Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trang 14 SGK Ngữ văn 10. Câu 1. Thế nào là hoạt động giao tiếp (HĐGT) bằng ngôn ngữ?

Lời giải chi tiết

KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Thế nào là hoạt động giao tiếp (HĐGT) bằng ngôn ngữ?

   HĐGT là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, thông tin giữa con người với con người trong xã hội. Giao tiếp có thể được thực hiện bằng nhiều loại phương tiện, trong đó ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất.

   HĐGT bao gồm hai quá trình: Quá trình sản sinh (quá trình phát – nói, viết) và quá trình nhận (đọc, nghe). Hai quá trình này có quan hệ tương tác mật thiết.

2. Các nhân tố trong HĐGT bằng ngôn ngữ: 4 nhân tố chính:

– Nhân vật giao tiếp: gồm người nói và người nghe.

– Nội dung giao tiếp (thông tin trong văn bản nói, viết).

– Mục đích, hoàn cảnh giao tiếp: thời gian, không gian, văn hóa, lịch sử, xã hội,…

– Phương tiện và cách thức giao tiếp.

GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. Đọc đoạn văn bản (mục 1. 1 SGK trang 14) và trả lời câu hỏi:

a. Hoạt động giao tiếp được văn bản trên ghi lại diễn ra giữa nhân vật giao tiếp nào? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào?

b. Trong giao tiếp, các nhân vật lần lượt đổi vai cho nhau như thế nào?

c. Hoạt động giao tiếp trên diễn ra trong hoàn cảnh nào?

d. Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung gì?

e. Mục đích của hoạt động giao tiếp là gì?

Trả lời:

a. Các nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp mà văn bản trên ghi lại gồm có: Vua Trần Nhân Tông, các bô lão và những người khác (không nói rõ).

b. Trong hoạt động giao tiếp trên, người nói và người nghe luôn đổi vai cho nhau. Lúc đầu vua Trần Nhân Tông là người nói, các bô lão là người nghe, sau đó, các bô lão lại là người nói: “Xin bệ hạ cho đánh”, “Thưa, chỉ có đánh”… “Đánh! Đánh!”.

   Người nói đầu tiên là vua Trần Nhân Tông thực hiện hành động “Trịnh trọng hỏi”. Khi mọi người đáp (trở thành người nói) thì có hành động “xôn xao, tranh nhau nói”. Lần thứ hai, vua trở thành người nói, động tác kèm theo, báo hiệu tư cách người nói là: vua “nhìn những khuôn mặt đẹp lồng lộng, hỏi lại lần nữa” ; còn những người nghe là các bô lão, cuối cùng trở thành người nói qua hành động: “… tức thì, muốn miệng một lời”.

c. Hoàn cảnh giao tiếp

– Địa điểm: tại điện Diên Hồng.

– Thời gian: Vào thòi vua Trần Nhân Tông. Khi đó, nước ta đang bị đế quốc Nguyên – Mông đe dọa xâm lăng.

d. Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung: thảo luận nhiệm vụ quốc gia khi có giặc ngoại xâm. Vấn đề cụ thế trong hoạt động giao tiếp trên là: Nên hòa (tức đầu hàng) hay nên đánh?

e. Cuộc giao tiếp trên nhằm mục đích; kêu gọi các bô lão, thông qua các bô lão để động viên, khích lệ toàn dân quyết tâm đánh giặc cứu nước.

Mục đích giao tiếp đó đã đạt được một cách mĩ mãn.

2. Đọc các câu hỏi (mục 1. 2 SGK trang 15) và thực hiện các yêu cầu:

a. Thông qua văn bản đó, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào?

b. Hoàn cảnh tiến hành hoạt động giao tiếp là gì?

c. Nội dung giao tiếp

d. Mục đích giao tiếp

e. Phương tiện ngôn ngữ và cách thức tổ chức văn bản có gì nổi bật.

Trả lời:

a. Các nhân vật giao tiếp

   Người viết SGK và giáo viên, học sinh toàn quốc đều tham gia giao tiếp. Họ có độ tuổi từ 65 trở xuống đến 15 tuổi. Từ giáo sư, tiến sĩ  đến học sinh lớp 10 THPT.

b. Hoàn cảnh: Nhà trường, có chương trình, có tổ chức, kế hoạch dạy học.

c. Nội dung

   Các bộ phận cấu thành của văn học Việt Nam. Đồng thời phác họa tiến trình phát triển của lịch sử văn học, thành tựu của nó. Văn bản giao tiếp còn nhận ra những nét lớn về nội dung nghệ thuật của văn học Việt Nam.

d. Mục đích của hoạt động giao tiếp

– Về phía người viết: Cung cấp chữ HS những tri thức cơ bản về nền văn học Việt Nam.

– Về phía HS: Tiếp thu những kiến thức về văn học Việt Nam.

e. Phương tiện ngôn ngữ có đặc điểm nổi bật là dùng phương pháp khoa học phối hợp với thuyết minh, trong đó chủ yếu là phong cách khoa học. Cách tổ chức văn bản: Được kết cấu thành các phần mục rõ ràng, trong đó có các đề mục lớn, nhỏ, trình bày một cách mạch lạc, chặt chẽ…

3. Kết luận:

   Hoạt động giao tiếp phải có nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và phương tiện giao tiếp.

   Giao tiếp phải thực hiện mục đích duy nhất.

   Môi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình. Một là tạo lập văn bán, hai là thực hiện lĩnh hội văn bản.

Hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Phân tích bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão

Phân tích bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão

Đề bài: Phân tích bài thơ Tỏ Lòng (thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão Bài…
Phân tích bài Ca dao hài hước

Phân tích bài Ca dao hài hước

Đề bài: Phân tích bài Ca dao hài hước. Bài làm   I– NHỮNG KIẾN…
Phân tích tác phẩm Uy-lít-xơ trở về (Trích Ô-đi-xê – sử thi Hi Lạp)

Phân tích tác phẩm Uy-lít-xơ trở về (Trích Ô-đi-xê – sử thi Hi Lạp)

Đề bài: Phân tích tác phẩm Uy-lít-xơ trở về (Trích Ô-đi-xê – sử thi Hi Lạp)…
Soạn văn lớp 10 HK 1 & 2

Soạn văn lớp 10 HK 1 & 2

Học Tốt Ngữ Văn 10 tổng hợp bộ bài soạn văn học kì 1 và…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *