Bình giảng hai khổ thơ cuối trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh

Bình giảng hai khổ thơ cuối trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh

Hướng dẫn

Bình giảng hai khổ thơ cuối trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh

Tình yêu là một đề tài muôn thuở của thơ ca. Không ít nhà thơ đã gửi gắm nỗi niềm tương tư của mình vào những trang thơ đầy cảm xúc. Xuân Quỳnh cũng vậy – một người con gái trẻ tuổi đã không ngại ngần bộc bạch niềm khát khao về tình yêu của mình qua những con sóng « dữ dội và dịu êm«, «ồn ào và lặng lẽ«:

«Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ«.

Sau những trải nghiệm về sóng, Xuân Quỳnh đã hóa thân mình vào biển lớn của tình yêu, của những con sóng ngàn năm vẫn xô bờ cát trắng… Hai khổ thơ trên nằm ở phần cuối trong tác phẩm «Sóng« của Xuân Quỳnh. Từng câu từng chữ như cuồn cuộn cùng những lớp sóng xa xăm.

Có lẽ lúc này, nỗi khát khao về tình yêu đang rực cháy trong trái tim nhà thơ. Đứng trước biển cả là sóng, là nước mênh mông và bao la rộng lớn nhưng trong trái tim cô lại là lửa, lửa của tình yêu, của khát vọng. Nhưng càng yêu mãnh liệt bao nhiêu, Xuân Quỳnh lại càng thổn thức, băn khoăn bấy nhiêu. Cuộc đời người không ai có thể đo đếm được, những tưởng như dài lắm, xa lắm, nhưngg rồi ngày tháng cũng vẫn đi qua. Và biết bao nhiêu cuộc đời đã đi vào dĩ vãng. Thời gian là vô tận đấy, nhưng đời người có ai tồn tại mãi được với thời gian? Tình yêu cũng thế. Không có một định lý hay định nghĩa nào có thể đong đếm được tình yêu nhưng khi đời người khép lại, tình yêu cũng vụt tắt theo. Giống như biển kia, dẫu có rộng lớn mênh mông nhưng vẫn có bờ, và vì có bờ nên sóng mới xô được vào bến đỗ. Tình yêu dù là trừu tượng, nhưng khi yêu con người ta vẫn có thể cảm nhận được rất rõ qua những rung động, những xúc cảm. Và giờ đây, Xuân Quỳnh – người con gái trẻ tuổi đang thổn thức, đang bồi hồi với một tình yêu cô ấp ủ trong tim. Những con sóng trước mắt cô tự bao giờ đã nhuốm màu cảm xúc, khiến người con gái ấy muốn hóa mình thành sóng – những con sóng của biển lớn tình yêu. Nhà thơ Xuân Diệu cũng đã từng vì yêu, yêu cuồng nhiệt, yêu si mê nhưng lại băn khoăn:

Xem thêm:  Phân tích chủ nghĩa anh hùng trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

«Tôi sung sướng những vội vàng một nửa«

(«Vội vàng« – Xuân Diệu)

Nếu như Xuân Diệu yêu cuộc sống đến điên dại, thì ở đây Xuân Quỳnh yêu thiết tha và mãnh liệt đến nỗi cô muốn được tan ra thành hàng trăm con sóng nhỏ, để được vỗ vào bờ cả ngàn năm. Ngàn năm không biết cụ thể là bao nhiêu năm, chỉ biết rằng, sẽ mãi mãi Xuân Quỳnh vẫn một lòng chung thủy với người mình yêu.

Tình yêu của Xuân Quỳnh thật đẹp biết bao. Chỉ có những cô gái mạnh mẽ, can đảm và tâm hồn trong sáng mới có được những cảm xúc như vậy. Có lẽ, ở bên kia bến bờ, người con trai mà Xuân Quỳnh ngày đêm thương nhớ cũng cảm nhận được bao nỗi niềm của người con gái phương xa đang hướng về mình. Giữa biển rộng bao la, có thể nhà thơ không hiểu Sóng bắt đầu từ đâu và gió thổi từ phương nào, ngay cả tình yêu của mình, Xuân Quỳnh cũng không nhớ «khi nào ta yêu nhau«. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, con sóng của tình yêu mà Xuân Quỳnh đang ấp ủ sẽ chạy dài từ con tim cô đến nơi người con trai kia đang công tác. «Dẫu xuôi về phương bắc «hay có «ngược về phương nam«, con sóng ấy đến cuối cùng vẫn xô vào bến bờ hạnh phúc như một lẽ tự nhiên. Đó cũng chính là niềm tin son sắt của người con gái trẻ, cô tin chắc chắn rằng mình sẽ vượt qua được tất cả, dẫu có gian nan hay trắc trở, chỉ cần tình yêu ấy là đúng đắn, là chính đáng thì hạnh phúc nhất định sẽ đến.

Xem thêm:  Suy nghĩ về ý kiến: “Có những cái bền chắc là hạnh phúc, có những cái bền chắc là tai hoạ.” – Ngữ Văn 12

Càng thấu hiểu những khát khao mãnh liệt của Xuân Quỳnh, ta càng thấy tình yêu đẹp biết bao. Nhưng mặt khác, tình yêu ấy khiến người đọc ngẫm lại những thảm cảnh sai lầm trong tình yêu của một bộ phận nhỏ các bạn trẻ hiện nay. Tình yêu không có lỗi, nhưng lỗi là ở bản thân các bạn khi đã lạm dụng hai chữ «tình yêu« mà bất chấp tất cả. Thậm chí, có những bạn trẻ không được tự do yêu đương còn rủ nhau tự tử. Người thiệt thân đầu tiên chính là bản thân các bạn. Bởi sự sống quý giá là thế, tuổi trẻ đang tươi đẹp là vậy, các bạn lại không biết quý trọng mình, không biết ơn đấng sinh thành đã nuôi nấng mình bao ngày vất vả. Nay chỉ vì hai chữ «tình yêu« mà mù quáng kết liễu cuộc đời mình. Thật đáng buồn khi các bạn còn quá nông nổi, chưa suy nghĩ chín chắn đã vội vàng quyết định.

Các bạn chẳng giống như những con sóng chung thủy của Xuân Quỳnh, luôn nỗ lực cố gắng vượt qua bão bùng mưa gió để xô vào bến bờ hạnh phúc. Đó mới là một tình yêu đẹp, tình yêu đúng đắn và trưởng thành. Tình yêu ngọt ngào của Xuân Quỳnh vừa mang đến cho người đọc sự cảm nhận về lòng chung thủy và niềm tin yêu của một cô gái trẻ có người yêu phương xa, vừa làm thức tỉnh các bạn trẻ nghĩ suy lại về tình yêu của chính mình. Yêu sao cho đúng đắn, cho thủy chung và bền vững.

Xem thêm:  Ý nghĩa nhan đề và tình huống truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *