Phân tích bài ca dao “Làm trai cho đáng nên trai. Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào”

Phân tích bài ca dao “Làm trai cho đáng nên trai. Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào” – Bài làm 1

Loading…

Từ khi chuyển tử chế độ mẫu hệ sang phụ hệ, vai trò của người đàn ông cũng được tăng lên đáng kể. Và cho đến tận ngày nay, họ vẫn được coi là trụ cột trong gia đình. Họ được coi là phái mạnh, là người làm những “công to việc lớn”. Ấy vậy mà cũng có những người luôn trốn tránh trách nhiệm, chỉ biết hưởng thụ. Ông cha ta đã có những câu ca dao rất hay về những người như thế:

“Làm trai cho đáng nên trai

Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào”

van mau phan tich bai ca dao lam trai cho dang len trai Phân tích bài ca dao “Làm trai cho đáng nên trai. Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào”

Có rất nhiều bài ca dao bắt đầu bằng câu “Làm trai cho đáng nên trai”, nhưng có bài là ca ngợi, có những bài thì lại đả kích, châm biếm. Bài ca dao này là một bài ca dao điển hình cho cái cười của ông cha ta với cái sự ham ăn của chàng trai nào đó.

Đã sinh ra là người đàn ông, với sức vóc mạnh mẽ, phải đảm đương, gánh vác những việc nặng nhọc, quan trọng. Đằng này, người được nhắc đến trong bài ca dao chỉ được cái tài “ Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào” – tài ăn. Hình ảnh ước lệ “một trăm đám cỗ” chỉ là hình ảnh tượng trưng, để chỉ ra rằng đám cỗ nào người ấy cũng có mặt. Quanh năm suốt tháng người ấy chẳng làm ăn gì, mà chỉ chăm chăm chờ xem ai mời ăn cỗ để đi ăn. Đây là điển hình cho những người đàn ông:

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về hiện tượng nữ sinh ăn mặc sexy

“ Ăn thì chọn những miếng ngon

Làm thì chọn việc cỏn con mà làm”

Loading…

Đó là những người chỉ biết hưởng thụ, dựa dẫm vào người khác chứ không muốn bỏ công sức ra lao động, hay có làm việc thì cũng chỉ làm chống chế, chỉ chọn những việc nhẹ nhàng để làm mà thôi.

Những tưởng sau câu “Làm trai cho đáng nên trai” sẽ là những việc mà người đàn ông, con trai nên làm. Nhưng không, đọc đến câu thứ hai, người đọc sẽ phải bật cười vì một đấng mày râu chẳng đáng làm trai như thế, ham ăn, lười làm, như trong một bài ca dao khác:

“Làm trai cho đáng nên trai

Khom lưng cố sức gánh hai hạt vừng”

Đó là một mẫu người đàn ông chỉ lo hưởng thụ, không biết làm những việc nên làm để giúp đỡ gia đình và những người xung quanh, khiến những người xung quanh phải chê cười, châm biếm. Bài ca dao cũng là lời cảnh tỉnh cho những người vẫn còn đang “ham ăn – lười làm”, hãy thức tỉnh đi để cho “ đáng nên trai”.

Phân tích bài ca dao “Làm trai cho đáng nên trai. Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào” – Bài làm 2

Trong xã hội phong kiến, quan niệm trọng nam khinh nữ xuất phát từ nền kinh tế tiểu nông tự cung tự cấp. Bao nhiêu công việc nặng nhọc, khó khăn chỉ biết trông chờ vào sức vóc của người đàn ông. Mỗi khi chiến tranh xảy ra thì đương đầu với mũi tên hòn đạn cũng chính là các trang nam nhi khỏe mạnh. Vì vậy, vai trò đàn ông được xã hội đề cao và khẳng định. Trong ca dao – dân ca có rất nhiều câu ca dao thể hiện rõ điều đó, ví dụ như:

Xem thêm:  Phân tích nét tương đồng trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương

Làm trai cho đáng nên trai,

Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng.

Làm trai cho đáng nên trai,

Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài yên.

Làm trai quyết chí tang bồng,

Sao cho tỏ mặt anh hùng mới cam.

Bản thân chữ Làm trai đã bao hàm ý nghĩa khẳng định chí khí, bản lĩnh và sức mạnh của các đấng nam nhi đại trượng phu.

Bài ca dao là tiếng cười châm biếm được tạo nên bằng thủ pháp nghệ thuật đối lập. Trước hết, tác giả tạo nên sự đối lập (tương phản) giữa cái cao cả: Làm trai cho đáng nên trai với cái tầm thường: Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào. Chàng trai trong câu ca dao không lo làm lụng mà chỉ trông chờ hưởng thụ.

Hình ảnh một trăm đám cỗ là con số ước lệ mang ý nghĩa khái quát. Chẳng sai là chẳng quên, chẳng bỏ sứt đám nào. Tác giả dân gian khéo léo dùng nghệ thuật phóng đại, cường điệu để tô đậm hiện tượng, châm biếm kẻ làm trai sức dài vai rộng mà chỉ “giỏi” hơn người ở cái tài đi… ăn cỗ, chỉ có mỗi một việc là chăm chú đợi đến ngày được hàng xóm láng giềng mời ăn cỗ. Thật mỉa mai, đáng cười cho đấng mày râu có tư tưởng ăn bám, hưởng thụ, không thích lao động. Anh ta không phải là loại người mà gia đình và xã hội mong muốn.

Xem thêm:  Cảm nghĩ về một tình huống đáng cười mà mình gặp trong cuộc sống

Bài liên quan

Tìm hiểu về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tìm hiểu về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm – Bài làm 1 Loading……
So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em…
Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân…
Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận – Bài làm…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *