Phân Tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn -Văn lớp 12

Phân Tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn -Văn lớp 12

Hướng dẫn

Phân Tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn -Văn lớp 12

Bài làm

Tác giả Lỗ Tấn là một nhà văn nổi tiếng của nền văn học Trung Quốc. Ông là một trong những nhà văn có nhiều tác phẩm kinh điển để đời. Những tác phẩm của ông đều gắn liền với những số phận người dân Trung Quốc thời kỳ mê muội, lạc hậu hủ tục phong kiến. Trong truyện ngắn “Cố hương” cuối truyện tác giả đã mơ ước về một con đường tương lai dành cho những người dân quê hương ông.

Trong truyện ngắn “Thuốc” tất cả dường như con mê muội lạc hậu hơn rất nhiều, khi những người dân lam lũ bần hàn đó chỉ tin tưởng vào một loại thần dược gớm ghiếc ‘chiếc bánh bao tẩm máu tử tù” thì sẽ chữa được bách bệnh.

Tác phẩm thuốc của nhà văn Lỗ Tấn được việt năm 1919 khi mà Trung Hoa vẫn còn nặng tinh thần phong kiến, người dân mê muội thường tin vào những điều không có thật. Sự nghèo nàn lạc hậu đã làm cho những người dân trở nên nhẫn tâm, độc ác với sinh mạng của người khác.

Truyện ngắn kể về gia đình Thuyên, một chàng thanh niên mắc bệnh ho lao, hen suyễn mãn tính lâu ngày không khỏi làm cho sức khỏe của Thuyên ngày càng giảm sút. Cha mẹ anh rất lo lắng, bởi anh là con trai duy nhất của họ là người nối dõi cho dòng họ.

Bên cạnh, Thuyên là nhân vật Du một thanh niên trí thức có tinh thần tiên tiến, muốn làm cách mạng để giải phóng con người. Nhưng trong con đường hoạt động của mình Du lại mắc phải một sai lầm nghiêm trọng là không gần gũi với nhân dân, xa rời thực tế.

Ở trong truyện ngắn Thuốc này, thuốc không chỉ đơn giản là một dược liệu có tác dụng chữa bệnh mà nó chính là chiếc bánh bao tẩm máu người tử tù. Đặc biệt là phải máu tươi thì mới có hiệu quả.

Lão Hoa một ông lão thương con muốn cứu sống người con trai duy nhất của mình bằng mọi giá nên ông đã âm mưu tìm bằng được máu của một người tử tù để cứu mạng cậu con trai. Và cuối cùng để có được phương thuốc thần dược anh lão Hoa đã đánh đổi tính mạng của một thanh niên khác.

Một thanh niên trí thức yêu nước chống lại phát xít Nhật để bảo vệ độc lập cho nhân dân. Ông đã tìm cách tố cáo với chính quyền vềHạ Du để Hạ Du bị bắt và ngày Du bị xử tử ông Hoa đã tìm mọi cách để lấy được những giọt máu tươi từ người thanh niên, để cứu sống con trai mình.

Sự u mê tăm tối, suy nghĩ lạc hậu, mê tín dị đoan của một người nông dân đã là chết đi một thanh niên ưu tú, giết đi một mạng người oan uổng.

Vợ chồng nhà lão Hoa và mọi người trong quán trà của lão cố chấp cho rằng chỉ cần chiếc bánh bao tẩm máu tử tù thì căn bệnh hiểm nghèo của con trai lão là Thuyên sẽ được khỏi hẳn hoàn toàn. Chính vì tin tưởng vào phương thuốc thần kỳ đấy mà lão Hoa đã bỏ nhiều công sức để có được chiếc bánh bao tẩm máu người đó mang về

Hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đỏ tươi được tác giả Lỗ Tấn miêu tả chi tiết khiến người đọc không khỏi rùng mình, ghê rợn vì sự man rợ, khiến con người ta phải rùng mình kinh hãi. Sự man rợ đó đã khiến một người thanh niên trẻ ưu tú phải chết nhưng những con người mê muội kia không hề cảm thấy ân hận mà họ còn vui vẻ, vì họ nghĩ con trai mình sắp khỏi bệnh, sắp thoát khỏi cảnh ốm yếu lâu ngày.

Nhưng rồi Thuyên vẫn chết, vợ chồng lão Hoa cũng chẳng biết vì sao khi đã uống thần dược rồi mà thằng Thuyên con trai lão vẫn chết. Thậm chí chính phương thuốc ghê rợn, phản khoa học kia đã làm cho Thuyên chết sớm hơn. Bởi trên đời này chẳng có chiếc bánh bao tẩm máu người nào có thể chữa được bệnh, mà ăn vào còn ngộ độc thực phẩm, nhiễm những bệnh tiêu hóa, ghê rợn nên Thuyên chết sớm hơn cũng là điều dễ hiểu.

Sự u mê, lạc hậu của những con người nơi đây đã làm cho Thuyên chết sớm hơn. Lỗ Tấn đã vô cùng tinh tế, sâu sắc khi viết lên một câu chuyện cảm động lấy được nước mắt của người đọc để nói lên sự lạc hậu, mê tín dị đoan.

Tác giả Lỗ Tấn đã lên án cả đường lối chính của các nhà hoạt động yêu nước xưa kia, khi họ không biết cách lấy lòng dân chúng mà chỉ hoạt động riêng lẻ, không có tư tưởng gần gũi người nông dân lao động để tạo nên sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân. Chính tinh thần đó đã làm cho người dân không tin tưởng họ, cho rằng những việc họ làm là sai trái, đáng bị chịu tội.

Bởi chính những người dân kia đâu hề biết rằng những điều mà Hạ Du làm đều vì nhân dân, đất nước, thậm chí tới người thân ruột thịt nhất của Hạ Du là mẹ anh cũng không biết anh làm gì tới mức bị xử tử, chỉ biết rằng anh bị chính quyền bắt rồi xử tử. Bởi Hạ Du không biết cách lấy lòng quần chúng nhân dân, không biết lôi kéo nhân dân đứng về phía mình, anh chỉ hoạt động một mình đơn lẻ xa rời quần chúng nhân dân, nên cái giá anh phải trả quá đáng tiếc.

Kết thúc tác phẩm hai bà mẹ Hạ Du và mẹ của Thuyên gặp nhau ở nghĩa trang khi cả hai ra thăm mộ con trai, những người mẹ thương con, sự đồng cảm của hai bà mẹ mất đi người thân thương nhất đời mình đã khiến họ an ủi lẫn nhau, xóa tan đi mọi khoảng cách ngăn trở.

Chính sự đồng cảm của hai bà mẹ sẽ tạo cho người đọc một niềm tin mới rằng những con người tăm tối đó sẽ ngày càng hiểu nhau hơn, thống nhất để tìm ra phương hướng cho cuộc đời mình xóa tan mọi u mê, tăm tối những hủ tục lạc hậu đè nặng những con người lao động khổ sở này.

Truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn không chỉ là liều thuốc chữa bệnh thể xác mà nó còn thể hiện một liều thuốc về mặt tâm hồn. Nó chính là căn bệnh trầm kha của người dân lao động Trung Quốc thời phong kiến đó chính là những hủ tục lạc hậu, u mê trong suy nghĩ của người dân lao động.

Qua tác phẩm ta thấy được xã hội Trung Quốc thời xưa vô cùng tăm tối u mê không lối thoát.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *