đã vội vã quên đi người bạn tri kỉ với mình. Những động từ mạnh đã gợi tả sức mãnh liệt trong dòng cảm xúc của tác giả “thình lình”, “bật tung”, “đột ngột” chính là sự thay đổi trạng thái cảm xúc của con người trong bóng tối bất ngờ của thành phố khi đèn chiếu sáng bị tắt. Phải chăng với những thứ xa hoa của phố thị cùng với bận rộn của công việc trong những ngày hòa bình của đất nước ta đã quên mất đi những gì là đẹp đẽ, là thuần túy là tri kỉ đã bên ta trong suốt chặng đường khó khăn gian khổ.

Xem thêm:  Đề 47 – Trình bày suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Vầng trăng tròn một cách “đột ngột” chính là khi tác giả bật cửa sổ và đối diện với ánh trăng của mình. Trăng có khi nào đang khuyết lại tròn “đột ngột”, trăng vẫn tròn như thế, vẫn tròn trịa như những kỉ niệm vẫn vẹn nguyên chỉ có con người là thay đổi, là không nhận ra hay vô tình quên đi mất những kí ức đẹp của mình với ánh trăng.

“Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng”

Mặt đối mặt đã cho tác giả có cảm nhận rung rung về những kỉ niệm chạy dài tỏng kí ức, những kỉ niệm đẹp đẽ nhất, thuần túy nhất giữ chính tác giả với ánh trăng. Một vòng tròn ký ức về đồng, bể, biển, rừng khiến tác giả chạnh lòng yếu đuối, một cảm giác xót xa đến tủi hờn khi vô tình quên mất ánh trăng.

“Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình”

Phải rồi, trăng vẫn cứ tròn, trăng vẫn cứ im lặng mà chẳng một lời trách móc với con người. Trăng vẫn hiền lành và dịu dàng như thế, nhưng con người lại cứ quên trăng đi, để lúc đối mặt với trăng phải giật mình về những điều hối lỗi đó. Một phép đối lập song song đủ khiến cho lương tâm của con người thức tỉnh và ngộ ra nhiều điều. Dù cuộc sống có thay đổi, ánh trăng vẫn thế, vẫn bao dung, vẫn rộng lượng với con người. Khổ thơ cuối đã gieo vào lòng người đọc nhiều cảm xúc khó tả và thức tỉnh những người đang dần lãng quên đi quá khứ.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”- Văn lớp 9

Với giọng điệu tâm tình, tự nhiên mà giàu hình ảnh mang tính biểu cảm, Ánh trăng của Nguyễn Duy như tự nhắc nhở những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất trời và sự hiền hậu. Bài thơ như một lời nhắc nhở con người phải biết sống có tình có nghĩa, phải biết yêu thương và quý trọng nhau, phải biết chia sẻ ngọt bùi, và không được quên đi quá khứ.

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp Hướng dẫn Soạn bài lớp…
Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập Hướng dẫn Soạn bài lớp 9:…
Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn Hướng dẫn Soạn…
Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò Hướng dẫn Soạn bài lớp 9: Con cò Soạn…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *