Nghề làm nón Chuông đã được nâng từ một nghề thủ công thành một mĩ nghệ. Nếu chiếc mũ rộng vành là biểu tượng để nhận ra người Mỹ La tinh thì chiếc nón là hình ảnh để nhận ra người Việt Nam, nhất là người phụ nữ Việt Nam
Ở Hà Tây có làng nón chuông thuộc huyện Thanh Oai nối tiếng về nghề nón:
Muốn ăn cơm trắng, cá mè
Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông.
Nghề làm nón lá ở làng Chuông có từ lâu lắm không ai còn nhớ vào thời nào. Lúc đầu làm để dùng trong làng, sau này càng nổi tiếng, được tiến dâng vào tận cung vua cho hoàng hậu, công chúa dùng. Nón trở thành đồ trang sức của các cô gái. Nón đi dự hội chợ, nón vượt biển ra nước ngoài đến với bạn bề quốc tế. Nón Chuông được mọi người biết đến như một biểu tượng của Việt Nam.
Vật liệu làm nón tre, nứa, lá, móc. Lá chở từ Quảng Bình, Thanh Hóa ra, tre nứa, móc từ miền trung du về. Nhưng điều quyết định làm nên chiếc nón xinh đẹp lại là đôi tay thon thả, mềm mại của những cô gái làng Chuông.
Lá, móc… có rồi, giờ mới đến lúc bàn tay khéo léo đến mức như có khuôn, có thước bắt đầu biến nó thành cái nón. Nhìn một chiếc nón Chuông, mặt phẳng tựa như đúc bầng nhựa dẻo và trắng nõn nà, khó ai có thể cho là nón được làm bằng những tàu lá xanh răn reo, co cụm. Đầu tiên những tàu lá đó được xem là: Một chiếc lưỡi cày chìa vôi cũ hoặc một miếng sắt phẳng đốt nóng, đặt lá lên, lấy nắm giẻ vuốt cho phẳng. Lửa phải vừa tay, nóng quá lá bị giòn, vàng cháy, nguội quá là chỉ phẳng lúc đầu, sau “đâu lại hoàn đấy”. Là xong, lá được qua một phản ứng hóa học. Người thợ cứ làm, cứ truyền nghề một cách “cha truyền con nối” nhưng thật rất khoa học: mấy miếng diêm sinh được đốt lên để hơ lá. Lá lột xác trắng thêm ra, đồng thời lại tránh được mốc khi đang làm cũng như khi thành chiếc nón để sử dụng.
Vật liệu thứ hai là vòng. Bạn hãy lật ngửa chiếc nón lên và thấy 16 lớp vòng tinh xảo ấy, 16 đây là số lớp vòng vừa phải, tạo nên một giáng đẹp của nón Chuông, một sô’ nón khác như nón Thanh Hóa, số vòng lại lên đến con số 20! Vòng cót đều chằn chặn, tròn không một vết gợn và ngay chỗ nối cũng cứ thành một đường. Việc làm vòng vừa đòi hỏi sức lực, vừa phải khéo tay.
Vật liệu đã dược chuẩn bị, đến khâu chính là “thắt” và khâu nón. Từng chiếc vòng được đặt lên khuôn có sẵn. “Đẹp nón nhờ thắt, đẹp mặt nhờ khuôn”, “Mặt” đây là mặt nón. Khuôn tốt làm cho mái phẳng lá lót không gồ ghề, vòng thêm tròn, khoảng cách đều nhau, chiếc nón như thế mới xinh. Xếp lá phải biết chọn lá: lá to trắng, phăng để ngoài, lá mảnh nhỏ ken xen vào giữa không bỏ phí một li. Ở những nơi sẵn lá như Thanh Hóa, Quảng Bình, nón lót 3 lần lá. Nón tuy nhẹ nhàng thanh thoát nhưng có phần tốn nguyên liệu. Nón Chuông – loại nón đội khi đi làm – ở giữa lót một lượt nang, vừa cứng lại vừa bền và đỡ tôn nguyên liệu, rẻ tiền. Lá xếp trên khuôn xong, mấy sợi mây nhỏ chằng ngang, chéo, giữa lá phẳng phiu, sau đó là “thắt”. Con mắt người khâu nón giờ như con mắt thợ. thêu. Bàn tay lanh lẹ xâu một sợi móc ngắn (hoặc một sợi tơ dứa dài hơn) rồi đưa những mũi kim khâu từ những móc trắng rất nhỏ rồi to dần tới cạp nón. Mũi khâu ước lượng mà đều đặn như đo; cách giấu đầu nối sợi móc lại quá khéo léo, mới nhìn tưởng sợi móc dài vô hạn! Từng mũi, từng mũi kim một lớp, lớp nón duyên dáng dần thành hình. Một câu đối cổ đã khái quát, ca ngợi quá trình này:
Ngọn lá xuân phong khuôn khéo “lựa”
Sợi vàng tạo hóa nắn nên “chuông”
Lựa là làng Lựa mà còn có nghĩa là khéo lựa. Làng Lựa trước làm khuôn nón cung cấp cho Chuông. Chuông có nghĩa là làng Chuông lại có nghĩa nón đeo, làm công phu như đúc chuông.
Việc khâu, thắt nón quá kì công, có nghệ thuật. Tuy nhiên tùy loại nón mà việc thắt phải “lựa” phải “nắn” khác nhau. Nón được phân loại tùy công dụng, tùy vật liệu. Có loại ở chuông đã làm ra, có loại cùng “họ hàng” với nón chuông, ở chuông cũng làm theo kiểu mẫu, cách thức ở nơi khác. Trước tiên phải kể đến loại nón đội khi đi làm. Nón này cũng như nón “đội chơi” nhưng thường nông hơn, bầu hơn, khâu bằng sợi móc đen. Nón dầu dãi nắng mưa cùng người trên đồng ruộng, khi đi lại trên đường. Giữa buổi làm, lúc nghĩ, nón thay quạt phe phẩy làn gió mát. Khi qua chợ mua rau dưa không có rổ, nón làm thêm nhiệm vụ này. Cùng loại còn có nón thuyền chài ngoài bọc một lần cót mỏng, cứng, nón “mũ chảo” – đúng như cái chảo – đồng bào xứ Đoài đi làm ruộng hay đội.
Nón Chuông ngoài công dụng che mưa, che nắng còn là vật biểu hiện tình cảm:
Nón này che nắng che mưa,
Nón này để đội cho vừa đôi ta.
Nón này khâu những móc già,
Em đi thử nón đã ba năm chầy.
Muốn em chung mẹ chung thầy.
Thì anh đưa cái nón này em xin.
(Ca dao)
Nghề làm nón Chuông đã được nâng từ một nghề thủ công thành một mĩ nghệ. Nếu chiếc mũ rộng vành là biểu tượng để nhận ra người Mỹ La tinh thì chiếc nón là hình ảnh để nhận ra người Việt Nam, nhất là người phụ nữ Việt Nam.
Hoctotnguvan.vn