Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự – Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 1 bài Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự. Câu 1.- Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người nghe, người đọc có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt.

I. MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ 

1.- Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người nghe, người đọc có thể thấy  sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt.

– Biểu cảm là bộc lộ tình cảm chủ quan của bản thân trước sự vật, sự việc, hiện tượng, con người trong đời sống.

2. Miêu tả trong văn bản tự sự có hoàn toàn giống với miêu tả trong văn bản miêu tả hay không ? Giữa biểu cảm trong văn bản tự sự với biểu cảm trong văn bản biểu cảm có những nét giống nhau và khác nhau cụ thể nào ?

Miêu tả trong văn trong văn tự sự không hoàn toàn giống với miêu tả trong văn miêu tả.

Bảng so sánh giữa biểu cảm trong văn bản tự sự với biểu cảm trong văn bản biểu cảm.

So sánh

Văn bản tự sự

Văn bản biểu cảm

Giống

Đều nhằm bộc lộ tình cảm

 chủ quan của người viết.

Giúp bài văn văn có sức

truyền cảm, rung động

mãnh liệt sâu xa.

Khác

Yếu tố biểu cảm là yếu tố

 phụ.

Một bài văn tự sự sử dụng

yếu tố miêu làm cho bài văn

 hay hơn, giàu sức truyền cảm hơn chứ không nhằm biến bài văn tự sự thành bài văn miêu tả hay bài văn biểu cảm

Yếu tố biểu cảm là yếu tố chính.

3. Cần căn cứ vào đâu để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự ?

    Căn cứ để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự là ở chỗ miêu tả và biểu cảm đã phục vụ đắc lực cho mục đích tự sự đến mức độ nào, nó làm cho bài văn tự sự giàu sức truyền cảm ra sao.

4. Giải thích vì sao đoạn trích ở mục I.4 rất thành công trong việc sử dụng các yếu tố và biểu cảm?

– Đây là một trích đoạn tự sự bởi nó có các yếu tố như: nhân vật (chàng chăn cừu và cô gái), có sự việc (một cốt truyện nhỏ) và có cả người dẫn chuyện (nhân vật tôi – chàng chăn cừu).

– Các yếu tố miêu tả xuất hiện ở phần đầu đoạn văn (miêu tả hiện thực của cảnh ban đêm) và đoạn tả bầu trời ngàn sao ở phần cuối. Yếu tố biểu cảm trong đoạn văn là phần diễn tả những cảm xúc tinh tế của nhân vật tôi khi “đầu nàng nặng trĩu vì buồn ngủ đã ngả vào tôi với tiếng sột soạt êm ái của những dải đăng-ten và làn tóc mây gợn sóng”.

Các yếu tố miêu tả và biểu cảm đã đóng góp tích cực cho việc nâng cao hiệu quả tự sự. Hai yếu tố này chẳng những đã giúp chúng ta hình dung một cách sinh động về cảnh đêm sao thơ mộng mà còn có tác dụng thúc đẩy diễn biến của cốt truyện. Yếu tố miêu tả làm nền cho việc nảy sinh sự việc và từ đó mới có những rung động khẽ khàng, say sưa mà thanh khiết của chàng chăn cừu bên cô gái ngây thơ, xinh đẹp. Đêm sao thơ mộng cùng những rung động ngọt ngào làm cho đoạn văn trở nên hấp dẫn và có sức truyền cảm mạnh mẽ.

II. Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự

1. Chọn và điền từ thích hợp vào chỗ trống

a. Liên tưởng: Từ sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ đến sự việc, hiện tượng có liên quan.

b. Quan sát: Xem xét để nhìn rõ, biết rõ sự vật hay hiện tượng.

c. Tưởng tượng: Tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái không hề có ở trước mắt, hoặc chưa hề gặp.

2. Để làm tốt việc miêu tả trong văn tự sự, người làm văn cần và chỉ cần quan sát đối tượng một cách kĩ càng mà không cần liên tưởng, tưởng tượng không? Vì sao? Tìm trong đoạn trích ở mục 1 những dẫn chứng để chứng minh cho quan điểm của mình.

    Để miêu tả cho tốt, người làm văn không thể chỉ cần quan sát đối tượng một cách kĩ càng mà cần khả năng tưởng tượng và liên tưởng nữa. 

    Bởi vì, quan sát là khâu  nhận biết, tiếp nhận đối tượng cần quan sát. Rồi đến khi liên tưởng trong tư duy của ta liên tưởng sự vật, hiện tượng đó với một hình ảnh hay sự việc có tính tương đồng.Khâu tưởng tưởng là khâu quan trọng nhất giúp ta đưa ra được sản phẩm cuối cùng, quyết định chất lượng của hoạt động miêu tả.

    Ví như, trong đoạn trích “Những vì sao”, để miêu tả được cảnh đêm sao của cô gái với chàng trai thì tác giả cần quan sát bằng mắt ( thị giác), tai (thính giác), bằng da thịt ( xúc giác): trong đêm, tiếng “suối reo nghe rõ hơn, đầm ao nhen lên những đốm lửa nhỏ. Hay hình ảnh “Cô gái nom như một chú mục đồng nhà trời, nơi có những đám cưới sao…” là sản phẩm của trí tưởng tượng. Và nếu không có sự liên tưởng phong phú thì không thể có được cảnh “cuộc hành trình trầm lặng, ngoan ngoãn” của ngàn sao gợi nghĩ đến “một đàn cừu lớn”.

3. Để câu chuyện không có cảm giác khô khan, khiến người đọc cảm thấy chán nản, người kể chuyện cần kết hợp bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật trong quá trinh tự sự. Song những cảm xúc, những rung động được nảy sinh từ đâu?

    Ý d là ý không chính xác. Bời vì, những cảm xúc, rung động được nảy sinh từ rất nhiều yếu tố, có thể từ sự vật khách quan bên ngoài, có thể từ rung động bên trong.

    Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, tình cảm, cảm xúc của nhân vật “tôi” trong đoạn trích Những vì sao nảy sinh từ việc quan sát kĩ càng, chăm chú cảnh đêm. Một đêm sao huyền ảo và thơ mộng, hơn nữa vẻ đẹp hồn nhiên và ngây thơ của cô gái chắc chắn đã làm lay động trái tim giàu cảm xúc và dễ rung động của chàng trai. Và rõ ràng chính những tình ý ấy đã làm cho đoạn văn thêm mượt mà và hấp dẫn hơn. Cho nên, không thể nói để biểu cảm khi tự sự, chỉ tìm những cảm xúc, những rung động trong tâm hồn người kể.

LUYỆN TẬP

1. Hãy nhận xét về vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong:

a. Một đoạn trích tự sự đã học ở lớp 10.

    Đoạn tự sự kể lại việc bà lão phát hiện ra Tấm từ trong quả thị bước ra trong văn bản “Tấm Cám” (từ “Ngày nào bà lão cũng đi chợ vắng… lấy làm lạ”.

– Yếu tố miêu tả: “Từ trong quả thị chui ra một cô gái thân hình bé nhỏ như ngón tay nhưng chỉ trong chớp mắt đã biến thành Tấm”.

=> Yếu tố miêu tả giúp người đọc hình dung rõ nét vẻ đẹp của Tấm từ quả thị bước ra và sau những lần biến hóa thì hiện nay sẽ trông như thế nào.

– Yếu tố biểu cảm: bà lão lấy làm lạ vì sự xuất hiện của Tấm và hành động của cô.

=> Yếu tố  biểu cảm giúp người đọc thấy được tâm trạng, suy nghĩ của bà lão, làm cho câu chuyện trở nên sinh động hơn.

b. – Yếu tố miêu tả và biểu cảm : “em bé có đôi bím tóc nhỏ xíu’’, “Trời đang thu … run rẩy’’.

=> Yếu tố miêu tả và biểu cảm đã làm cho đoạn văn tự sự được trích trở nên sinh động và hấp dẫn.

2. Viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm kể về một chuyến đi đem đến cho anh (chị) nhiều cảm xúc (một lần về quê, một chuyến tham quan du lịch).

    Gia đình tôi cùng về Tam Đảo nghỉ ngơi trong những ngày trời vừa chớm thu. Ánh nắng vàng nhẹ buông trên cửa kính ô tô, len vào bên trong làm tôi muốn buong kính xuống để đón lấy ánh nắng ban mai dịu ngọt. Trời thu nhẹ bẫng, những màn sương mỏng giăng trên từng nẻo đường quanh co. Cảm giác thật sảng khoái sau một tuần học tập mệt mỏi.

loigiaihay.com

Bài liên quan

Phân tích bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão

Phân tích bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão

Đề bài: Phân tích bài thơ Tỏ Lòng (thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão Bài…
Phân tích bài Ca dao hài hước

Phân tích bài Ca dao hài hước

Đề bài: Phân tích bài Ca dao hài hước. Bài làm   I– NHỮNG KIẾN…
Phân tích tác phẩm Uy-lít-xơ trở về (Trích Ô-đi-xê – sử thi Hi Lạp)

Phân tích tác phẩm Uy-lít-xơ trở về (Trích Ô-đi-xê – sử thi Hi Lạp)

Đề bài: Phân tích tác phẩm Uy-lít-xơ trở về (Trích Ô-đi-xê – sử thi Hi Lạp)…
Soạn văn lớp 10 HK 1 & 2

Soạn văn lớp 10 HK 1 & 2

Học Tốt Ngữ Văn 10 tổng hợp bộ bài soạn văn học kì 1 và…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *