Phân tích hình tượng sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân

Phân tích hình tượng sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân

Hướng dẫn

Phân tích hình tượng sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân

Bài làm

Nhà văn Nguyễn Tuân là một con người vô cùng tài hoa, một bậc thầy về ngôn ngữ của văn học hiện đại Việt Nam. Ông thường viết những tác phẩm với cảm hứng là tình yêu tha thiết và cái “ ngông” của bản thân. Nhờ đó, tác phẩm “ Người lái đò sông Đà” nổi tiếng của ông cũng là một tùy bút được viết trong một chuyến đi thực tế của ông. Và con sông Đà được nhìn qua con mắt của người nghệ sĩ thật phong phú với nhiều góc độ khác nhau, đem lại ấn tượng sâu sắc đối với người đọc.

Trong con mắt của Nguyễn Tuân, con sông Đà “ lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy.” Sự tinh tế của Nguyễn Tuân được thể hiện rõ nét khi có thể nhận ra sự chuyển đổi của sông Đà.

Và trong tác phẩm của Nguyễn Tuân, con sông Đà hiện lên với hình ảnh là dòng sông hung bạo, ngỗ ngược không theo khuôn khổ. Sông Đà đẹp nhưng nguy hiểm với “ đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng giờ Ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia..” Có thể thấy, sông Đà qua ngòi bút của Nguyễn Tuân rất phức tạp, nguy hiểm. Cảm xúc của tác giả khi đi qua con sông này được diễn tả” ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng mà thứ mất vừa vụt tắt điện.” Sự tạo bạo nhưng cũng không kém phần tinh tế khi so sánh của tác giả. Có thể khẳng định, sông Đà rất đẹp nhưng lại rất nguy hiểm.

Sự hùng vĩ, hung dữ của sông Đà còn được tác giả Nguyễn Tuân miêu tả qua những hình ảnh “ quãng mặt ghềnh hát loong, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuyết bất cứ người lái đò nào tóm được qua quãng ấy.” Đến đây, hình ảnh sông Đà như những kẻ ngông nghênh, sẵn sàng lấy đi tính mạng của những người lái đò đi ngang qua đây. Con sông thật sự nguy hiểm và mạnh mẽ.

Tiếp đến, người đọc cảm thấy như đang được đứng trước sông Đà hùng vĩ, khi Nguyễn Tuân miêu tả tiếng thác réo với những câu văn gay cấn, dồn dập, biểu lộ cảm xúc rõ rệt. Những câu văn rất biết cách khiến cho con người ta rung động bởi những con chữ được tác giả thổi hồn vào, thật tài tình biết bao.

Không chỉ có thế, người muốn đi qua sông Đà thì phải đi qua ba trận chiến táo bạo và hiểm trở. Người đọc như đang được kéo vào vượt thác cùng người lái đò. Trận đầu tiên “ mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách…”. Trận tiếp theo “ tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua bên phía bờ hữu ngạn.” Trận cuối cùng có vẻ như ít cửa hơn, nhưng lại quyết liệt và mãnh liệt hơn. Sông Đà dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân không khác gì một con thủy quái hung dữ, khổng lồ đang tìm cách nuốt chửng người đi ngang qua đây bất cứ lúc nào.

Bỏ lại sau sự hung dữ, hiểm trở, thì con sông Đà cũng thật nên thơ và trữ tình. Nguyễn Tuân miêu tả “ sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mùa khói mèo đốt nương xuân.” Giữa vùng rừng núi Tây Bắc hiểm trở, con sông hiện lên thật nên thơ và trữ tình. Dòng nước sông Đà cũng được tác giả miêu tả rất đỗi thi vị: Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu canh hến của sông Gâm sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu, lừ lừ cái màu đỏ giận giữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”. Từng câu văn, từng nét bút mượt mà được Nguyễn Tuân sử dụng để vẽ nên một con sông có vẻ đẹp hiếm có ở bất cứ đâu.

Trong con mắt người lái đò và có lẽ với chính tác giả, sông Đà cũng có những lúc buồn đến không ngờ, hồn nhiên như một nỗi niềm có tích xưa. Chỉ khi dành tình yêu tha thiết với mảnh đất nơi đây, với con sông này, người ta mới có cái nhìn tinh tế đến vậy.

“ Người lái đò sông Đà” khiến cho người đọc cảm thấy ám ảnh khó quên về một con sông có vẻ đẹp hùng vĩ, hiểm trở nhưng cũng rất đỗi nên thơ. Đó chính là sự tài hoa của Nguyễn Tuân khi vẽ nên một bức tranh sống động đến nhường ấy, để lại trong tâm trí người đọc biết bao cảm xúc khó gọi thành tên.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *