Phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Hướng dẫn

Phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) là một nhà văn quân đội, sáng tác trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông là cây bút tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học, là một trong số các nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức, thế sự. Nguyễn Minh Châu có lối văn giản dị mà sâu sắc, thấm thía, nhiều dư vị, nhiều trải nhiệm, chiêm nghiệm. Những tác phẩm tiêu biểu gắn bó với tên tuổi của ông như Cửa sông (tiểu thuyết, 1966), Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972), Miền cháy (tiểu thuyết, 1977), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (truyện ngắn, 1983), Bến quê (truyện ngắn, 1985),… Một trong số những tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc là truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, được viết năm 1983, nội dung kể về chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh, qua đó thể hiện cách nhìn của tác giả về hiện thực cuộc sống, một cái nhìn thấu hiểu và thấm đẫm tình thương cùng sự băn khoăn, day dứt vể thân phận con người.

Chiếc thuyền ngoài xa kể về chuyến đi sáng tác của nhiếp ảnh Phùng theo yêu cầu của trưởng phòng, để có được tấm ảnh biển đẹp sương mù, toàn tĩnh vật, Phùng đã chọn điểm đến là vùng biển miền Trung, chiến trường nơi anh từng chiến đấu. Sau nhiều ngày phục kích, Phùng đã chụp được một cảnh đắt trời cho: chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ ẩn hiện trong gam màu hồng của sương mai, nhưng khi chiếc thuyền đẩm thẳng vào bờ, thăng hoa của cái đẹp nghệ thuật trong Phùng đã thay bằng nỗi đau nhân thế. Kể từ đây, người đàn bà làng chài trở thành nỗi ám ảnh với người nghệ sĩ, chiến sĩ khi ấy.

Nổi bật trong tác phẩm chính là nhân vật “người đàn bà”. Người đàn bà hiện lên trong cảm nhận, khám phá của quân sĩ nhiếp ảnh Phùng khi anh thể hiện chuyến đi sáng tác. Theo yêu cầu tác phẩm nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đã đến vùng biển miền Trung, vốn là chiến trường trước đây anh đã từng chiến đấu, để chụp tấm ảnh cho bộ lịch năm sau với chủ đề “thuyền và biển. Không có người. Hoàn toàn thế giới tĩnh vật” sau một tuần phục kích, anh đã bắt gặp được một cảnh đắt trời cho: cảnh chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ hiện trong màu hồng của sương mai. Giây phút ấy anh cảm thấy tâm hồn mình như được thanh lọc, thấy mình được chạm tới chân lý của nghệ thuật “tôi trở lên bối rối trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức”.

Ngay sau khi chiếc thuyền ấy đâm thằng vào bờ, Phùng phải chứng kiến một sự thật đau lòng: cảnh bạo lực gia đình và người đàn bà là nhân vật chính trong câu chuyện ấy. Trong con mắt của người nghệ sỹ luôn săn tìm cái đẹp mà trước đó vừa ngất ngây vì cái đẹp hiện lên thật gần một hình ảnh “người đàn bà chạc ngoài 40, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt, dường như đang buồn ngủ. Người phụ nữ ấy gây ấn tượng về cuộc sống nhọc nhằn, lam lũ. Nhà văn đã miêu tả nhân vật của mình chân thật trong từng chi tiết khiến người đọc có cảm giác người đàn bà từ chiếc thuyền lưới vó bước thẳng vào trang giấy chứ không do công dụng miêu tả của nhà văn. Hình ảnh người chị với “tấm áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng” gọi sự xót xa thương cảm. Lẽ nào trên một chiếc thuyền đẹp như trong huyền thoại ấy lại có những người khốn khổ, cực nhọc vậy.

Xem thêm:  Bình luận câu tục ngữ: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

Tác giả đã dành khá nhiều chi tiết để làm nổi bật vẻ cam chịu của người đàn bà từ khuôn mặt mệt mỏi, cặp mắt nhìn xuống chân. Đôi mắt ấy chứng tỏ chủ nhân của nó không được tôn trọng, phải thường xuyên sống trong sự đe dọa, bạo hành. Nếu có một đặc điểm nào đó ánh mắt ấy hướng tới thì đó là “ngoài mặt phá nước chỗ chiếc thuyền đậu” nơi ấy có đàn con của chị. Ánh mắt như không muốn những đứa con phải chứng kiến mẹ chúng bị đánh đập bởi chính người cha đẻ của chúng. Những lần xuất hiện trên bãi biển, người phụ nữ hầu như câm lặng, bị chồng thường xuyên đánh đập, hành hạ khốn khổ “ba ngày…năm ngày…” chị vẫn thầm lặng chịu mọi đớn đau. Sự cam chịu và nhẫn nhục của chị còn được xuất hiện ở tòa án “Đẩu phải nói đến lần thứ hai, mụ mới dám đến, ngồi ghé vào mép chiếc ghế và cố thu người lại”. Nếu như có một thoáng nào đó người đàn bà để lộ ra cái vẻ sắc sảo chỉ đến thế, chỉ vừa đủ để kích thích trí tò mò của chúng tôi rồi lại trở về “trong phút chốc ngồi trước mắt chúng tôi vẫn là một người đàn bà lúng túng đầy sợ sệt” không phải ngẫu nhiên nhà văn lặp đi lặp lại chị tiết chị ta vái lấy vái để. Lần thứ nhất cái vái lạy đó như lời van xin của đứa con trai đừng làm điều gì dại dột với bố nó khi cậu bé cầm dao lao đến bố để bảo vệ mẹ. Lần thứ hai hành động đó được lặp lại với Đẩu vị chánh án đang ra sức bảo vệ công lý, với lời đề nghị khẩn thiết “ Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó” là toát lên sự đau khổ cam chịu.

Theo mạch cốt trụ, người đàn bà có mặt ở tòa án theo yêu cầu của chánh án Đẩu. Tại đây chị ta đã kể lại chính cuộc đời mình để giải thích vì sao không thể bỏ gã chồng vũ phu. Từ một người cam chịu sợ sệt, người đàn bà trở nên sắc sảo đến không ngờ thay cách xưng hô “ con – quý bà” là cách đối thoại mang vẻ kể cả “ chị – các chú” khi đó đôi mắt sợ sệt bỗng trở thành đôi mắt như đang nhìn suốt cuộc đời mình chị tỏ ra người phụ nữ biết mình hiểu người. Bản thân việc lấy chồng của chị cũng không phải là việc bình thường của thời đó: “ cũng vì xấu trong phố không ai lấy tôi có mang với một anh con trai một nhà hàng chài giữa phố hay đến nhà tôi mua bả về đan lưới”. Lời tâm sự của chị dấy lên trong lòng người đọc sự đồng cảm với người phụ nữ kém may mắn từ nhỏ. Hạnh phúc với chị khó khăn chật vật đến nhường nào. Trước tòa án chị có bênh vực cho chồng, nhớ rất tốt điểm tốt của chồng để biện hộ cho anh ta “ lão chồng tôi khi ấy là một chàng trai cục tính nhưng hiền lành lắm không bao giờ đánh đập tôi”. Đói nghèo và nhận thức được tăm tối khiến người đánh mất đi nhân tính. Lão sẵn sàng trút cơn giận như lửa cháy lên người vợ “ bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh cũng như đàn ông thù khác uống rượu…giá mà lão cũng uống rượu…. thì tôi đỡ khổ… sau này con cái lớn lên tôi mới xin được với lão đưa tôi lên bờ mà đánh” Nhưng chị tha thiết xin tòa đừng bao giờ bắt chị bỏ người chồng vũ phu đó vì bởi các chú không phải là người đàn bà, chưa bao giờ các chú biết thế nào là nỗi vất vả của một người đàn bà trên chiếc thuyền không có đàn ông” cuộc sống ngư dân quanh năm lênh đênh trên sóng nước phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Thời tiết đẹp, đánh được nhiều cá thì còn có cái để ăn, có những đợt dông bão suốt hàng tháng cả nhà việc con cái toàn ăn xương rồng luộc chấm muối”. Trên thuyền phải có người đàn ông chèo chống phong ba làm chỗ dựa mỗi khi sóng to gió lớn” để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng lớn hơn mười đứa” chị quan niệm “ đàn bà phải gánh lấy cái khổ”. Vì thế cả lời tâm tình rất thật của chị ở tòa án không có một tiếng nào chị kêu rên oán thán. Một đàn con còn nhỏ đã khiến chị quên cả bản thân mình, chấp nhận sự hành hạ của chồng về tinh thần và thân xác sẵn sàng chấp nhận cam go để nuôi con khôn lớn. niềm vui vô bờ của người mẹ thật giản đơn và cảm động biết bao: “ Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó đã ăn no” những đứa con là nguồn sức mạnh to lớn giúp chị trụ vững trên con đường chông chênh. Ta hướng nỗi niềm của chị dù đau đớn xé ruột xé lòng, tủi nhục đến tận độ nhưng trong suy nghĩ giản đơn của chị vẫn lóc lên một niềm vui giản dị, bất ngờ. Tấm lòng chị là tấm lòng người mẹ chân chất chịu đựng và giàu chất hy sinh “ đàn bà thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không phải sống cho mình ở trên đất được” suy nghĩ ấy khiến chị đủ sức lặng lẽ chịu đựng âm thầm chịu đựng mọi nỗi khổ: “ Tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như sự thâm trầm trong việc hiểu thấu cái lẽ đời “ hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bên ngoài” trong đau khổ người mẹ ấy chắt chiu hạnh phúc “ nhớ đến ở trên thuyền cũng có lúc việc con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ” những lúc nhìn đàn con được ăn no, khuôn mặt nụ cười sáng lên nụ cười hạnh phúc. Những lúc như thế không nhiều thậm chí quá ít ỏi so với những trận đòn mà như cơm bữa của chồng nó là nguồn động viên lớn lao đối với chị. Sự hòa thuận vui vẻ đó như đốm sáng lên trong cuộc đời tăm tối dài dằng dặc của chị. Hạnh phúc của cuộc đời chị dành cho chị sao khó khăn ít ỏi quá. Thấp thoáng trong chị là bóng dáng của biết bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu bao dung giàu lòng vị tha nhẫn lại vun đắp hạnh phúc gia đình là thấu hiểu, trải đời, yêu con.

Xem thêm:  Phân tích phần cuối đoạn trích “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm

Trong tác phẩm nhà văn chỉ gọi nhân vật là người đàn bà. Tác giả đã mờ hóa tên tuổi để tuổi để tô đậm một số phận. Có thể dụng ý của nhà văn là những sản phẩm như thế người ta có thể dễ dàng bắt gặp ở đâu đó trên mọi miền của tổ quốc đặc biệt là những nơi nghèo khó như vùng biển miền trung này. Được cảm nhận thông qua cái nhìn của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng, nhân vật người đàn bà có vai trò quan trọng trong sự phát triển mối quan hệ nhân vật khác trong việc tấm lòng nhân đạo và quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu. Từ khi chị bước ra khỏi con thuyền chị đã đem đến cho Phùng những nhận thức khám phá về đời sống. Và cũng được khép lại trong những ám ảnh khôn nguôi của nghệ sĩ Phùng về người đàn bà không những bộ lịch năm ấy mà còn mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn được treo ở nhiều nơi nhất là trong các gia đình sánh như thế nhưng mỗi lần nhìn thật lâu vào bức ảnh hoàn hảo đó Phùng lại thấy chị – người đàn bà thuyền biển lam lũ nhẫn nhịn. Chỉ là cái phần sau của cảnh mà nếu nhìn lướt sẽ không bao giờ thấy “ và nếu nhìn lâu hơn bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá nửa tận dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng nhiều kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dẫm bước chắc chắn hòa lẫn trong đám đông” chị là như vậy khó quên tròn cuộc đời làm nghệ thuật của mình.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Đò lèn của Nguyễn Duy

Tác giả cũng gửi gắm trong truyện ngắn này những chiêm nghiệm sâu sắc của mình về nghệ thuật. Nghệ thuật chân chính phải luôn luôn gắn bó với cuộc đời. Người nghệ sĩ không thể nhìn đời một cách hời hợt, giản đơn mà cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người bằng cái nhìn tỉnh táo, sáng suốt của lí trí kết hợp với rung động chân thành của trái tim nhân ái. Ông đã thể hiện phẩm chất tốt đẹp của con người lao động trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn và hành trình kiếm tìm hạnh phúc. Những “hạt ngọc tâm hồn” không hiện ra trong lửa đạn chiến tranh, mà lẩn khuất giữa đời thường đầy sóng gió.

Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai. Cái nhìn hiện thực đa chiều đã giúp cho nhà văn nhận ra đời sống con người cả ở những sự kiện bề nổi nhưng khuất lấp trong bề sâu của nó, nhận ra những quy luật tất yếu lẫn những ngẫu nhiên, may rủi đầy bất trắc và khó lường trước của đời sống. Ông luôn day dứt về việc con người phải chịu đựng, phải chấp nhận những nghịch lí mà lẽ ra là không đáng có trong một cuộc sống tốt hơn. Qua tác phẩm, ta thấy ở trong tác phẩm hơn một lần nhà văn nói đến hai cuộc cách mạng. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đã thành công điều mà nhà văn trăn trở chính là: cần có một cuộc cách mạng khác, cuộc cách mạng giải phóng người nhưng đó không phải là người chung chung mà là những phận người cụ thể sâu sắc biết bao tấm lòng của Nguyễn Minh Châu.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *