Đề bài: Phân tích bài thơ Cảnh Ngày Hè của Nguyễn Trãi
Bạch Hoàng Tạ Uyên Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong – Hồ Chí Minh
Tiếp cận với “Bảo kính cận giới – 43” nói riêng và “Quốc âm thi tập” nói chung, người đọc cần hướng đến ý thức trân trọng, khả năng sáng tạo của Nguyễn Trãi đối với ngôn ngữ và văn hóa dân tộc trước khi đi vào hệ thống hình ảnh thiên nhiên, vẽ lên một bức tranh mùa xuân hết sức sắc sảo của bài thơ.
Mở đầu Nguyễn Trãi giới thiệu tâm cảnh sáng tác của mình.
“Rồi, hóng mát thuở ngày trường,
Hòe lục đùn đùn tán rợp trương”.
Bài thơ có thể ra đời trong hoàn cảnh buồn của Nguyễn Trãi, lúc Nguyễn Trãi bắt buộc phải cáo quan về quê ở ẩn tại Côn Sơn. Nguyễn Trãi là con người sinh ra để hành động. Thế mà lúc này, con người hành động ấy phải nói: “Rồi, hóng mát thuở ngày trường”. Câu thơ nêu lên hoàn cảnh sáng tác mà ngầm chứa một tấc lòng, một tâm sự. Thế nhưng nhìn ở khía cạnh tinh thần, Nguyễn Trãi không phải là kẻ bi quan, yếm thế. Nghị lực, niềm tin được mài giũa của thời kì “nếm mật nằm gai” đã giúp ông vượt lên hoàn cảnh, số phận. Ông vẫn nhận ra vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước. Vẻ đẹp của cuộc sống người dân đáng lẽ sẽ sung túc, no ấm hơn đất nữa trong buổi thái bình. Vẻ đẹp ấy giúp chúng ta khẳng định rằng ông không chỉ là một nhà quân sự, một bậc “khai quốc công thần”, mà còn là một nghệ sĩ lớn. Người nghệ sĩ ấy đã vượt lên những nỗi buồn để dựng lại một bức tranh mùa hè đầy hình ảnh, sắc màu. Hình ảnh cây hòe tán rợp trương cũng như hình ảnh lửa lựu lập lòe đơm bông (Truyện Kiều):
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Còn nữa là hình ảnh sen hồng, một loại hoa tiêu biểu cho mùa hè tỏa hương… Tất cả tạo nên một bức tranh mùa hè đầy sắc màu, thể hiện khả năng cảm nhận thấu đáo của người nghệ sĩ khi hoạt bút. Từ thị giác (sắc màu, hình ảnh), đến khứu giác (hương hoa) và thính giác (âm thanh).
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu mịch dương.
Tất cả làm nên một khúc cầm đầy những cung bậc về một mùa hè trong cảm nhận của người nghệ sĩ. Thế nhưng, riêng đối với nhân cách của Nguyễn Trãi, sẽ rất phiến diện khi ta chỉ dừng lại ở đó. Vượt lên trên tất cả là tấm lòng thơ với tình đời của ông. Cảnh đẹp đã mở ra trong lòng Nguyễn Trãi một nỗi day dứt, một ước vọng:
Lẽ có ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
Ước vọng đủ khắp cho người dân mọi nơi có thể thực hiện trong cảnh thanh bình một cách khá thuận lợi thì đây, Nguyễn Trãi không nói tiếp nhưng ta hiểu được nỗi lòng của ông trong chữ lẽ có. Đáng lẽ điều ấy sẽ là hiện thực nếu triều đình Hậu Lê bấy giờ cùng một mối đồng tâm. Đằng này, việc tranh giành quyền lợi, tham quyền cố vị của họ đã khiến cho sự ấm no, sung túc của người dân còn rất mờ mịt.
Cảm động biết bao trước tấm lòng của Nguyễn Trãi. Tấm lòng “thân dân” ấy canh cánh mãi bên trong lòng ông, theo đuổi ông trong mọi hoàn cảnh, mọi nơi, mọi lúc. Tấm lòng ấy thể hiện cả khi Nguyễn Trãi thưởng ngoạn thiên nhiên. Đọc hết bài thơ, ta không thể nghi ngờ mà khẳng định rằng Nguyễn Trãi không chỉ là một nghệ sĩ tài hoa, ông còn là một nhân cách lớn của một người suốt đời vì dân, vì nước.