Khái quát văn học dân gian Việt Nam

I – MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS :

1- Kiến thức:

 Hiểu và nhớ được những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. (Đây là mục tiêu quan trọng nhất của bài học).

– Hiểu được những giá trị to lớn của văn học dân gian. (Đây là cơ sở để HS có thái độ trân trọng đối với di sản văn hoá dân tộc, từ đó học tập tốt hơn phần văn học dân gian trong chương trình.)

– Nắm được khái niệm về các thể loại VHDG.

2- Kĩ năng:

Hệ thống hóa, so sánh

3- Thái độ :

Có thái độ trân trọng đối với di sản văn hoá dân tộc, từ đó học tập tốt hơn phần văn học dân gian trong chương trình.)

%name Khái quát văn học dân gian Việt Nam

II- CHUẨN BỊ

1- Giáo viên:

* Dự kiến các biện pháp tổ chức HS cảm thụ t/p

– Tổ chức HS tìm hiểu bài theo câu hỏi hướng dẫn học bài

– Định hướng HS phân tích cắt nghĩa và khái quát hóa bằng biện pháp :Đàm thoại, gợi mở , kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, các câu hỏi nêu vấn đề

-Tổ chức HS tự bộc lộ, tự nhận thức bằng các hoạt động liên hệ đời sống

* Phương tiện

– Sách giáo khoa Ngữ văn 10- tập 1

 – Chuẩn kiến thức kĩ năng 10

– TLTK khác

2- Học sinh:

– Hệ thống lại những kiến thức cơ bản

–  Phân tích bài học  theo hệ thống câu hỏi SGK

III.  HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 – Ổn định tổ chức:            

2 – Kiểm tra bài cũ :

Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ?       

3 – Giới thiệu bài học:

“Văn học dân tộc là một thứ máu của tổ quốc. Dòng máu văn học ấy chảy trong lòng dân tộc ta suốt chiều dài lịch sử, vượt qua biết bao thác ghềnh và thấm vào tâm hồn chúng ta hôm nay và mai sau với một sức sống mãnh liệt”. Với tinh thần trân trọng đó, bài học hôm nay, cô cùng các em tìm hiểu khái quát phần văn học đã có từ xa xưa nhất của nền văn học dân tộc –  Văn học dân gian Việt Nam.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều

A. NỘI DUNG BÀI HỌC

* VHDG là  1 bộ phận nằm trong tổng thể Vhoá DG, ra đời từ thời viễn cổ, là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, do tập thể  NDLĐ sáng tác nhằm phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

I – Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

1- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng)

Về đặc trưng này có hai nội dung :

– Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.

+ Tác phẩm dùng ngôn từ làm chất liệu nghệ thuật. Ví dụ như một bài ca dao, một truyện cổ tích, một làn điệu dân ca…

+ Tính nghệ thuật ngôn từ của VHDG được thể hiện qua ngôn từ có hình ảnh, cảm xúc.

– Văn học dân gian tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng.

+ Đó là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc bằng trình diễn cho người khác nghe, xem.

+ Truyền miệng theo không gian : Là sự di chuyển tác phẩm từ nơi này sang nơi khác.

+Truyền miệng qua thời gian : Là sự bảo lưu tác phẩm từ đời này qua đời khác, từ thời đại này qua thời đại khác.

+ Quá trình truyền miệng được thực hiện qua diễn xướng dân gian. Tham gia diễn xướng ít là một, hai người, nhiều là cả một tập thể trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng.

Các hình thức diễn xướng là nói, kể, hát, diễn tác phẩm dân gian. ( Ví dụ hát một bài ca dao : Gió mùa thu… mẹ ru con ngủ… năm (ở ớ) canh chày … thức đủ đủ năm canh… Con hời mà con hỡi ơ con hỡi con hời con hỡi con hời….con…).

Xem thêm:  Cảm nghĩ về vẻ đẹp con người Lão Hạc qua truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao

Bài ca dao thường được hát theo một hay nhiều điệu khác nhau. Người xưa thường hát ca dao chứ ít ai đọc ca dao như chúng ta ngày nay.

2 – Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể).

+ Tác phẩm văn học dân gian là sáng tác của nhiều người. Không thể và khó xác định ai là tác giả của văn học dân gian.

+ Tập thể bao gồm nhiều cá nhân nhưng không phải tất cả những cá nhân cùng một lúc tham gia sáng tác. Có thể một

câu ca dao hay là một truyện cười chẳng hạn, lúc đầu do một người sáng tác. Nếu tác phẩm đó hay thì được nhân dân lưu truyền. Việc lưu truyền lại bằng trí nhớ, truyền miệng, nhất là văn xuôi thì những sáng tác đó ít nhiều sẽ có thay đổi, hoặc có thể bổ sung, sửa chữa cho đầy đủ, phong phú hơn. Như vậy, những tác phẩm văn học dân gian đã trở thành những tác phẩm đồng sáng tạo (nhiều người sáng tạo nên).

+ Lực lựơng chính sáng tác nên VHDG: NDLD nhằm thoả mãn những nhu cầu về tinh thần

3- VHDG gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng (Tính thực hành)

– SH cộng đồng là môi trường sinh thành, lưu truyền, biến đổi của VHDG. Nó chi phối cả ND& HT của VHDG

+Đ/s nghi lễ (Sử thi)             

+ Đ/s gia đình(hát ru…)

+ Đ/s LĐ( hò,hát đối đáp …)                          

+ Đ/s vui chơi. giải trí( đồng dao)

=> Trong 3 đặc trưng trên thì 2 đặc trưng: tính truyền miệng và tính tập thể là tiêu biểu chi phối, xuyên suốt qtrình sáng tạo ,lưu truyền của VHDG:( VHTM, VHBDân)

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Tnú trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành

II – Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam

– Hệ thống thể lại văn học dân gian rất phong phú. (12 thể loại )

+ Tự sự DG: 8 loại( thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ, vè)

+ NLDG: tục ngữ. câu đố

+Trữ tình DG: Ca dao

+ SK DG: Chèo

III – Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam

1 – Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc( giá trị nhận thức)

2 – Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người

3 – Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc.

B. GHI NHỚ :

+ Văn học dân gian tồn tại dưới hình thức truyền miệng thông qua diễn xướng. Trong quá trình lưu truyền, tác phẩm văn học dân gian được tập thể không ngừng sáng tạo và hoàn thiện. Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

+ Văn học dân gian có nhiều giá trị to lớn về nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, cần được trân trọng và phát huy.

Bài liên quan

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài “Cảnh ngày hè”

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài “Cảnh ngày hè”

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài “Cảnh ngày hè” – Bài làm 1 Nguyễn…
Triết lý nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ “Nhàn”

Triết lý nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ “Nhàn”

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) sống gần trọn một thế kỉ đầy biến động…
Tìm hiểu truyện cổ tích Tấm Cám

Tìm hiểu truyện cổ tích Tấm Cám

Tìm hiểu truyện cổ tích Tấm Cám – Bài làm 1 Đã là người Việt Nam,…
Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi

Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi

Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi – Bài…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *