Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề số 21

Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề số 21

Hướng dẫn

Loading…

Tuyển chọn đề thi THPT Ngữ Văn (Đề 21)

A. ĐỀ THI

I. ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM)

Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Cách nghĩ khác đầu tiên làm thay đổi cuộc đời Đặng Lê Nguyên Vũ có lẽ là quyết định rời bỏ đại học ỵ danh tiếng và chuỵêh sang thu mua cà phê về rang xay, chế biến theo ý mình. Mẹ ông đã khóc ròng vì quyết định này. Nhưng không, Đặng Lê Nguyên Vũ đã quyết bỏ 6 năm học ngành y thay vì biến cuộc đời mình trở nên vô dụng.

Trên chiếc xe đạp cà tàng của mình, ông đến từng đại lý mua mua cà phê để bắt đầu sự nghiệp. Những ý tưởng lớn dần theo những vòng quay đây nhiệt huyết của bánh xe. Nung nấu trong đầu một chàng trai Tây Nguyên này là câu hỏi: “Tại sao Việt Nam, mà chủ yếu là Buôn Ma Thuột – nơi có hạt cà phê vào loại ngon nhất thế giới, xuất khẩu cà phê cũng vào hàng đâu thế giới, nhưng nông dàn vẫn nghèo, nhưng giá trị về vẫn thấp?

Cách nghĩ khắc tiếp theo làm thay đổi sự nghiệp của anh chàng kinh do­anh cà phê rang xay đó là chỉ có chế biến mới tạo nên giả trị đích thực. Tư duy này hiện giờ là phổ biến, tuy nhiên cách đáy 18 năm; khi Hãng cà phê Trung Nguyên ra đời; xuất khẩu cà phê thô vẫn là mục tiêu chính. Khi đó, ý tưởng chế biến cà phê của Vũ bị kêu là khùng, chứ chưa nói đến tham vọng chế biến cà phê ngon để xuất khẩu.

… Tuy nhiên trải ngược với những lời bàn tán, ít lâu sau thương hiệu cà phê Trung Nguỵên vượt ra khỏi ranh người Đắk Lắk. Vào năm 1998, với sức công phá mạnh và cuộc đổ bộ rầm rộ đã giúp cà phê Trung Nguyên phủ khắp cắc ngõ ngách của Sài Gòn, tới từng dân nghiền cà phê. Đặng Lê Nguyên Vũ đã tạo ra cách thức để khách hàng tự mình trở thành người sành điệu về cà phê, tự tạo hình ảnh cá nhàn qua sự lựa chọn khác nhau trong từng hương vị của cà phê.

… Năm 2012, Đặng Lê Nguyên Vũ lần đầu tiên được vinh danh là “Vua cà phê” một cách chính thức trên tờ tạp chí uỵ tín National Geographic Traveller và vào tháng 8/2012, Tạp chí Forbes nhắc lại danh hiệu này với lời ca ngợi “zero to hero” – nhân vật từ vô danh thành anh hùng.

Loading…

(Theo Con đường thành công của “Vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ, báo điện tử Kietxuat.com)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2. Đoạn (3) giới thiệu cách nghĩ mới lạ nào của ông Đặng Lê Nguyên Vũ? (0,5 điểm)

Câu 3. Việc Đặng Lê Nguyên Vũ lần đầu tiên được vinh danh là “Vua cà phê” một cách chính thức trên tờ tạp chí uy tín National Geographic Traveller nói lên điều gì về cà phê của Việt Nam? (0,5 điểm)

Xem thêm:  Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Câu 4. Từ bài viết trên, anh/chị hãy nhận xét ngắn gọn (trong khoảng 5-7 dòng) về ông Đặng Lê Nguyên Vũ và việc kinh doanh cà phê của ông. (1,5 điểm)

II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)

Câu 1. (2 điểm)

Ngạn ngữ có câu: “Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quá nhiều”. Nhà văn Nga M. Pris-vin lại cho rằng: Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải thiết tha hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại. Từ câu chuyện của Đặng Lê Nguyên Vũ và hai câu nói ở trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ước mơ và thành công.

Câu 2. (5 điểm)

“Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường”.

(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011)

Qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên?

B. HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ

I. ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM)

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ báo chí. (0,5 điểm)

Câu 2. Đoạn (3) giới thiệu cách nghĩ mới lạ. Đó là chỉ có chế biến mới tạo nên giá trị đích thực. Tư duy này hiện giờ là phổ biến, tuy nhiên, cách đây 18 năm, khi hãng cà phê Trung Nguyên ra đời, xuất khẩu cà phê thô vẫn là mục tiêu chính. (0,5 điểm)

Câu 3. Việc Đặng Lê Nguyên Vũ lần đầu tiên được vinh danh là “Vua cà phê” một cách chính thức trên tờ tạp chí uy tín National Geographic Traveller cho thấy cà phê của Việt Nam xứng đáng có một vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế. (0,5 điểm)

Câu 4. Học sinh có thể trình bày ý kiến của bản thân theo nhiều hướng khác nhau. Cần nêu được ý: Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và hoạt động kinh doanh cà phê sáng tạo đã góp phần làm phát triển, vinh danh việc sản xuất cà phê trong nước nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. (1,5 điểm)

Đoạn văn mẫu

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và hoạt động kinh doanh cà phê đầy sáng tạo của ông đã góp phần làm phát triển, vinh danh việc sản xuất cà phê trong nước nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Ông thực sự là một người có tâm huyết với việc sản xuất cà phê trong nước. Những ước mơ, suy nghĩ táo bạo của ông làm thay đổi tư duy của nhiều bạn trẻ, động viên họ khởi nghiệp và dấn bước. Thành công của ông cũng giúp thế giới nhận thức đúng hơn về các sản phẩm cà phê Việt Nạm nói riêng và nông nghiệp Việt Nam nói chung.

II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)

Câu 1. (2 điểm)

Yêu cầu về hình thức

– Viết đúng đoạn văn khoảng 200 từ.

Xem thêm:  Phân tích nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng thể hiện và chương Hạnh phúc của một tang gia trong tác phẩm Số đỏ

– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt,…

Yêu cầu về nội dung

Đoạn văn cần làm rõ được các ý sau:

1. Giải thích:

+ Ước mơ: Là những điều ta muốn đạt được trong tương lai.

+ Thành công: Là điều ta đạt được theo đúng những gì mình mong ước.

+ Đặng Lê Nguyên Vũ: Là tấm gương thành công với ước mơ kinh doanh cà phê.

2. Hai câu nói (0,5 điểm):

Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quá nhiều.

Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải thiết tha hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại.

3. Bình luận câu nói (1 điểm):

+ Tấm gương và bài học thành công từ ông Đặng Lê Nguyên Vũ.

+ Hai câu danh ngôn đúng hay sai?

+ Lí do đúng (hoặc sai).

4. Bài học rút ra. (0,5 điểm)

Đoạn văn mẫu

Ngạn ngữ có câu: “Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quá nhiều”. Câu nói chỉ ra: Vì cuộc đời con người ngắn ngủi nên mỗi người không đủ thời gian thực hiện nhiểu mơ ước, mong muốn, nhất là những mơ ước, mong muốn xa rời thực tế. Song nhà văn Nga M. Pris-yin lại cho rằng: “Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải thiết tha hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại”. Câu nói của nhà văn Nga khuyến khích con người cần mơ ước nhiều hơn, khao khát mãnh liệt hơn để biến những điều mơ ước thành hiện thực. Hai ý kiến tuy trái ngược nhau song đều đưa ra những lời khuyên bổ ích, giúp con người có những định hướng đúng đắn trong cuộc sống vốn dĩ nhiều khó khăn và phức tạp. Nếu không biết mơ ước, không có những ước mơ cao xa, con người không thể vượt lên thực tại để thực hiện những điều tốt đẹp, kì diệu. Tuy nhiên, không phải cứ ước mơ thật nhiều, khát khạo mãnh liệt thì tất cả đều trở thành hiện thực, vì có những ước mơ viển vông, lãng mạn, xa rời thực tế khiến con người dễ bị rơi vào ảo tưởng, thất vọng. Bài học rút ra là cẩn phải có những hành động tích cực để biến ước mơ thành hiện thực, phải nỗ lực hết mình để thành công. Đồng thời, luôn tự tin vào năng lực của bản thân để tránh những biểu hiện của tư tưởng an phận và mơ ước viển vông, xa rời thực tế.

Câu 2. (5 điểm)

Yêu cầu về hình thức

– Viết đúng bài văn với bố cục ba phần.

– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt,…

Yêu cầu về nội dung

a) Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, ý kiến trong bài (0,5 điểm)

Qua Sóng, Xuân Quỳnh đã mượn hình tượng sóng để thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về sự trả thù – Ngữ văn 12 – hoc360.net

b) Thân bài (4 điểm)

1. Giải thích, bình luận ý kiến (0,5 điểm)

– Ý kiến nêu trên có ý nghĩa khái quát về thơ và con người nữ sĩ Xuân Quỳnh. Những vần thơ đó thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ: Tình yêu là cái đẹp, cái cao cả; tình yêu là sự hoàn thiện con người.

– Ý kiến còn có ý nghĩa khái quát, thơ Xuân Quỳnh tiêu biểu cho tiếng nói tâm tư, tình cảm của giới mình.

– Đánh giá: Ý kiến trên hoàn toàn xác đáng. Từ ý kiến trên và qua bài thơ Sóng giúp ta nhìn lại tâm hồn mình để sống đẹp trong tình yêu và trong cuộc đời.

2. Phân tích bài thơ để chứng minh ý kiến (3,5 điểm)

– Về nội dung: Bài thơ thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong hạnh phúc đời thường.

+ Tâm hồn phụ nữ có những rung động mãnh liệt, luôn rạo rực đầy khao khát, luôn tìm cách lí giải tâm hồn mình và đi tìm cội nguồn của tình yêu.

+ Tâm hồn phụ nữ hồn hậu, chân thành với tình yêu đắm say, trong sáng và chung thuỷ.

+ Hi vọng vào tình yêu cao cả trước thử thách nghiệt ngã của thời gian và cuộc đời sẽ hoàn thiện mình.

+ Tình yêu không vị kỉ mà đầy trách nhiệm, muốn hoà nhập vào cái chung để dâng hiến trọn vẹn.

– Về nghệ thuật

+ Sử dụng thể thơ năm chữ, âm điệu bằng trắc của những câu thơ thay đổi đan xen nhau, nhịp điệu phù hợp với nhịp điệu vận động của sóng và phù hợp với cảm xúc của nhân vật trữ tình.

+ Sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm, diễn tả những trạng thái đối lập mà thống nhất của sóng và của tình cảm con người.

+ Hình tượng sóng trong bài thơ thể hiện sinh động và chính xác những cảm xúc và khát vọng trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu.

c) Kết bài

Kết luận chung vẽ bài thơ Sóng, ý kiến trong đề bài và nêu cảm nghĩ (0,5 điểm)

Ý kiến trong đề bài đã nói được đặc sắc của bài Sóng nói riêng và tư tưởng và phong cách thơ Xuân Quỳnh ở giai đoạn đầu nói chung. Bài thơ vừa xinh xắn, duyên dáng; vừa mãnh liệt, sôi nổi; vừa hồn nhiên, trong sáng; vừa ý nhị, sâu xa.

Xem thêm Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề số 20 tại đây

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *