Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

I – MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS :

1- Kién thức:

Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp (HĐGT) bằng ngôn ngữ, về các nhân tố giao tiếp (NTGT) (như nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức giao tiếp), về hai quá trình trong hoạt động giao tiếp.

2- Kĩ năng:

Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp,nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp.

3-Thái độ:

Có thái độ và hành vi phù hợp trong HĐGT bằng ngôn ngữ.

van mau giao tiep bang ngon ngu Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

II- CHUẨN BỊ

1- Giáo viên:

* Dự kiến các biện pháp tổ chức HS cảm thụ t/p

 – Tổ chức HS tìm hiểu bài theo câu hỏi hướng dẫn học bài

 – Định hướng HS phân tích cắt nghĩa và khái quát hóa bằng biện pháp :Đàm thoại, gợi mở , kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, các câu hỏi nêu vấn đề

-Tổ chức HS tự bộc lộ, tự nhận thức bằng các hoạt động liên hệ đời sống

* Phương tiện

– Sách giáo khoa Ngữ văn 10- tập 1

– Chuẩn kiến thức kĩ năng 10

– TLTK khác

2- Học sinh:

– Hệ thống lại những kiến thức cơ bản

–  Phân tích bài học  theo hệ thống câu hỏi SGK

III.  HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 – Ổn định tổ chức:

2 – Kiểm tra bài cũ: Nêu những nội dung lớn của VHVN?  

3 – Giới thiệu bài học:

Trong c/s hàng ngày con người giao tiếp với nhau bằng phương tiện vô cùng quan trọng: đó là ngôn ngữ. Con  người không thể sống mà không gtiếp mà gt không có ngôn ngữ thì không thể có kết quả cảôtng bất cứ h/c gt nào, bởi vì gt luôn phụ thuộc vào h/cảnh và các n/v gt. Bài học hôm nay giúp các em hiểu thêm về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Xem thêm:  Tổng quan về văn học Việt Nam

A. NỘI DUNG BÀI HỌC

I – Khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Khái niệm

=> a- Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động…

– NVGT: Giữa vua nhà Trần và các bô lão.

Hai bên có cương vị và quan hệ khác nhau:

+ Vua là người lãnh đạo tối cao của đất nước

+ Các bô lão đời nhà Trần đại diện cho nhân dân.

– Ngôn ngữ giao tiếp cũng có nét khác nhau :

+ Vua : sử dụng các câu nói nói tỉnh lược trong giao tiếp trực diện…

+ Các bô lão: Các từ xưng hô (bệ hạ), các từ thể hiện thái độ (xin thưa) 

– Khi người nói(viết) tạo ra văn bản biểu hiện nội dung tư tưởng của mình, thì người nghe (đọc) tiến hành hoạt động nghe (đọc) để hiểu, lĩnh hội nội dung đó. Người nói và người nghe có thể đổi vai cho nhau. Như vậy, HĐGT gồm hai quá trình : Tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản

=> b-  HĐGT gồm hai quá trình : Tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản.

– HĐGT diễn ra trong hoàn cảnh đất nước đang bị giặc ngoại xâm đe doạ( quân N-M kéo 50v quân xlc lần 2), quân và dân nhà Trần phải cùng nhau bàn bạc để tìm ra sách lược đối phó. Địa điểm cụ thể là điện Diên Hồng.

– NDGT:Thảo luận về tình hình đất nước đang có giặc ngoại xâm đe doạ và bàn bạc về sách lược đối phó. Nhà vua nêu nên những nét cơ bản nhất về tình hình đất nước và hỏi ý kiến của các bô lão xin hoà hay xin đánh. Các bô lão quyết tâm đánh giặc, đồng thanh nhất trí rằng đánh là sách lược duy nhất.

Xem thêm:  Suy nghĩ của em về vấn đề tham những trong truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày”

– Cuộc giao tiếp đạt được mục đích vì mọi người đều thống nhất hành động đánh giặc giặc giữ nước.

* Để tiến hành HĐGT cần phải có :

– Nhân vật giao tiếp : ai nói, ai viết, nói với ai, viết cho ai?

– Hoàn cảnh giao tiếp : Nói viết trong hoàn cảnh nào, ở đâu, khi nào?

– Nội dung giao tiếp : Nói, viết về cái gì?

– Mục đích giao tiếp : Nói, viết để làm gì?

– Phương tiện giao tiếp : Nói, viết bằng cách nào, bằng phương tiện gì?

Ta gọi đó là các nhân tố giao tiếp.

=> c- Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố giao tiếp.

II- Vận dụng vào bài “ Tổng quan VHVN”

– NVGT:

+ Người viết:T/g SGK-> có vốn sống, trình độ hiểu biết về VH sâu sắc, có nghề nghiệp là n/cứu hoặc giảng dạy

+  Người đọc: GV,Hs lớp 10-> vốn sống và trình độ thấp hơn

-HCGT: quy phạm của nền GD QD có tổ choc, có mđ, ND được thực hiện theo chương trình có tính pháp lí trong nhà trường.

-NDGT:  Thuộc lĩnh vực “ LSVH” , đề tài “Tổng quan VHVN”bao gồm các v/đ cơ bản: Các bộ phận…; Quá trình phát triển; Con người VN qua VH…

– MĐGT:

+ Người viết: Cung cấp cho người đọc 1 cái nhìn tổng quátvề VHVN

+ Người đọc: Tiếp nhận, lĩnh hội 1 cách tổng quát về các bộ phận và tiến trình l/s  phát triển của VHVN đồn thời có thể rèn luyện , nâng cao các kĩ năng, nhận thức,đánh giá các hiện tưọng VH , kĩ năng XD và tạo lập văn bản

Xem thêm:  Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát

– Phương tiện ngôn ngữ và cách thức tổ chức:

+Dùng nhiều từ ngữ thuộc chuyên ngành KHXH, chuyên ngành ngữ văn: VH,VHDG, VH viết, thể loại, thơ, vx…

+ VB có kết cấu rõ ràng, đề mục có hệ thống lớn nhỏ, lí lẽ, d/c tiêu biểu…nhằm tập trung làm sáng tỏ cho tiêu đề VB

B. GHI NHỚ :

+ Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ  (dạng nói hoặc dạng viết) nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động.

+ Mỗi HĐGT gồm hai quá trình : Tạo lập văn bản (do người nói, người viết thực hiện) và lĩnh hội văn bản do người nghe thực hiện). Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác.

+ Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố : Nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp.

 

Bài liên quan

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài “Cảnh ngày hè”

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài “Cảnh ngày hè”

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài “Cảnh ngày hè” – Bài làm 1 Nguyễn…
Triết lý nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ “Nhàn”

Triết lý nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ “Nhàn”

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) sống gần trọn một thế kỉ đầy biến động…
Tìm hiểu truyện cổ tích Tấm Cám

Tìm hiểu truyện cổ tích Tấm Cám

Tìm hiểu truyện cổ tích Tấm Cám – Bài làm 1 Đã là người Việt Nam,…
Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi

Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi

Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi – Bài…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *