Phân tích viên quản ngục trong Chữ người tử tù

Phân tích viên quản ngục trong Chữ người tử tù

Hướng dẫn

Loading…

Phân tích viên quản ngục trong Chữ người tử tù

Chữ người tử tù là một trong những tác phẩm cùng tên của Nguyễn Tuân, được sáng tác và trích trong tập vang bóng một thời, là những trang viết về những danh nhân nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vựa cho nước nhà. Hình ảnh Huấn Cao, người anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất là hình tượng chính xuất hiện trong suốt tác phẩm, song song với hình ảnh đó chính là nhân vật viên quản ngục. Hình ảnh đẹp, bình dị và gửi gắm nhiều thông điệp tốt đẹp của tác giả đối với đông đảo người đọc.

Thông thường khi nhắc đến quản ngục người ta thường nghĩ tới những người với khuôn mặt dữ dằn, dáng vẻ thô kệch và vô cùng táo bạo. Những người bước chân tới cửa lao tù phải là những người táo bạo có máu mặt, bởi những người ở tử tù này, đều là những nhân vật có tiếng nguy hiểm. Nhưng trái ngược với những suy nghĩ của chúng ta về một người quản ngục, viên quản ngục trong Chữ người tử tù lại hiện ra với một vẻ đẹp tư cách và có hơi hướng thẩm mỹ cao, là người yêu cái đẹp.

Viên quản ngục là một người biết phân biệt đúng sai, biết quý trọng nhân tài, biết được nên làm gì cho đúng với lương thường đạo lý. Khi nghe rằng chiều nay sẽ có những tên tử tù nguy hiểm số một tới trại giam, và biết được người này chính là Huấn Cao, cầm đầu trong nhóm đội trời đạp đất, đứng về công lý nhưng lại phản lại triều đình cho nên bị đẩy đến mức bước đường này cho nên ông cũng không hề có ý khinh bỉ hay tỏ khinh khi, đánh đập tra tấn mà ngược lại vô cùng tôn kính. Hơn thế nữa, Huấn Cao lại là người viết chữ rất đẹp, người trong nhân gian rất muốn có được chữ của ông treo trong nhà thì quý biết bao nhiêu. Nhưng khó là ở chỗ, chỉ chỗ thân cận, Huấn Cao mới cho chữ, và cũng cho rất ít cho nên nó trở nên quý hiếm và được trân trọng biết bao nhiêu. Đối với Huấn Cao, viên quản ngục sắp xếp phòng giam, quét dọn sạch sẽ lại cho dọn rượu thịt và đối đãi rất tốt. Ông biết được rằng Huấn Cao là tử tù nhưng lại là người đứng lên vì chính nghĩa. Suy cho cùng, Huấn Cao là người tài giỏi, văn võ song toàn, là người có tài thao lược nhưng cốt cách ngời ngời. Biết được những điều đó, cho dù bị Huấn Cao đuổi và tỏ ra khinh bỉ nhưng viên quản ngục vẫn cúi đầu nghe theo, lẳng lặng chú ý và quan sát.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 12 Vợ chồng A Phủ

Viên quản ngục còn là một con người yêu cái đẹp và cốt cách cũng rất đáng quý trọng. Như chúng ta đã biết, ông rất muốn xin chữ Huấn Cao nhưng chưa có cơ hội để bày tỏ những điều đó. Mong mỏi của ông chính là có chữ của Huấn Cao mang về đeo trong nhà cũng là ước nguyện của ông khi một người nghĩa hiệp và có chữ quý hơn châu báu trước khi bị tử tù. Biết được tâm niệm của viên quản ngục, Huấn Cao cho chữ và còn đưa ra lời khuyên cho ông. Quản ngục dù chân đứng chốn lao tù nhưng lương tâm lại vô cùng sáng và lương thiện. Ông được ví như âm thanh trong trẻo nhất của bản giao hưởng xô bồ. Cúi đầu vái lạy Huấn Cao khi được cho chữ và nhận lời khuyên cho thấy ông đã hướng và có ý định bắt đầu cuộc đời mình với một cuộc sống mới.

Xuất hiện trong Chữ người tử tù, Viên quản ngục lại trở thành một tâm điểm khác mà tác giả muốn hướng độc giả đến. Những con người này khi thấm nhuần được những tư tưởng, những đạo lý và nhân nghĩa đều có ý phục theo. Con người muốn sống lương thiện, yêu cái đẹp nhưng cũng như ông cha xưa đã nói, tâm sáng thì đứng trong chỗ bùn lầy cũng không thể giữ mãi nhân cách của bản thân mình được. CHính vì vậy nghe theo lời răn dạy của Huấn Cao, cái kết của CHữ người tử tù là một hồi kết mở, độc giả cũng có thể lờ mờ đoán ra được viên quản ngục sẽ làm gì, cuộc đời sẽ tới đâu và con người này sẽ nghe lời khuyên của Huấn Cao để về quê sống cuộc đời lương thiện.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *