Văn nghị luận – Nói và làm – chuyện tưởng cũ mà luôn luôn mới – Ngữ Văn 12

Văn nghị luận – Nói và làm – chuyện tưởng cũ mà luôn luôn mới – Ngữ Văn 12

Hướng dẫn

Loading…

Nghị luận xã hội về việc nói và làm

Đề bài

Nói và làm – chuyện tưởng cũ mà luôn luôn mới.

Từ nhan đề trên, anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 600 chữ.

Hướng dẫn làm bài

Đây là một đề bài “mở”, từ một đầu đề đã cho, người viết triển khai theo cách suy nghĩ riêng của mình về nội dung cần bàn luận. Nói và làm là những câu chuyện của muôn thuở. Bản thân mỗi hành động ấy đã hàm chứa những điều cần bàn luận. Tuy nhiên, đặt chúng trong mối quan hệ với nhau, ý nghĩa vấn đề mói trở nên phong phú. Theo hướng tích cực, nói đi đôi với làm; theo hướng tiêu cực, nói và làm hoàn toàn trái ngược nhau. Đây không chỉ là chuyện đạo đức cá nhân, mà rộng hơn, là vấn đề có ý nghĩa xã hội. Trong thòi đại ngày nay, giữa nói và làm có những biểu hiện lệch chuẩn nghiêm trọng cần được cảnh báo.

Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:

– Con người là loài thượng đẳng giữa muôn loài, vì thế, mọi hoạt động đều mang đặc trưng riêng. Đặc trưng ấy thể hiện ở tính người. Nói và làm là những hoạt động mang tính người rõ rệt. Nói và làm là chuyện của muôn đời. Và muôn đời nay, quan hệ giữa nói và làm luôn luôn là vấn đề cần được suy nghĩ.

Loading…

+ Nói, theo nghĩa thông thưỡng là hoạt động tạo lập sản phẩm ngôn ngữ ở dạng âm thanh để người nghe lĩnh hội bằng thính giác. Ở mức độ này, nói là việc rất dễ. Người lớn hay trẻ em, nếu không bị khuyết tật về cơ quan cấu âm hoặc phát âm, đều có thể nói. Tuy nhiên, nói còn có nghĩa là bộc lộ những tư tưởng mà trước đó người ta suy nghĩ trong đầu. Xuất phát từ nhu cầu giao tiếp, nhu cầu trao đổi thông tin mà người ta cần phải nói với nhau.

Xem thêm:  Phân tích hình ảnh các nhân vật trong truyện Vợ nhặt-Kim Lân

+ Làm là tiến hành một hoạt động theo mục đích nhất định. Đó là hoạt động tiêu tốn sức lực, năng lượng, trí tuệ. Người nông dân cày cấy ngoài đồng, người công nhân xây lắp trên công trường, xưởng máy, cậu học sinh học bài trong lớp, nhà hoạ sĩ vẽ tranh trong xưởng vẽ… tất cả đều được gọi là làm theo đúng nghĩa của từ này. Theo nghĩa rộng, làm còn là hành vi thực hiện một cam kết, một dự định, một kế hoạch.

+ Khi đặt nói và làm bên cạnh nhau thành một cặp từ, thì giữa chúng đã có một mối quan hệ. Lúc này, vấn đề mà người ta quan tâm không phải là nghĩa của từng từ tách biệt, mà ở mối quan hệ giữa chúng. Và điều đó đa trở thành một tiêu chí đánh giá phẩm chất đạo đức hoặc năng lực của con người. Nói đi đôi với làm là biểu hiện tích cực; nói một đằng, làm một nẻo là biểu hiện của tiêu cực.

– Tại sao, nhiều trường họp, nói và làm không đi đôi vói nhau? Có tình trạng này là bởi trước hết, nói thường rất dễ mà làm thì khó. Chẳng hạn, một ông giám đốc ngồi tưởng tượng và nói thao thao bất tuyệt về viễn cảnh huy hoàng của công ti mình, chuyện ấy thật dễ dàng. Nhưng bắt tay vào thực hiện, mới biết quá nhiều nan giải: Lấy đâu ra vốn? Làm sao nhập khẩu thiết bị máy móc? Hàng ngàn công nhân lao động, làm sao tổ chức làm việc có hiệu quả, lấy tiền đâu mà trả lương cho họ? Bằng cách nào để tiêu thụ sản phẩm? Liệu có thể cạnh tranh vớinhững đối thủ khác hay không? Đó là những câu hỏi đầy thách thức, không dễ trả lời bằng thực tế. Một chính trị gia phương Tây, khi tranh cử vào một chức vụ quan trọng, thường hứa hẹn rất nhiều, nhưng khi yên vị, bắt tay vào thực hiện những điều đã cam kết trước cử tri, mới thấy mọi sự không đơn giản. Vì nói thì dễ mà làm thì khó, nên xưa nay, người ta vẫn thích hứa hẹn bằng những lời nói suông, nói ẩu, nói bừa hơn là bắt tay vào thực hiện những điều mình đã nói.

Xem thêm:  Suy nghĩ về mối quan hệ giữa nói và làm trong cuộc sống

Nói được xem là dễ hơn làm, còn vi lời nói gió bay, còn kết quả của làm thì đọng lại, có thể cân đong đo đếm. Giải một đề toán, làm một bài văn, thì bài toán, bài văn đó phải thể hiện hay dở, đúng sai rõ ràng trên trang giấy. Thực hiện một chương trình cải tiến kĩ thuật trong sản xuất, thì phải xem chương trình đó có đem lại lợi ích thiết thực cho người lao động hay không. Cũng cần thấy thêm, sở dĩ có tình trạng nói mà không làm, vĩ nói thì chẳng mất gì cả, còn làm có thể hao tốn sức lực và của cải – điều không phải ai cũng sẵn lòng.

– Người xưa cũng rất quan tâm đến quan hệ giữa nói và làm. Cha ông ta thường đề cao những, người nói sao làm vậy, vì đó là biểu hiện tinh thần quyết đoán, sự thống nhất giữa dự định và hành động. Người chân chính bao giờ cũng tạo được niềm tin cho người khác bằng sự nhất quán giữa nói và làm. Vì lẽ đó, những kẻ nói và làm không đi đôi với nhau rất đáng bị coi thường. Có nhiều câu thành ngữ, tục ngữ đề cập đến vấn đề này bằng thái độ phê phán nghiêm khắc: Nói thì hay, cày thì dở; Nói như rồng leo, làm như mèo mửa…

– Như vậy, “nói đi đôi với làm” vừa là đạo lí vừa là yêu cầu của thực tiễn đời sống. Trong xã hội, mối quan hệ giữa người với người rất đa dạng. Nhưng, có một phương châm sống cần được đề cao: nói phải đi đôi với làm. Lúc nào phương châm ấy thành một nguyên tắc đạo đức, được mọi người có ý thức tuân thủ, thì đó chính là dấu hiệu của một xã hội văn minh, lành mạnh.Ngày nay, nói và làm vẫn là chuyện luôn mang tính thời sự, bởi vì, tình trạng nói mà không làm hoặc giữa nói và làm hoàn toàn mâu thuẫn nhau đã trở thành vấn nạn của xã hội. Tình trạng này diễn ra ở những phạm vi khác nhau của đời sống, từ những thành viên trong gia đình đến các thành viên ngoài xã hội. Ở phạm vi nào, nói và làm cũng được xem là tiêu chí đánh giá tư tưởng, đạo đức, phẩm giá của con người. Một bậc làm cha làm mẹ mà có sự bất nhất giữa nói và làm, dễ bị suy giảm niềm tin và sự kính trọng ờ con cái. Bạn bè thất hứa với nhau, nói mà không làm, sẽ đánh mất những tình cảm quý giá vốn có. Người cán bộ trình bày một chương trình hành động to tát trước nhân dân, nhưng thực tế không thực hiện được bao nhiêu, thì dĩ nhiên uy tín sẽ ngày càng giảm sút. Sự tín nhiệm đối với một người, bất cứ ở cương vị nào, đều được “đo” bằng mức độ thống nhất giữa lòi nói và việc làm. Một ai đó có thể nói năng không lôi cuốn, nhưng đã hứa việc gì, làm đến nơi đến chốn, chắc chắn ông ta’ sẽ nhận được niềm tin của mọi người. Ngược lại, những kẻ thích “chém gió”, đại ngôn nhưng tỏ ra yếu kém khi giải quyết công việc thực tế, thì chỉ nhận được sự hoài nghi, thậm chí coi thường, thất vọng.

Xem thêm:  Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề thi số 2

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *