Đề số 6 – Đề kiểm tra học kì 2 – Ngữ văn 10

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 6 – Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Ngữ văn 10

Đề bài

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

       Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình lành rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc bình nứt thấy dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ.

       Một ngày nọ, chiếc bình nứt nói với ông chủ: “Tôi thực sự thấy xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông.” “Ngươi xấu hổ về chuyện gì?” – Người chủ hỏi.

       “Chỉ vì tôi nứt mà ông không được nhận đầy đủ những gì xứng đáng với công sức mà ông bỏ ra.” – Chiếc bình nứt nói.

       “Không đâu!” – Ông chủ trả lời. “Khi đi về, ngươi có chú ý tới luống hoa bên đường hay không? Ngươi không thấy hoa chỉ mọc bên đường phía của nhà ngươi sao? Ta biết được vết nứt của ngươi nên đã gieo hạt giống hoa bên phía ấy. Nếu không có ngươi, ngôi nhà của ta có ấm cúng và duyên dáng được thế này không?”

       Cuộc sống của chúng ta như chiếc bình nứt, không ai hoàn hảo cả.

(Theo Quà tặng cuộc sống – NXB Trẻ, 2003)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2 (1,0 điểm): Hình ảnh vết nứt trên chiếc bình ẩn dụ cho điều gì?

Câu 3 (1,0 điểm): Nhận xét về cách ứng xử của người gánh nước với chiếc bình nứt.

Câu 4 (0,5 điểm): Trình bày suy nghĩ của em về bài học được rút ra từ câu chuyện trên.

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ văn bản trong phần Đọc – hiểu về chiếc bình nứt, hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về nhận định Cuộc sống của chúng ta như chiếc bình nứt, không ai hoàn hảo cả.

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau:

[…] Cậy em em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì, Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

(Trao duyên trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Sách Ngữ văn lớp 10, tập 2)

Lời giải chi tiết

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 ĐIỂM)

Câu 1.

Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật

Câu 2.

Hình ảnh vết nứt ẩn dụ cho những hạn chế, khiếm khuyết, không hoàn hảo trong mỗi người.

Câu 3.

Cách ứng xử vừa bao dung, nhân hậu, sâu sắc. Ông đã biến vết nứt của chiếc bình – những khiếm khuyết hạn chế thành ưu điểm, hữu dụng.

Câu 4.

Học sinh có thể nêu những bài học kinh nghiệm được rút ra từ câu chuyện trên:

–   Thái độ coi thường của chiếc bình lành đối với chiếc bình nứt là chưa đúng. Thái độ ấy gợi cho ta liên tưởng đến cách ứng xử vô cảm với những người kém may mắn.

–   Thái độ tự ti của chiếc bình nứt về những khiếm khuyết của bản thân. Từ đó bàn về việc con người nên có cách ứng xử như thế nào khi đối diện với khiếm khuyết của bản thân.

Cách ứng xử của người gánh nước gợi cho chúng ta bài học về cách ứng xử bao dung, sẻ chia, nâng đỡ giúp những người kém may mắn.

II. LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM)

Câu 1.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

–   Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. Đầu đoạn viết lùi vào, chữ đầu đoạn viết hoa, có dấu chấm hết đoạn; tránh nhầm sang trình bày hình thức bài văn.

Đảm bảo dung lượng đoạn văn: 200 chữ khoảng 1-1,5 trang giấy thi).

b. Đoạn văn lập luận chặt chẽ, có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

c. Triển khai các vấn đề cần nghị luận rõ ràng:

Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí luận và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

Trình bày quan điểm cá nhân với lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, không đi ngược lại những giá trị đạo đức và nhân văn cao đẹp (1,25 điểm)

*  Mở đoạn: nêu vấn đề cần nghị luận: trong cuộc sống, không ai hoàn hảo.

*  Thân đoạn:

–   Giải thích “chiếc bình nứt”, hoàn hảo.

Giải thích khái niệm hoàn hảo để thấy được: trong cuộc sống, tất cả mọi người đều có khát vọng hướng đến sự hoàn hảo; mỗi người tùy vào tính cách, quan điểm sống khác nhau, có thể nhìn nhận về các mức độ hoàn hảo của sự việc khác nhau. Tuy nhiên thực tế, chúng ta lại là “Chiếc bình nứt” không hoàn hảo.Chiếc bình nứt là khiếm khuyết, thất bại, vấp ngã, sai lầm…

Trình bày quan điểm của bản thân: Mỗi cá nhân đều có những hạn chế, nhược điểm. Điều quan 

trọng là phải biết hạn chế, khắc phục nhược điểm, biến điểm yếu thành điểm mạnh. Cần có thái độ bao dung khi đứng trước lỗi lầm, thiếu sót của người khác.

–   Bàn mở rộng.

–   Nêu bài học nhận thức và hành động. chúng ta không hoàn hảo vì thế, chúng ta phải không ngừng học tập để phù hợp, theo kịp sự tiến bộ của xã hội.

* Kết đoạn: Bài học cho bản thân và những người xung quanh về vấn đề lựa chọn việc làm và thái độ, quan điểm, cách đánh giá công việc để đạt đến cuộc sống hoàn hảo theo cách riêng của mỗi người.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.

Câu 2.

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định vấn đề cần nghị luận

Xác định đúng vấn đề nghị luận: Từ bối cảnh trao duyên đã làm nổi bật tâm trạng, nỗi đau và vẻ đẹp tâm hồn Thúy Kiều qua đoạn trích.

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận

Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

* MB: Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều, đoạn trích Trao duyên trích (vị trí, tóm tắt đoạn trích). Trích thơ

Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; thể hiện được cảm nhận sâu sắc và các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ; vận dụng tốt các thao tác lập luận (trong đó phải có thao tác phân tích, bình giảng, so sánh); kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và đưa dẫn chứng.

* TB: Cần trình bày các ý sau: (2,0đ)

1. Giới thiệu chung: vị trí đoạn trích, nội dung,…

2. Phân tích

HS có thể phân tích các ý sau:

– Hai câu thơ đầu: Lời nhờ cậy

+ Đây là lời nhờ cậy, tác giả đã đặt Thúy Kiều vào hoàn cảnh éo le để nàng tự bộc lộ tâm trạng, nhân cách của mình. Kiều buộc phải trao duyên, nàng làm như vậy là thực hiện một chuyện tế nhị, khó nói. (Phân tích rõ từ “cậy”, từ “chịu” để thấy được Thúy Kiều hiểu hoàn cảnh của Thúy Vân, nàng ý thức được việc mình nói ra mang tính chất rất hệ trọng, việc nàng nhờ cậy có thể làm em lỡ cả đời)

+ Khung cảnh “em” – “ngồi”, “chị” – “lạy”, “thưa”. Ở đây có sự đảo lộn ngôi vị của hai chị em trong gia đình, diễn tả việc nhờ cậy là vô cùng quan trọng, thiêng liêng, nghiêm 

túc.

Thúy Kiều là người khéo léo, thông minh, tế nhị, kín đáo, coi trọng tình nghĩa.

–   6 câu tiếp: Lời giãi bày nỗi lòng mình

+ Thúy Kiều nói về hoàn cảnh éo le của mình

+ Kiều nói vắn tắt về mối tình đẹp nhưng dang dở với Kim Trọng (điệp từ “khi” nhấn mạnh tình yêu sâu nặng, gắn bó bền chặt của Kim-Kiều.)

+ Nàng nhắc đến các biến cố đã xảy ra khiến Kiều không thể tiếp tục cuộc tình của mình.

+ Kiều xin em hãy “chắp mối tơ thừa” để trả nghĩa cho chàng Kim.

–   Bốn câu tiếp: Lời thuyết phục.

+ Thúy Kiều thuyết phục em nhờ vào lí lẽ:

+ Nhờ vào tuổi xuân của em

+ Nhờ vào tình máu mủ chị em

+ Dù đến chết Kiều vẫn ghi ơn em, biết ơn sự hi sinh của em.

Đó là những lời nói, lí lẽ khéo léo, tinh tế làm tăng tính thuyết phục của lời nói, tạo tính chất lời nói thiết tha, kín kẽ, tế nhị. Giọng thơ khẩn khoản, cách ngắt nhịp thơ đem lại sắc thái trang trọng.

–   Nghệ thuật:

+ Miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật

+ Ngôn từ chọn lọc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ.

* KB: Khẳng định lại nội dung, nghệ thuật, khẳng định tài năng của tác giả.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt

e. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận

Hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Phân tích bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão

Phân tích bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão

Đề bài: Phân tích bài thơ Tỏ Lòng (thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão Bài…
Phân tích bài Ca dao hài hước

Phân tích bài Ca dao hài hước

Đề bài: Phân tích bài Ca dao hài hước. Bài làm   I– NHỮNG KIẾN…
Phân tích tác phẩm Uy-lít-xơ trở về (Trích Ô-đi-xê – sử thi Hi Lạp)

Phân tích tác phẩm Uy-lít-xơ trở về (Trích Ô-đi-xê – sử thi Hi Lạp)

Đề bài: Phân tích tác phẩm Uy-lít-xơ trở về (Trích Ô-đi-xê – sử thi Hi Lạp)…
Soạn văn lớp 10 HK 1 & 2

Soạn văn lớp 10 HK 1 & 2

Học Tốt Ngữ Văn 10 tổng hợp bộ bài soạn văn học kì 1 và…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *