Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương – Ngữ Văn 9

Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương – Ngữ Văn 9

Hướng dẫn

Phân tích bài thơ Nói với con

Đề bài: Trình bày hiểu biết của mình về bài thơ Nói với con của Y Phương.

1. Yêu cầu

– Trình bày hiểu biết thực chất là viết bài văn nghị luận về một bài thơ.

– Vấn đề cần nghị luận (phân tích, cảm nhận) là bài thơ Nói với con của Y Phương.

– Phân tích cảm nhận về cái hay, cái đẹp của nội dung và hình thức các khổ thơ

– Những điều cảm nhận, phân tích phải đặt trong tương quan giữa các khổ với nhau và với toàn bài, đồng thời làm nổi rõ tư tưởng chủ đề của bài thơ.

2. Gợi ý

– Đọc kĩ cả bài thơ.

– Tham khảo các bài viết của các nhà nghiên cứu phê bình về bài thơ.

– Những cảm nhận về đời sống tình cảm (gia đình, quê hương) của người con như thế nào? Sự tinh tế và độc đáo trong cách cảm nhận và thể hiện là gì?

– Những gì là điều tốt đẹp của người đồng mình cần phải gìn giữ?

– Thái độ sống mà người cha muốn nhắn nhủ con là gì?

– Biện pháp nghệ thuật chủ yếu của bài thơ: cách diễn tả bằng hình ảnh cụ thể của người miền núi.

– Kết hợp nghị luận với biểu cảm.

3. Lập dàn ý

a. Mở bài: Y Phương và bài thơ Nói với con.

b. Thân bài

– Người con lớn lên trong tình yêu thương của gia đình và nâng niu của quê hương

  • Con sinh ra và lớn lên trong gia đình đầy ắp tiếng cười và niềm vui trong tình cảm của mẹ, cha.
  • Con được rừng núi cho hoa, quê hương cho những tấm lòng.

– Những vẻ đẹp và truyền thống của người đồng mình

  • Nỗi buồn và chí lớn cao xa.
  • Thuỷ chung, tình nghĩa.
  • Hồn nhiên, mạnh mẽ.
  • Mộc mạc, chất phác.
  • Tự hào về quê hương.

– Lời dặn của người cha: sánh vai với bạn bè, không làm người nhỏ bé, không báo giờ nhỏ bé.

– Thành công của tác giả viết về tình yêu quê hương, sống xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 9: Con cò

c. Kết bài: Nhấn mạnh niềm tự hào về quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống làm một người “không bao giờ nhỏ bé”.

4. Bài làm minh hoạ

Có thể hình dung bố cục bài thơ gồm hai phần. Tình cảm gia đình, quê hương, đầm ấm, yên vui được tác giả thể hiện trong 11 câu thơ đầu. Tình quê hương tha thiết, sâu nặng, truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người miền núi được tác giả thể hiện trong 17 câu thơ tiếp sau. Bài thơ mở ra với khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ắp tiếng nói và tiếng cười:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Một mái nhà có cha và mẹ, con lớn trong tình thương yêu. Hơn thế nữa, con sinh ra, lớn lên trong tình yêu, trong vẻ đẹp của người đồng mình:

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Ngày đẩu tiên đẹp nhất trên đời.

Suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc được diễn tả trực tiếp bằng hình ảnh. Tác giả đã vận dụng chính lối diễn đạt của người dân tộc miền núi để xây dựng hình ảnh thơ. Bằng cách diễn đạt như vậy, tác giả đã sáng tạo những hình ảnh vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát cao mà vẫn giàu chất thơ bay bổng về vẻ đẹp trong cuộc sống của người dân miền núi: Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát – Rừng cho hoa ; và về truyền thống nghĩa tình, gắn bó, chia sẻ: Con đường cho những tấm lòng. Người cha muốn con mình thấy được vẻ nên thơ của người đồng mình để mà yêu. Cách diễn đạt độc đáo ấy còn được thể hiện ở những hình ảnh đặc sắc trong những câu thơ tiếp theo:

Người đồng mình thương lắm con ơi

Sống trong thung không chê thung nghèo đói.

Từ những câu thơ bộc lộ một cách cụ thể tình cảm gia đình, nghĩa tình quê hương ở phần thứ nhất, sang phần thứ hai của bài thơ, tác giả mượn lời của người con để nói về sức mạnh truyền thống, lòng thuỷ chung với quê hương. Lấy cái “cao”, “xa” của đất trời làm chiều kích của nỗi buồn và chí hướng. Đó là tầm vóc của núi cao, rừng thẳm, của những Đăm Săn, Xinh Nhã. Người cha nói cho con cũng là nhắn nhủ, khuyên răn con mình biết trân trọng nơi mình đã sinh thành (Sống trên đá không chê đá gập ghềnh – Sống trong thung không chê thung nghèo đói), sống hồn nhiên, cần cù, lạc quan để vượt qua gian khó (Sống như sông như suối – Lên thác xuống ghềnh – Không lo cực nhọc). Con hãy nhớ lấy những điều ấy để mà thương. Và cũng là để sống cho xứng đáng. Bởi vì, người đồng mình tuy mộc mạc, thô sơ nhiửig không nhỏ bé. Ớ đầy, ta lại bắt gặp lối nói độc đáo của người dân miền núi trong câu Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương. Có thể thấy ở câu thơ này có hai lớp ý nghĩa: nghĩa thực và nghĩa ẩn dụ. Đục đá kê cao là hoạt động có thực, thường thấy ở vùng miền núi. Quê hương vốn là một khái niệm trừu tượng, chỉ nơi chốn sinh thành của một con người nào đó, gia đình nào đó. Nói tự đục đá kê cao quê hương là muốn khái quát về tinh thần tự tôn, ý thức bảo tồn nguồn cội.

Xem thêm:  Đề 66: Suy nghĩ của em về nạn ùn tắc giao thông hiện nay – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Lần thứ nhất người cha nói đến người đồng mình thô sơ da thịt để nói cho con về sức sống mạnh mẽ, sức mạnh truyền thống quê hương ; lần thứ hai, người cha nhắc lại để con khắc cốt ghi xương rằng: Quê hương mình tuy mộc mạc, chân chất, người đồng mình íuy thô sơ da thịt nhưng sống cao đẹp, nên trên đường đời con phải làm những điều lớn lao, con phải sống cao thượng để xứng đáng là người đồng mình. Người cha đã truyền cho con mình vẻ đẹp, sức mạnh của truyền thống quê hương.

Thể thơ tự do, với số câu chữ không theo khuôn định, phù hợp với mạch cảm xúc tự nhiên, linh hoạt của bài thơ. Nhịp điệu lúc bay bổng, lúc nhẹ nhàng, lúc khúc chiết, rành rọt, lúc mạnh mẽ, sắc nhọn,… tạo ra sự cộng hưởng hài hoà với những cung bậc tình cảm khác nhau trong những lời cha truyền thấm sang cho con. Ngôn ngữ thơ giản dị, hình ảnh thơ mộc mạc, cô đọng mà vẫn phong phú, sinh động. Quả đúng là một thứ “ngôn ngữ thổ cẩm” quyến rũ.

Phương thấu hiểu và bởi vậy lột tả được cái hồn cốt trong bản sắc truyền thống của người dân miền núi. Từ bài thơ này, người cha nói với con hay chính là lời trao gửi thế hệ?

(Nguyễn Văn Hồng, lớp 9A, Trường THCS Nông Tiến, Tuyên Quang)

Nhận xét

Xem thêm:  Đề 80: Phân tích khổ 1 và 2 bài thơ “ Viếng lăng Bác ” của tác giả Viễn Phương – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Nắm chắc cách làm bài nghị luận về tác phẩm thơ. Người viết đã phân tích, cảm nhận về tình cảm gia đinh quê hương của người đồng mình và lời người cha nhắn nhủ, trao gửi cho con, cũng là cho thế hệ trẻ: hãy tự hào, hãy sống cho xứng đáng với tầm vóc lớn lao của những người sống hồn nhiên, mộc mạc, chân thành trên quê hương miền núi.

Nói với con nhưng không phải chỉ là câu chuyện tình cảm riêng tư. Nói với con là nói về nét đẹp tình cảm và truyền thống văn hoá của quê hương, của dân tộc mình và yêu cầu bảo tồn, gìn giữ, phát huy bằng cách sống xứng đáng.

Nội dung tình cảm của bài thơ đã được thể hiện bằng một “ngôn ngữ thổ cẩm”, một ngôn ngữ giàu hình ảnh, màu sắc và người viết đã khai thác khá thành công khi bàn về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp Hướng dẫn Soạn bài lớp…
Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập Hướng dẫn Soạn bài lớp 9:…
Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn Hướng dẫn Soạn…
Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò Hướng dẫn Soạn bài lớp 9: Con cò Soạn…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *