Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Ngữ Văn 9

Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Ngữ Văn 9

Hướng dẫn

Phân tích bài thơ Tiểu đội xe không kính

Đề bài: Nêu cảm nghĩ về Bài thơ về tiểu đôi xe không kính của Phạm Tiến Duật.

1. Yêu cầu

– Viết bài văn nghị luận về một bài thơ nhưng nghiêng về biểu cảm.

– Vấn đề cần nghị luận (phân tích, cảm nhận) là Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

– Phân tích cảm nhận về cái hay, cái đẹp của nội dung và hình thức của các khổ thơ.

– Những điều cảm nhận, phân tích phải đặt trong tương quan giữa các khổ với nhau và với toàn bài, đồng thời làm nổi rõ tư tưỏng chủ đề của ca bài.

2. Gợi ý

– Đọc kĩ cả bài thơ.

– Tham khảo các bài viết của các nhà nghiên cứu phê bình về bài thơ.

– Những cảm nhận về thiên nhiên của người lái xe không kính như thế nào? Sự tinh tế và mới lạ trong cách cảm nhận và thể hiện là gì?

– Những khó khăn của người lái xe khi xe không có kính như thế nào?

– Hình ảnh của người chiến sĩ lái xe thể hiện ra sao? (ngang tàng, tự tin, tất cả vì miền Nam)

– Biện pháp nghệ thuật chủ yếu của bài thơ: sự đối lập.

– Kết hợp nghị luận với biểu cảm.

3. Lập dàn ý (dàn ý sơ lược)

a. Mở bài: Chiến tranh và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

b. Thân bài

– Cảm nhận về thiên nhiên khi xe không kính

  • Lập luận và thái độ ngang tàng của người lính.
  • Vẻ đẹp của các từ ngữ đời thường: không có, không phải là, bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi, ừ thì.

– Những khó khăn khi không có kính

  • Bụi.
  • Mưa.

– Tư thế của người chiến sĩ

  • Ung dung.
  • Bất cần, coi thường gian khổ (chưa cần rửa, chưa cần hong).
  • Đoàn kết, gắn bó với đồng đội.

– Thành công của tác giả viết về người lính lái xe

c. Kết bài: Nhấn mạnh vẻ đẹp của toàn bà người chiến sĩ lái xe ung dung, dũng cảm trong kháng chiến chống Mĩ.

4. Bài làm minh hoa

Bải 1

Chiến tranh không chỉ tạo nên những con người phi thường với những hành động phi thường mà nó còn là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà thơ. Có thể mỗi người trong chúng ta vẫn còn ngỡ ngàng trước sự thật sống động của những sáng tác thi ca ấy. Chúng như đưa ta trở về một thời ác liệt, thời của những con người quên đi hạnh phúc riêng tư, thời của những kỉ niệm mà ai đã qua thì không thể nào quên được. Họ hiện lên trong tâm tưởng như ta đã gặp ngày hôm qua, đã gặp hôm nay. Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật là một bài thơ như thế.

Phạm Tiến Duật đã xây dựng một hình tượng độc đáo: những chiếc xe không kính chắn gió vẫn băng băng trên đường ra trận. Phải là một con người gắn bó, gần gũi với các đoàn xe Trường Sơn như Phạm Tiến Duật mới có thể viết về những hình ảnh rất thật trong chiến tranh như vậy. Hình ảnh những chiếc xe không kính thời bình là những chiếc xe của lịch sử, tĩnh lặng, được lau chùi. Còn những chiếc xe thời chiến mang tâm hồn của người cầm lái, dù phủ bụi, bám bùn đất nhưng vẫn đầy ắp nụ cười và sự trẻ trung của người lính Trường Sơn.

Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi.

Làm sao ta còn có thể tìm lại trong cuộc sống những chiếc xe như vậy. Những chiếc xe ấy là sản phẩm đặc biệt của một cụộc chiến đầy kịch tính, đầy khốc liệt cam go. Dù không còn là những chiếc xe hoàn chỉnh song sau ngần ấy dặm đường ra tiền tuyến chúng đã được chắp nối thêm phần hồn vào đó. Những miếng kính vỡ có thể hoà lẫn nụ cười của một lần ra quân thắng lợi và những giọt nước mắt tất yếu của chiến chinh. Mỗi vết xước, mỗi chỗ bẹp nhúm đều gắn liền với bao kỉ niệm. Qua đó, ta thấy được phần nào những phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ.

Anh bộ đội lái xe trên đường Trường Sơn là những người anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Trong gian khổ, hiểm nguy vẫn giữ vững tư thế hiên ngang, tự chủ:

Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Chúng ta phải khâm phục những con người ấy. Chiến tranh gắn liền với sự hi sinh, công việc lái xe của bộ đội là vô cùng nguy hiểm bởi giặc không ngừng xối bom đạn để tàn phá con đường huyết mạch vốn là mạch máu nuôi sống chiến trường đánh Mĩ, ngăn chặn sự tiếp viện của cả nước cho giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sống và chiến đấu trong bối cảnh ấy, ai là người không lo lắng, giữ gìn. Nhưng các anh vẫn “cười ha ha”, vẫn lái vì tiền tuyến. Những con người ấy chiến đấu vì tình yêu Tổ quốc cao cả, ý chí và quyết tâm của họ không gì lay chuyển được.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 9: Nghị luận trong văn bản tự sự

Khi lái xe, cái chất dung dị lạc quan của người lính lại ngời sáng, hào sảng. Qua khung kính vỡ, họ cười với gió, bắt bạn với chim. Cái cảm giác “xoa mắt đắng” ấy lại hiện lên rõ nét hơn trong câu thơ:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng.

Nếu xe có kính nghiêm chỉnh như chưa hề chinh chiến trận mạc thì gió, bụi, chim rừng đâu có hồn nhiên ùa vào buồng lái. Chính vì vậy, chỉ lái xe không kính mới biết cảm giác khi gió thổi mạnh. Trên những chặng đường dài ban ngày mù mịt bụi, ban đêm gồ ghề khó đi ấy, những người ìính vẫn luôn tự tin “vì miền Nam phía trước”.

Dù đường có dài muôn dặm nhưng phía trước cũng là tiền tuyến đạn lửa đang chờ mong những chiếc xe từng phút từng giờ. Nhưng người lính lái xe như thấy trên từng chặng đường đi tới mang theo nhịp thở của tiền tuyến và nhịp con tim đập rộn ràng. Ngay cả sao trời, cả chim bay cũng, làm bạn với họ.

Thấy sao trời uà đột ngột cánh chim Như sa như và vào buồng lái.

Những người cầm tay lái như sống trong mơ. cả bầu trời cũng như muốn trùm lên chiếc xe của họ. Chỉ những chiếc xe không kính mới có thể tạo ra ấn tượng bất ngờ đến vậy. Trong gian khó, có thể cận kề cả cái chết, họ vẫn bật ra những nụ cười chân thật xuất phát từ một trái tim lạc quan yêu đời. Mặc hiểm nguy gian khó, mặc bão táp hay “mưa tuôn mưa xối”, tiếng cười hồn hậu vẫn tràn ngập suốt dọc đường ra trận.

Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Những con người ấy còn trẻ tuổi nên sự lạc quan yêu đời trong con người họ quả là điều dễ hiểu. Nhưng không chỉ sự lạc quan của tuổi trẻ mà ẩn sâu trong đó còn có vẻ tươi mới của chiến tranh. Họ rất dũng cảm và tràn ngập ý chí chiến đấu để rủ nhau: “lại đi, lại đi trời xanh thêm”.

Họ bất chấp mọi trở ngại, bình tĩnh đối mặt với tử thần. Dù cái sống và cái chết là danh giới không phân định nhưng nghị lực, ý chí quyết tâm đã gạt khỏi họ những tị hiềm, những suy nghĩ riêng tư, nâng con người họ khỏi cái tầm thường cố hữu.

Không có kính ừ thì ướt áo…

Không có kính ừ thì có bụi.

Cuộc sống của người lính vô tư đến lạ lùng, họ khẳng định “ừ thì” mặc dù cho chiến tranh tước bỏ mọi điều kiện chiến đấu. Ta ngạc nhiên khi thấy một chiếc xe không kính chạy hàng nghìn dặm đường ra tiền tuyến, vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ta ngạc nhiên bởi tiếng cười hồn hậu của người lính vẫn vang lên trong mỗi dặm đường ra trận. Họ, những người lái xe vẫn vật lộn với chiến tranh, bom đạn, chất độc, cái chết và cũng bị chiến tranh lấy đi bao điều quý giá: tuổi thanh xuân, sức khoẻ, thậm chí cả mạng sống của mình, nhưng tước thế nào được sự hồn nhiên, yêu đời vốn có của họ. Hơi thở nóng hổi của cuộc chiến tranh chống Mĩ vẫn sục sôi trong tâm hồn những người lính ngày ấy:

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vở rồi.

“Vạn dặm tha hương ngộ cố nhân” đã tạo nên cái xiết tay chân tình bền chặt “qua cửa kính vỡ rồi”, mặc dù bàn tay ấy nhem nhuốc bởi bụi bặm, xăng dầu, khói lửa của bom đạn. Có thể nói, không một thế lực đen tối, tàn bạo nào cản nổi bước chân ra trận của những người anh hùng:

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Ta không còn ngạc nhiên khi nhìn thấy thắng lợi vẻ vang của dân tộc phải đổi

bằng nhiều đau thượng mất mát. Chiến thắng ấy phải chăng do trong mỗi chiếc xe đều có sức mạnh của “một trái tim”.

Bài thơ có ngôn ngữ tự nhiên, giọng điệu thoải mái, mạch lạc như lời trò chuyện. Ông đã sử dụng ngôn từ phong trần, ngang tàng, vui tếu trong đời sống thường nhật của những người lính.

Không có kính không phải vì xe không có kính.

Câu thơ nghe như lời giải thích của một bác tài khi có người hỏi về cửa kính vỡ để rồi khẳng định chắc nịch, thô tháp như của người lao động:

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhịp thơ nghe chắc nịch, cứng cỏi càng lột tả rõ nét cái khí phách của những người lính lái xe chống Mĩ khi xưa. Câu thơ nghe chắc gọn, gần gũi với lời nói thường ngày và đậm nét văn xuôi. Không khoa trương, mĩ lệ lại càng không ngọt ngào tha thiết như những câu thơ tình, nhưng thơ ông vừa chân thực, đằm thắm vừa di dỏm, vui đùa mà vẫn tình tứ, đáng yêu.

Thơ của Phạm Tiến Dụật đề cập đến hình tượng người lính đạp lên mọi gian lao vất vả và hiểm nguy trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Họ đại diện cho cả một dân tộc anh hùng đã bước qua những khó khăn tất yếu của chiến tranh để tiến vững chắc trên con đường đã chọn.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 9: Lặng lẽ Sa Pa

(Nguyễn Thuý Vinh, lớp 9CA, Trường THCS Ngô Sĩ Liên,

Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Nhận xét

Một bài viết chắc tay. Bạn đã phân tích, cảm nhận về hai hình ảnh nổi bật của bài thơ: xe không kính và người chiến sĩ lái xe, những con người trẻ trung, ung dung, vui tếu nhưng dạn dày trận mạc. Tư thế của người lái xe “ung dung”, hành động bất cần, coi thường “chưa cần rửa”, “chưa cần thay”, việc “cười ha ha” bên cạnh khó khăn và cái chết rình rập đã cho thấy phẩm chất anh hùng nhưng bình dị của những người lính.

Đáng tiếc là người viết vẫn còn dùng từ ngữ và diễn đạt chưa chuẩn ở một vài chỗ, làm cho câu văn tối nghĩa và có thể bị hiểu sai. Ví dụ: Nhưng không chỉ sự lạc quan của tuổi trẻ mà ẩn sâu trong đó còn có vẻ tươi mới của chiến tranh, hoặc Cuộc sống của người lính uô tư đến lạ lùng, họ khẳng định “ừ thì” mặc dù cho chiến tranh tước bỏ mọi điều kiện chiến đấu. Mở bài cũng là một câu văn viết vụng.

Bài 2

Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ ca chống Mĩ với giọng thơ vừa khoẻ khoắn, tự nhiên, tràn trề sức sống vừa tinh nghịch, vui tươi đến ngỡ ngàng. Nhà thơ đã thể hiện không khí chiến tranh sôi nổi và sự can trường, tự tin của người lính. Và một trong những tác phẩm hay nhất trong thời kì này của ông chính là Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã đề cập đến một hình ảnh hết sức chân thực, độc đáo, mới lạ: những chiếc xe không kính vẫn băng băng không ngại chi bụi bặm, gió mưa, tiến thẳng ra chiến trường. Qua đó, nhà thơ đã làm nổi bật hình ảnh những người lái xe trong chiến trường Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, sôi nổi. Ta không rõ nhà thơ đã từng bao nhiêu lần trực tiếp cầm lái, hay ngồi trong ca bin bên cạnh người cầm lái mà ngôn ngữ, cảm hứng và suy nghĩ trong bài lại hết sức chân thực và giàu nhạc điệu đến vậy.

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi.

Lời thơ giản dị như câu văn xuôi, như lời nói hằng ngày, hình ảnh thơ mộc mạc mà gợi tả rõ nét, cứ y như một đoàn xe đang lừng lững tiến lại trước mắt ta. Một hình ảnh thật độc đáo hiện ra ngay trong phần mở đầu của bài: “những chiếc xe không kính”! Xưa nay, những phương tiện mà con người sử dụng khi đuầ vào thơ thì thường được “mĩ lệ hoá” hoặc thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn tả thực. Điều đó ta đã gặp trong Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên hay Bài ca lái xe đêm của Tố Hữu và nhiều cách thể hiện của các nhà thơ khác nữa. Với mình, Phạm Tiến Duật không ngần ngại đuầ vào thơ hình ảnh nhữing chiếc xe trần trụi, bị phá huỷ gần như là phế thải và giải thích cũng rất đơn giản:

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi.

Từ cách giới thiệu đến cách lí giải nguyên nhân xe không có kính đều rất thật, rất tự nhiên, pha chút ngang tàng như nhắc nhở về vẻ bề ngoài khác lạ của nó. Bom đạn chiến tranh đã tước dần đi những bộ phận còn lại, làm cho nó biến dạng “không có đèn”, “không có mui”, “thùng xe có xước”,… Trên thực tế, chúng không còn mang hình dạng đúng như ban đầu nữa mà trở thành đoàn xe vận tải có một không hai trong lịch sử chiến tranh thế giới từ xưa đến nay. Chúng không phải chỉ có một, hai chiếc mà hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả, đều bị tàn phá, đập nát đến tận cùng. Phải là một con người nhạy cảm và kiên cường, Phạm Tiến Duật mới chớp được những hình ảnh độc đáo và lạ lẫm đến vậy. cả một hình ảnh tràn đầy hơi thở nóng hổi của cuộc chiến tranh thần kì xưa kia hiện lên sừng sững trong bài thơ.

Đoàn xe càng sống động bao nhiêu thì hình ảnh người chiến sĩ lái xe càng đáng khâm phục bấy nhiêu. Họ xuất hiện ngay ở đầu bài thơ:

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng

Nhìn thấy gió ưào xoa mắt đắng

Thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và dột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái.

Đó là những câu thơ tả thực chính xác đến từng chi tiết. Không có kính chắn gió, xe lại chạy nhanh nên người lái phải đối mặt với biết bao khó khăn, nguy hiểm. Nào là “gió vào xoa mắt đắng”, nào là “con đường chạy thẳng vào tim”, rồi sao trên trời, rồi chim bay lượn trên không đột ngột, bất ngờ sà vào, bầu bạn với người lái xe. Những chiếc xe không kính với biết bao sự việc có thể xảy ra khiến cho câu chữ trong bài thơ mới sinh động và gợi lên được cảm giác đầy ấn tượng cho người đọc. Tất cả khó khăn, thử thách như dồn nén, đòi hỏi ở họ một nghị lực phi thường, một sự phấn đấu không mệt mỏi. Điều kiện lúc này không cho phép họ nghĩ về quyền lợi cá nhân và cũng không chấp nhận sự hèn nhát, run sợ. Trái lại, ở họ chỉ có tư thế hiên ngang, ý chí vững vàng không kẻ thù nào, không khó khăn nào cản nổi bước chân những người lính anh hùng đó. Hai khổ thơ mở đầu tái hiện lại muôn ngàn khó khăn, gian khổ mà người chiến sĩ lái xe phải trải qua trong cuộc chiến tranh chống Mĩ trước đây. Lời thơ nhẹ nhõm, trôi chảy như những chiếc xe vun vút, bươn trải ngày cũng như đêm trên đường ra trận.

Xem thêm:  Suy nghĩ về tác phẩm Chiếc lá cuối cùng – Ngữ Văn 9

Câu thơ có lúc vang lên như văng vẳng tiếng hát vút cao, vui vẻ của những con người trẻ trung, yêu đời, say mê lập công. Hai câu thơ tiếp theo âm điệu nhẹ nhàng, trong sáng như tâm tình của người chiến sĩ:

Không có kính, ừ thì có bụi

Bụi phun tóc trắng như người già.

Lái những chiếc xe không kính, người chiến sĩ phải đương đầu với bao trở ngại trên đường đi tới: bụi đường, muầ tuôn, muầ xối,… lại còn bom đạn kẻ thù xối xả không phút giây nào ngừng. Trước những thử thách ấy, họ càng trở nên cứng cỏi, kiên cường hơn: “không có kính, ừ thì”… Cấu trúc câu được lặp lại càng toát lên một thái độ ngang tàng, bất chấp mọi khó khăn để cười đùa, vui tếu bằng niềm lạc quan, yêu đời của mình. Đoạn thơ như khúc nhạc vui của tuổi mười tám đôi mươi hoà cùng những hình ảnh hóm hỉnh “phì phèo châm điếu thuốc”, “mặt lấm cười ha ha” làm cho lời thơ thêm rộn rã, tươi vui.

Dũng cảm bất chấp hiểm nguy trước kẻ thù nhưng lại sống chan hoà với nhau trong tình đồng đội gắn bó yêu thương như keo sơn. Họ gặp nhau, dựng “bếp Hoàng Cầm” để hợp lại trong tình cảm mà bữa cơm “chung bát đũa” làm nên một “gia đình” sum họp. Rồi các anh lại cùng nhau lên đường, câu thơ phơi phới, vừa như thực vừa như mơ:

Lại đi, lại đi, trời xanh thêm.

Ở đây sự đối lập giữa hai phương tiện: vật chất (hình dạng chiếc xe) và tinh thần (tâm hồn người lính) đã khẳng định chiếc xe dù bị bom Mĩ tàn phá nhưng nó vẫn chạy vì bên trong có một “trái tim”. Những tình cảm cao đẹp trong trái tim đó là nguồn sức mạnh nâng đỡ họ vượt lên mọi khó khăn gian khổ để đóng góp sức mình vào công cuộc giải phóng đất nước. Phải chăng, đó cũng là điều mà Phạm Tiến Duật muốn nói với chúng ta qua bài thơ của minh.

Bài thơ về tiểu đội xé không kính là một tầc phẩm tiêu biểu cho thơ ca thời kì kháng chiến chống Mĩ. Nó không chỉ dựng nên bức tranh toàn cảnh về cuộc chiến tranh đầy khốc liệt, một mất một còn của dân tộc ta mà còn khắc hoạ hình ảnh những người chiến sĩ lái xe vô cùng đẹp đẽ và hiên ngang. Những con người đó để lại cho chúng ta niềm cảm phục sâu sắc, lòng biết ơn chân thành, tha thiết.

(Lương Minh Phương, lớp 91, Trường THCS Ngô Sĩ Liên,

Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Nhận xét

Bạn đã biết cách làm bài văn nghị luận về thơ, đã tập trung phân tích và làm nổi bật hình ảnh xe không kính và người chiến sĩ lái xe. Nhận xét này, nếu bạn tự rút ra thì rất đáng khen, hoặc nếu bạn dẫn lại của ai đó thì cũng đáng ghi nhận về sự tích hợp: Xưa naỵ, những phương tiện con người sử dụng nếu đưa vào thơ thì thường được “mĩ lệ hoa” hoặc thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn tả thực. Điều đó ta đã gặp trong “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên haị) “Bài ca lái xe đêm” của Tố Hữu uà nhiều cách thể hiện của các nhà thơ khác nữa. Với mình, Phạm Tiến Duật không ngần ngại đưa vào thơ hình ảnh những chiếc xe trần trụi, bị phá huỷ gần như là phế thải và giải thích cũng rất đơn giản: Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi.

Tuy vậy, một số từ ngữ dùng chưa thật chính xác: chiến tranh sôi nổi, (những chiếc xe) bị tàn phá, độp nát đến tận cùng. Khen Phạm Tiến Duật đưa hình ảnh xe không kính vào thơ thì được, nhưng viết: Phải là một con người nhạy cảm và kiên cường, Phạm Tiến Duật mới chớp được những hình ảnh độc đáo và lạ lẫm đến vậy thì lại chưa ổn.

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp Hướng dẫn Soạn bài lớp…
Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập Hướng dẫn Soạn bài lớp 9:…
Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn Hướng dẫn Soạn…
Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò Hướng dẫn Soạn bài lớp 9: Con cò Soạn…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *