Bình giảng bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi

Bình giảng bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi

Hướng dẫn

Bình giảng bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi

Đình Thi là một người có nhiều tài năng như là vẽ tranh, soạn nhạc, viết văn, làm thư… Và ở lĩnh vực nào ông cũng đạt được những thành tựu xuất sắc nhưng đáng kể đến nhất đó chính là thơ ca. Trong thơ ông chứa đựng nhiều suy tư và cảm xúc về chiến tranh, về con người tình yêu đất nước. Đặc biệt ông có bài thơ đằm thắm và thiết tha khi viết về quê hương đất nước trong đau thương đã vùng lên chiến đấu và giành thắng lợi. Và Đất Nước là một bài như thế.

Đất nước là cảm hứng thi ca mang tính chất tổng hợp về chủ Đất Nước, đó là cảm xúc về mùa thu Hà Nội, chiến khu Việt Bắc và cao hơn nữa đó là những cảm xúc về ca dao cho đất nước từ trong thương đau.

Trước hết tới với những câu thơ đầu tiên nói về cảm xúc của mùa thu Hà Nội, đó là những câu thơ mang chan chứa tình cảm yêu thương và gắn bó của nhà thơ đối với quê hương mình:

“Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi màu thu hương cốm mới

Tôi nhớ những ngày thu đã xa

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thèm nắng lá rơi đầy”

Câu thơ mở ra với không gian buổi sáng sớm tinh khôi. Tác gỉa đang đứng ở chiến khu Việt Bắc và nhớ tới những tháng năm xưa ở Hà Nội. Mùa thu Hà Nội hiện lên có cả cảnh vật và cả con người. Cảnh vật lúc đó có cái chớm lạnh, chớm ở đây có nghĩa là chỉ mới se lạnh thoảng những cơn gió. Đây chính là khoảnh khắc giao mùa và phải chăng đây chính là cái lạnh tỏa ra từ lòng người? Đến với câu thơ “ Những phố dài xao xác hơi may”, tác giả đã rất khéo léo khi sử dụng biện pháp đảo trật tự cú pháp cộng với từ láy tượng thanh, từ “xao xác” thể hiện cái buồn nhẹ của buổi chiều heo may.

Con người ở đây cũng hiện lên với một hình ảnh vô cùng đẹp, đó là tư thế “người ra đi đầu không ngoảnh lại” thể hiện được sự dứt khoát từ giã phố cũ trường xưa để đi chiến đấu. Bước đi đó dứt khoát nhưng vẫn có thể cảm nhận được sau lưng có tiếng lá rơi, không khỏi sự bịn rịn vấn vương.

Sang ở đoạn thơ thứ hai, nhà thơ đã thể hiện cảm xúc của mình về mùa thu hiện tại ở chiến khu việt Bắc:

“Mùa thu nay đã khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới

Trời thu thay áo mới

Trong biếc tiếng nói cười thiết tha”

Câu thơ giống như lời chuyển đọan về cảm xúc của mùa thu. Cùng là một mùa thu nhưng ở chiến khu Việt Bắc tác giả cảm thấy lòng mình vui đến là, đó là tiếng vui reo của mùa thu đất trời tự do. Nó thể hiện được sự phấn chấn của thi nhân trước những đổi thau của đất nước. Ba câu thơ sau tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa,nhà thơ đã khoác lên mùa thu một chiếc áo mới được dệt bằng niềm hạnh phúc và sự tự do.

Ở câu cuối cùng có sự kết hợp giữa âm thanh và giai điệu để có thể mở ra một không gian rộng lớn hơn.

“ Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về”

Bằng các điệp ngữ cùng với các thủ pháp điệp,nhà thơ đã khẳng định được chủ quyền của đất nước. đó là đất,là trời, là dòng sống đỏ nặng phù sa…tất cả đều là truyền thống chiến đấu quý báu của dân tộc ta. Và ở đoạn thơ này đã khắc họa rõ nét nhất về khí thế mới tươi vui của dân tộc và náo nức phấn chấn tự hào về đất nước

Sang phần đoạn thơ sau đó là hình ảnh về đất nước ta từ trong đau thương tiến lên đấu tranh giành được chiến thắng.

Đầu tiên đó là hình ảnh đất nước ở trong đau thương, tác giả bắt đầu bằng những câu thơ có sức gợi tả cao:

“Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều

Những đêm dài hành quân nung nấu

Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”

Bọn thực dân đã làm cho những cánh đồng quê của chúng ta chảy máu, đó là máu của hoàng hôn hay là tội ác của quân giặc làm nhuốm máu của đồng bào ta. Con đường hành quân của chúng ta đầy rẩy những bẫy của kẻ thù, những đồn bốt của địch. Những đồn ấy có những hàng thép gai đâm nát cả trời chiều, nó in đậm lên cả nền trời. Rồi những đêm dài trên đường hành quân làm cho những người chiến sĩ yêu nước nhớ tới mắt người yêu của mình.

Đất nước hiện lên khi đau thương nhưng từ cái đau thương ấy đất nước ta lại vùng lên để chiến đấu anh dũng hơn:

“Từ những năm đau thương chiến đấu

Đã ngời lên nét mặt quê hương

Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu

Đã bật lên những tiếng căm hờn”

Đất nước nhân dân ta phải chịu nhiều đắng cay tủi nhục

“bát cơm chan đầy nước mắt

Bay còn giằng khỏi miệng ta”

Đó là những tiếng khóc, tiếng than xé đau lòng, sự ngang tàng ấy đã làm cho dân ta thấy căm hờn, căm hờn đó nhân rộng ra cả một dân tộc, cả dân tộc đó đang rên xiết ở dưới mũi giày của chúng. Nhân dân ta quanh năm chỉ biết đến với lũy tre làng nhưng khi chúng đã xâm phạm tới thì những gốc lúa bờ tre ấy cũng quật lên để khởi nghĩa.

Và những người áo vải đã đứng lên thành anh hùng:

“Ôm đất nước những người áo vải

Đã đứng lên thành những anh hùng”

Dẫu biết rằng có thể hi sinh ngoài mặt trận nhưng mà nghĩ đến đất nước độc lập thì ý chí của những người chiến sĩ lại rực sáng lên soi sáng ngọn lửa đấu tranh. Đoạn thơ cuối chính là hình ảnh quật khởi chiến thắng của nhân dân ta. Một loạt việt Nam đau thương đứng lên khởi nghĩa có âm thanh của tiếng súng và tức nước thì vỡ bờ, người áo vải đã rũ bùn đứng dậy sáng lòa:

“Súng nổ rung trời giận dữ

Người lên như nước vỡ bờ

Nước Việt Nam từ máu lửa

Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”

Qua đây chúng ta có thể thấy được Nguyễn Đình Thi đã mang tới cho chúng ta một hình ảnh về đất nước vô cùng tươi đẹp, đó là một đất nước trải qua nhiều thương đau nhưng cuối cùng cũng thành công, mang đến niềm hi vọng vào tương lại tươi sáng hơn.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *