Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân- Văn lớp 12

Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân- Văn lớp 12

Hướng dẫn

Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân- Văn lớp 12

Bài làm

Nhà văn Kim Lân là một nhà văn của người nông dân Việt Nam, bởi các tác phẩm của ông đều gắn liền với số phận của những người dân quê lao động, những vùng miền trên khắp mọi miền tổ quốc.

Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân được viết trong hoàn cảnh lịch sử nước ta xảy ra nạn đói kinh điển, lấy đi tính mạng của hàng triệu người dân lương thiện nước ta năm 1945. Trong hoàn cảnh lịch sử đó, tác giả Kim Lân đã viết lên một truyện ngắn vô cùng độc đáo, giàu tính nhân văn sâu sắc.

Nhân vật bà cụ Tứ là một người mẹ như bao người mẹ khác ở Việt Nam lúc đó, hiện lên vẻ mặt khắc khổ, tiều tụy bởi đói kém. Nhưng bà lại có tấm lòng bao dung, nhân hậu thương con vô bờ bến.

Bà cụ Tứ xuất hiện từ khi Tràng nhặt được vợ và dẫn về nhà. Từ khoảnh khắc bà xuất hiện người đọc bắt đầu cảm thấy ấn tượng ngay với người phụ nữ nghèo nàn, khắc khổ nhưng lại có thái độ sống vô cùng tích cực, trái tim của bà ấm áp thể hiện sự nhân hậu của mình.

Bà cụ Tứ có dáng đi “còng” xuống của một người già mà cả cuộc đời họ phải lam lũ quanh năm bán lưng cho trời bán mặt cho đất nên dáng người ngày một còng đi. Một hình ảnh thân quen của nhiều bà cụ Việt Nam.

Bà bước đi khấp khiễng bước thấp bước cao, hai con mắt nhấp nháy, kèm nhèm của một người đứng tuổi, gợi lên trong lòng người đọc những nét giản dị quen thuộc thường thấy ở những cụ già không được khỏe mạnh nữa.

Giữa xóm ngụ cư nghèo đói xơ xác đó, người chết như ngả rạ, những đàn quạ từ đâu bay tới để ăn những xác người thối rữa, những tiếng kêu của chúng làm cho xóm ngụ cư càng thêm thê lương, hoang hoải trong buổi chiều tà ảm đạm, bầu trời dần nhạt nắng.

Bà cụ Tứ xuất hiện trong bối cảnh đó, nhìn từ xa vào nhà bà thấy có người phụ nữ lạ đang ở trong nhà mình. Bà chợt nghĩ chắc mình già cả, lẩm cẩm nhìn gà hóa cuốc mà thôi. Nhưng khi bà bước gần tới nhà nhìn thấy anh cu Tràng con trai bà, đang ở cùng một người phụ nữ lại chào mình bằng u, thì bà biết mình không nhầm nữa.

Bà thoáng chút suy nghĩ chợt chạnh lòng thương cho con trai. Người ta cưới vợ trong lúc ăn nên làm ra, còn mình thì … Nhưng rồi bà lại nghĩ có gặp hoàn cảnh đói kém như lúc này thì người ta mới lấy con mình, mà con mình mới có vợ.

Những suy nghĩ của bà cho thấy bà là người nhân hậu, có lòng bao dung độ lượng sẵn sàng chấp nhận một cô con gái lạ mặt, không rõ tông tích lai lịch về nhà mình làm dâu con, trong hoàn cảnh đói kém mà người ta thường bảo gánh thêm người là gánh thêm nợ, bởi “cõng” thêm một miệng ăn.

Nhưng chẳng sao bà cụ Tứ cảm thấy “Chẳng ai giàu ba họ, chẳng ai khó ba đời, biết đâu hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn nhờ giời thương cho ăn nên làm ra…”. Suy nghĩ của bà cụ Tứ thể hiện những tình cảm cao thượng của một con người có trái tim ấm áp nhân hậu.

Bà thương con trai, con dâu mình giá như lúc tiền có bạc thì cũng làm vài mâm mời hàng xóm, họ hàng nhưng gặp lúc đói kém này lực bất tòng tâm, mà cũng chẳng ai trách mình. Trong lòng bà nhói lên những xót xa, chua chát.

Bà cũng lo cho hai con lắm “Không biết chúng có nuôi nổi nhau sống qua đận này không” khi xung quanh toàn là người chết đói, kiếp sống của những con người lay lắt, bị tù túng nô lệ, chèn ép một cổ hai tròng.

Tuy nhiên, dù trong khó khăn thì bà vẫn hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn cho hai con. Buổi sáng bà dậy cùng con dâu lo bữa sáng quét lại nhà cửa cho gọn gàng khang trang hơn. Nhìn nồi cháo cám, tất cả đều nhói lên sự chua xót, nhưng rồi ai cũng điềm nhiên ăn, ngon lành như thể không có gì xảy ra.

Trong bữa cơm đó họ nghe thấy tiếng trống thu thuế, rồi họ nói với nhau về việc vùng này vùng kia không còn phải đóng thuế, người dân biểu tình phá kho thóc Nhật để cứu đói…Tất cả đều hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Họ mong muốn giải phóng số phận của mình khỏi kiếp sống khốn khổ này.

Nhân vật bà cụ Tứ dù chỉ xuất hiện vào cuối tác phẩm khi cu Tràng dẫn vợ về nhưng lại gợi cho người đọc rất nhiều cảm xúc về hình ảnh một người mẹ Việt Nam góa chồng rất sớm một mình nuôi con khôn lớn, gặp cảnh khó khăn nghèo khổ con trai lấy chồng lúc đói kém không lo được cho con tươm tất bà cảm thấy chạnh lòng thương cho con, xót xa cho thân phận người phụ nữ của con dâu. Một người mẹ chồng tuyệt vời, chân thành giản dị, lương thiện.

Tác giả Kim Lân đã khắc họa thành công nhân vật bà cụ tứ bằng những chi tiết rất chân thực đời thường khiến người đọc rưng rưng thương cảm

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *