Phân tích bài thơ “Mồng hai Tết viếng cô Kí” của Tú Xương

Phân tích bài thơ “Mồng hai Tết viếng cô Kí” của Tú Xương – Bài làm 1

Loading…

Là một nhân chứng của lịch sử Việt Nam trong giai đoạn đất nước chuyển từ xã hội phong kiến sang xã hội thực dân nửa phong kiến. Trần Tế Xương chấp nhận cảnh “Chạy ăn từng cảnh toát mồ hôi”, dù ông có đậm dọa “Chẳng sang Tàu, tớ cũng sang Tây”, nhưng cho đến khi nhắm mắt ông vẫn chỉ sống thanh bạch, nhờ một tay người vợ xoay xở.

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng”

Chính vì thế Tú Xương càng bật ra tiếng thơ hài hước đến mức cay độc khi phải chứng kiến những cảnh chướng tai gai mắt trong xã hội, mà “cố Kí” là một đối tượng có sức gợi cảm nên thơ.

%name Phân tích bài thơ “Mồng hai Tết viếng cô Kí” của Tú Xương

Có lẽ khi cô Kí còn sống, Tú Xương đã ngán ngẩm lắm rồi khi nghĩ đến nhân tình thế thái. Nhưng vì sau khi cô Kí chết, ông mới có thơ về cô. Và chăng khi người nằm xuống, chấm dứt một cuộc đời, nhưng lại để lại một câu chuyện hay hay? Có thể đem ra trình làng! 

Cho nên tác giả làm như ngạc nhiên mà thật ra là để mở đầu câu chuyện một cách ngộ nghĩnh:

“Cô Kí sao mà đã chết ngay,

Ô hay! Giời chẳng nể ông Tây…”

Loading…

Như vậy, ở hai câu đầu, ta đã thấy lộ ra ba nhân vật: “Cô Kí- ông Tây” và bóng dáng mờ nhạt của thầy Kí, đằng sau tên “cô Kí”. Những từ rất Nôm — thường thấy trong bút pháp thơ Đường luật của Tú Xương:

“Ô hay… mà sao…”

Thoáng nghe, ta thấy Tú Xương là một người hàng xóm thật dồi dào tình làng nghĩa “hàng phố”. Ông tiếc thương cô Ký với tất cả tấm lòng và oán trách ông trời: sao chẳng “nể ông Tây”.

Như vậy, người đã chết nhưng “chưa hết chuyện”. Đọc qua lời thơ, ta nghe như tác giả kêu lên, có thể “diễn Nôm” hai câu thơ này như sau:

“Ôi, cô Kí ơi! Sao cô đi đâu? Vội vã thế?”

Sao cô không sống nữa với thầy Kí và ông Tây? Sao cô “đi sớrn thế?”.

Và khi đọc lại… càng đọc… ta càng thấy những lời gay gắt, nêu hiểu cái nghĩa sâu kín của lời thơ:

“Sao cô Kí lại lìa đời thanh thản dễ dàng thế?”

Cô làm nên bao nhiêu chuyện, sao không ở lại mà thụ hưởng hậu quả…?

Với cách hiểu đó ta thấy tác giả mở đầu câu chuyện về cái chết của cô Kí bằng sự trách cứ bâng quơ, nếu không muốn nói là ỡm ờ:

“Ô hay! Giời chẳng nể ông Tây?”

Nhịp thơ 2/5 phá cách để diễn tả một lời than thật Việt Nam để gởi gắm với ẩn ý rằng:

“Đáng đời ông lắm! Ông có là ông Tây, là viên Cẩm thì giời củng không tha cô gái – già nhân ngãi, non vợ chồng này!”

Thật là một giọng thơ tài tình “ý tại ngôn ngoại”.

Chua chát hơn, tác giả dùng lời nói ngược để mỉa mai cô Kí trong từ “gái tơ” – một từ để chỉ cô gái ngây thơ trong trắng- Đã thế, gái tơ mà lại “đi lấy làm hai họ”. Câu thơ tuy lắt léo nhưng không đến nỗi khó hiểu.

Nghĩa là cô Kí làm vợ bé của thầy Kí – thế đã là một chuyện để tác giả kết án: “đua nhau lấy các thầy”. Ớ đây cô Kí lại làm vợ – làm dâu hai họ: “họ nhà thầy Kí, họ ông Tây”. Nghệ thuật bình đối được sử dụng thật đắt:

“Gái tơ đi lấy làm hai họ

Năm mới vừa sang được một ngày…”

Năm mới ư? Năm mới có điều gì trong thơ Tú Xương ở lúc này ngoài việc “Gái tơ đi lấy làm hai họ”? Một sự đối lập – một thứ “quái thai” của xã hội đương thời! Cái năm mới này nghe ra còn cay đắng hơn, ngán ngẩm hơn cả cái năm mới mà nhà thơ Vị Xuyên ngồi mà nghe về thiên hạ:

“Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau”

Bằng giọng thơ tài tình của tác giả, người nông cạn có thể hiểu rằng nhà thơ đang nức nở:

“Cô Kí ơi, đang mùa xuân rộn rã, hưởng xuân mới được một ngày… sao cô đã ra đi”

Và tiếp theo nỗi tiếc của tác giả là cái “sự thương” của ông chồng và “nước mắt” của hàng phố:

“Hàng phố khóc bằng câu đối đỏ

Ông chồng thương đến cái xe tay”

Ồ! Hóa ra… Cô Kí nằm xuống hàng phố khó bằng những câu đối đỏ chói, rực rỡ để đón chào xuân? Và ông chồng… chồng cô thương cô ư?

Không! Không phải thương cô… mà.

“Thương đến cái xe tay”.

Như vậy là khi “người bạn trăm năm” của ông ta nằm xuống, ông chỉ còn nỗi niềm thương oán là: cửa hàng bán xe tây của ông từ nay chẳng còn ai đi lại giao thiệp với ông Cẩm nữa. Ông mở cửa hiệu xe tay, làm cai cu li xa, do ông Cẩm kiểm soát, đánh thuế và điều hành loại xe này.

Không rõ tên cúng cơm của cô Kí là gì. Hàng phố gọi là cô Kí, kể ra gọi như vậy tiện đủ mọi đường… Cô Kí lấy ông Kí vì cửa hiệu xe tay. Chiếc xe tay là hình ảnh của một thời kì kinh tế Việt Nam chuyển mình từ xã hội phong kiến quá ư lạc hậu qua xã hội nửa phong kiến, nửa thực dân. Cái xã hội “mới” này cần phương tiện đi lại cách tân hơn là “bỏ người trong võng” khiêng đi. Nó cần cho nhiều “thầy”, nhiều “cậu ấm, cô chiêu”… từ nay, cô Kí vĩnh viễn ra đi, làm sao cửa hàng phát đạt, hưng thịnh, để ông thu hốt “trăm nghìn vạn mớ”, để “cho gà ăn bạc” nữa?

Trong cặp luận với hai vế bình đối rất chỉnh này, đập vào mắt ta tai ta hai tiếng “khóc, thương” nhưng trớ trêu thay, người “khóc” cô lại bằng một tâm trạng rộn ràng đón xuân, với câu đối rực rỡ!

Còn ông chồng… Xưa nay, người ta dùng bao nhiêu từ hoa mỹ để nói đến tình nghĩa tào khang – nào là “hương lửa ba sinh” – nào là “trăm năm tạc một chữ đồng đến xương” (Nguyễn Du) nhưng… khi cô Kí nằm xuống, ông chỉ “thương đến cái xe tay”.

Vì cô Kí mất rồi, cửa hiệu lấy đâu ra những đặc ân hậu hỉ của ông Tây? Chính lúc này, không phải là lúc ông thương – mà là lo – “thương” ở đây là lo. Vì lúc này đây, ông biết trước cái vầng hào quang “bảo hộ” sẽ tắt, và những cái xe tay của ông rồi sẽ ế ẩm bởi bị chèn ép.

Xem thêm:  Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

Qua hai cặp thực và luận, tác giả đã vận dụng nghệ thuật đối để phơi bày một câu chuyện trái tai gai mắt xoay quanh ba nhân vật sống thức bây giờ. Tất cả đều éo le, ngược ngạo… câu chuyện được khép lại với những chi tiết đối lập khá hay ho: Một cô Kí có hai chồng, một tin buồn giữa ngày vui, hàng xóm “khóc” trong tâm trạng rộn ràng đón xuân, người “thương” lại không ngừng cho người chết – mà thương cho những cái xe tay… vô tri vô giác… (vô tri vô giác nhưng nó là tiền).

Nghệ thuật đối trong thơ đã nhấn mạnh những éo le, những cảnh ngược đời, có thật xuất hiện nhan nhản trước mắt tác giả – khi đồng bạc trắng trùm lên, thay đổi mọi cương thường đạo lí.

Cố Kí lấy thầy Kí – vì tiền. Thầy Kí để cô Kí đi với ông Tây cũng vì tiền. Vì tiền, chồng không cần vợ chung thủy, vợ chẳng cần giữ đoan chính…!

Nếu ở hai phần thực – luận, lời phê phán mỉa mai cay đắng còn ẩn hiện trong các các hình ảnh đối lập thì ở hai câu kết, tác giả như một lời kêu to kèm theo cái chép miệng, cái lắc đầu của ông Tú Vị Xuyên:

“Gớm ghê cho những cô con gái

Mà vẫn đua nhau lấy các thầy…”

Không, nếu gọi hai câu kết là một lời than cũng chưa đúng hẳn, nó chỉ mới là một nửa, là một lời nói chưa hết ý – vì đọc đến đây, ta sẽ tự hỏi: Tác giả trách ai đây? Phê phán, kết tội ai đây? Các “cô con gái” gớm ghê hay các thầy đáng gớm ghê, nên họ đua nhau – đồng nghĩa với chen lấn xô đẩy nhau vào cảnh “đua nhau lấy các thầy” thật là một lời mỉa mai, ngán ngẩm, những cũng có vị đắng trên môi.

Ôi, nếu trước kia Hồ Xuân Hương rất sợ cái cảnh:

“Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”.

Đến mức phải chém cha cái số, cái kiếp ấy, thì lúc này các cô không còn sợ gì hết do đồng tiền vừa có sức mạnh “vạn năng” vừa có sức quyến rũ ghê gớm! Âu cũng là một bước trượt dài về đạo lí sống của xã hội đương thời mà Tú Xương vừa phê phán lại vừa chua xót ngậm ngùi.

Kết thúc bài thơ, ta thấy Tú Xương không chỉ luôn luôn là một người trào phúng sâu cay, nhưng bên cạnh cái sâu cay ấy cũng còn một chút xót xa, một lời khuyên nhủ nhiều thiện ý.

Đối tượng mà ông tấn công cũng không nương tay, vạch trần sự bạc bẽo mà không nhượng bộ là “thầy Kí”. Trước cái chết của vợ, hắn còn lộ rõ sự bất nghĩa, hám tiền. Đối với ông Tây thì sao? Tác giả nhắc đến ông Tây một lần duy nhất trong câu hai: “Ô hay! Giời chẳng nể ông Tây” như muốn nói với dân An Nam cũng còn có người nể ông, sợ ông, nhưng trời “thì chẳng nể ông đâu”. Tóm lại, bài thơ mang một chủ đề rất bình thường; phúng điếu một người hàng xóm – thế mà, trong bài thơ ấy, ta thấy rõ thái độ tố cáo phê phán của tác giả với ba hạng người trong xã hội bấy giờ. Một ông Tây làm cò mít xe, chuyên đánh thuế, trông coi xe tay (một thứ xe kéo), một ông Kí lục cai xe, và một “cô Kí” kiêm me Tây… và ba nhân vật ấy xoay quanh nhau một chiếc xe tay… Tức xoay quanh những đồng tiền. Nụ cười của Tú Xương trước một đám ma đã trầm ngâm sâu lắng hơn là nụ cười ồn ào:

“Ôi khí ơi là khí”

Nhưng vẫn là nụ cười đả kích, không khoan nhượng những gì “chướng tai gai mắt”.

Phân tích bài thơ “Mồng hai Tết viếng cô Kí” của Tú Xương – Bài làm 2

Những năm Tú Xương lận đận vì chuyện khoa cử, khổ sở vì đời sống ngày một túng bấn, cũng là những năm ở cái thành phố Nam Định của ông, cũng như ở cả nước Nam này, nhiều người nổi lên làm giàu, hăng hái làm giàu, làm giàu bằng mọi giá, sẵn sàng quên hết mọi điều liêm sỉ. Ngắm nhìn thế sự, dở khóc mà cũng dở cười, Tú Xương đã có những bài thơ thật thấm thìa, chẳng hạn như bài Mồng hai Tết viếng cô Kí sau đây:

Cô Kí sao mờ đã chết ngay

Ô hay trời chẳng nể ông Tây!

Gái tơ đi lấy làm hai họ

Năm mới vừa sang được một ngày.

Hàng phố khóc bằng câu đối đỏ

Ông chồng thương đến cái xe tay.

Gớm ghê cho những cô con gái

Mà vẫn đua nhau lấy các thầy.

Tú Xương viếng cô Kí bởi cô Kí vừa mới chết, lại chết vào cái lúc khá đặc biệt, ngày mồng hai Tết, ngày mà khắp cả bàn dân thiên hạ, bất kể giàu ngheo, đãng vui vẻ đón xuân. Cô Kí được người ta gọi là cô bởi chồng được người ta gọi là thầy, thầy Kí. Hẳn ông này cũng có chút ít chữ nghĩa và cũng co làm việc dính dáng đến chữ nghĩa, ghi chép gì đó, nên mới được gọi như thế một thư chức sắc mới được khai sinh bởi chế độ thực dân. Cả hai vợ chồng, thầy Kí và cô Kí, đều là những “nhân vật” của xã hội thành phố Nam Định ngày ấy, nghĩa là những người đang nhờ có kiểu xã hội mới do người Pháp mang lại mà giàu lên. Hai vợ chồng cùng mở một cửa hiệu chuyển cho xe kéo, thường được gọi là xe tay, một loại xe chỉ có từ sau khi người Pháp thống trị Việt Nam, do người kéo. Họ là một kiểu người “tiên phong” , của tầng lớp tư sản Việt Nam làm giàu bằng sức lao động của dân nghèo. Nhưng cô Kí hay ai, ai chết mà chẳng đáng thương, huống chi lại cùng sống trong một thành phố với nhau. Tú Xương làm thơ để viếng. Cô Kí có lẽ là vì vậy. Ông đã mở đầu bài thơ của mình bằng một lời thương cảm.

Ý nhà thơ như muốn hỏi: Cô Kí sao mà lại chết ngay được nhi? Sao lại có cái chuyện phi lí thế nhỉ? Thông thường, khi đau đớn hay thương cảm quá, người ta vẫn hỏi như vậy. Nhưng ai làm nên cái chuyện vô lí ấy? Chỉ có trời thôi. Cho nên ông trời thật đáng trách. Và quả thật nhà thơ đã trách ông trời:

Xem thêm:  Bình luận câu tục ngữ ”Một điều nhịn là chín điều lành”

Ô hay trời chẳng nể ông Tây

Câu thơ nghe ra thật lạ. Cái lạ thứ nhất: Thế ra, đến cả ông Tây mà trời cũng chẳng nè. Lâu nay, ở cái nước Nam này, từ vua chí dân, ai mà chẳng nể người Tây, sợ ông Tây? Nhưng cái lạ thứ hai trong câu thơ mới là điều đáng chú . : Cô Kí chết thì chuyện có quan hệ gì đến ông Tây mà trời phải nể hay không “nể”? Bây giờ, người đọc đã hiểu: Lời than vãn mở đầu bài thơ của Tú Xương chỉ à một câu đùa. Cô Kí chết, người đáng thượng không phải là cô Kí, cũng chăng phải thầy Kí mà là ông Tây! Người chịu nỗi tang tóc thực sự vì cái chết của cô Kí không phải là chồng cô Kí hay một ai khác, mà chính là “ông Tây”. Và như thế, ông Tây mới thực sự là chồng cô Kí. Sự đời đến là trớ trêu!

Sau hai câu mở đầu đặt rá những nghịch lí khiến người ta phải băn khoăn. Tú Xương dành hai câu thực để giới thiệu về cô Kí, nhân vật chính của bài thơ này:

Gái tơ đi lấy làm hai họ

Năm mới vừa sang được một ngày

 Hai câu thơ, một câu nói về cuộc sống, một câu nói về cái chết cua cô Kí, mà đều là những điều đặc biệtcủa cô Kí. Sống, cô Kí là gái tơ nhưng lại đi làm vợ lẽ người khác. Chết, cô Kí chết vào giữa lúc người ta mới ăn Tết được có một ngày. Như thế, cô Kí là người đáng thương thật đấy chứ! Tuy vậy, ở đây lại có chuyện đáng phải lưu ý, ấý là mấy tiếng: lấy làm hai họ. Nếu câu thơ này đứng riêng một mình, mấy tiếng ấy chỉ có nghĩa là: Lấy làm vợ hai người ta. Song, nếu đặt câu thơ trong thế đối chọi với câu dưới, hai họ sẽ đối với một ngày. Như thế, hai họ sẽ có nghĩa là: Hai dòng họ. Gái tơ lấy chồng mà lấy những “hai họ”, chẳng phải là lấy những hai chồng thì còn là gì nữa? Vậy ra, người phụ nữ này, cuộc sống và cái chết có đến những ba điều đặc biệt: lấy chồng làm lẽ, lấy chồng những hai họ, chết đứng vào ngày mồng hai Tết.

Hai câu luận là hệ quả tất yếu của hai câu thực:

Hàng phố khóc băng câu đối đỏ

Ông chồng thương đến cái xe tay

 Đang mùng hai Tết, trước cửa nhà nào mà chẳng dán câu đối đỏ. “Khóc bằng câu đối đỏ” tức là chẳng khóc gì ca, nghĩa là dửng dưng như chăng có chuyện gì xảy ra, ai chết cứ chết, ai ăn Tết cứ ăn Tết! Câu thơ của Tú Xương một mặt nói lên mối quan hệ người dưng nước lã giữa cô Kí với hàng xóm láng giềng nơi cô ở, một mặt nói lên rất thấm thía một kiểu quan hệ mới giừa người với người đang hình thành trong xã hội lúc bấy giờ: cái lạnh lùng đô thị. Tuy thế, điều này vẫn chưa phải là điều tệ hại nhất Đau nhất, đáng chương nhất cho có Kí, chính là lòng thương của ông chồng. Vợ chết, ông chồng thật buồn, thật thương, nhưng không phải lhưcfng vợ, mà là “thương đến cái xe tay” . Điều thiệt thòi duy nhất mà cái chết của cô Kí để lại cho ông chồng là những cái xe tay từ nay sẽ không còn được làm ăn thuận lợi như trước nữa. Cái gọi là tình nghĩa vợ chồng mà thầy Kí dành cho cò Kí từ trước đến giờ chỉ là thế thôi! Chỉ là một thứ liên doanh để kiếm tiền. Đọc câu thơ của Tú Xương, lời thơ thật bình thần mà nghe lạnh cả người. Thay vào các tình nghĩa truyền thống, đang bắt đầu xuất hiện trong xã hội Việt Nam một kiểu tình nghĩa khác thường: tình vì lợi, nghĩa vì tiền.

Sau sáu câu thơ trên, có lẽ chẳng cần thêm một lời kết luận nào nữa, thế nhưng, hai câu kết của Tú Xương đã làm ta bất ngờ, vì nhà Ihơ lại chuyển sang một ý khác:

Gớm ghê cho những cô con gái

Mà vẫn đua nhau lấy các thầy

Hai câu thơ vẫn tiếp tục giọng trào phúng nhưng lại pha giọng trữ tình. Nhà thơ hình như ngạc nhiên. Tưởng chuyện vợ chồng cô Kí chì là chuyện đặc biệt, hóa ra lại là chuyện bình thường trong xã hội lúc này, ít nhất là đang bắt đầu trở nên bình thường. Tấm gương của cô Kí về tình nghĩa vợ chồng ấy hình như chẳng có ỷ nghĩa răn đe đối với ai cả, đối với cô gái trẻ nào cả. Các cô vẫn “đua nhau lấy các thầy”, cố kiếm cho được tấm chồng kiểu như thầy Kí. Tại sao vậy? Nhà thơ nghĩ đến điều đó mà thấy “gớm ghê”. Dùng hai tiếng này để bắt đầu câu thơ giọng thơ của Tú Xương nửa vừa thân mật, nửa vừa trách móc, khác với cái giọng cay độc thường có trong các bài thơ Tú Xương vẫn dùng để đả kích những ông Tây bà đầm và bọn quan lại tay sai thực dân. Nghĩ cho cùng thì “các cô con gái”, hay cả cô Kí nữa, dẫu có chỗ đáng trách, vẫn có chỗ đáng thương. Cô Kí đem thân làm một thứ mĩ nhân kế với ông Tây, giúp chồng kinh doanh “xe tay”, đến khi chết cũng chẳng được chồng coi ra gì. Cô Kí hay các cô gái khác ở thành phố Nam Định, hay ở cả nước Nam lúc bấy giờ, cuối cùng cũng chỉ là một thứ sản phẩm đáng thương của thời buổi nước mất nhà tan. Đã sinh ra cái xã hội có những ông Tây bà đầm, thế tất trong xã hội phải có những kiểu người như thế, những kiểu sống thực dụng, lạnh lùng như thế.

Mùng hai Tết viếng cô Kí là thơ trào phúng hay thơ trữ tình? Là thơ trào phúng đích thực nhưng cũng là thơ trữ tình đích thực. Cười cợt đấy, nhưng trong giọng cười của Trần Tế Xương có cái gì đó nghèn nghẹn vì một nỗi đau đời”. Có lẽ đây chính là điều khiến cho bài thơ này nói riêng, thơ Tú Xương nói chung, có một sức vang lớn nơi tâm hồn người đọc.

Phân tích bài thơ “Mồng hai Tết viếng cô Kí” của Tú Xương – Bài làm 3

Cái tên thầy Kí – tức Kí Lục, người ghi chép giấy tờ, sổ sách trong các sở Tây xưa, lại đi kèm với cái tên “ăn theo”, như một thứ logic của thời Tây sang – cô Kí – tức vợ thầy Kí. Danh giá quá đỗi! Phải là những thầy Kí, thầy Phán, thày Cò… làm cho Tây Lang Sa, ăn lương Tây, mới có cơ hốt bạc “trăm nghìn vạn mớ”; mới được dịp thụ hưởng hương vị ẩm thực: “Tối rượu sâm banh sáng sữa bò”.

Xem thêm:  Phân tích bài ca dao “Làm trai cho đáng nên trai. Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào”

Thế nên, “cô Kí” – cô vợ bé trẻ đẹp của thầy Kí lăn đùng ra “chết ngay”, chết bất đắc kì tử, mới là chuyện dở khóc, dở cười. Bởi, phải có cô vợ bé trẻ đẹp như Giời cho này, thầy Kí nhà ta mới có điều kiện mở mày, mở mặt, kiếm chác cho cửa hàng thuê xe tay của thầy. Cũng bởi sự tiếp cận, giao… thiệp của cô Kí với viên cẩm Tây – một chức sắc trông coi sự an ninh ở thành Nam lúc bấy giờ.

Bốn câu thơ theo luật Đường của ông Tú Thành Nam, tạo ấn tượng khá “giật gân” như tin nhật trình (báo chí) thứ thiệt:

Cô Kí sao mà đã chết ngay

Ô hay, trời chẳng nể ông Tây!

Gái tơ đi lấy làm hai họ

Năm mới vừa sang được một ngày

Tú Xương đưa tin cụ thể tới từng chi tiết nhỏ. Này nhá, về một con người (cô Kí); một cảnh ngộ đường đột (đã chết ngay); một thời gian xác định (năm mới vừa sang được một ngày). Chân thực, cụ thể đấy mà cũng ỡm ờ, ẩn chứa chất trữ tình – hài hước – thứ humuor kiểu Tú Xương, rất Tú Xương. Nhẹ nhàng buông thả câu thơ thứ ba – gái tơ đi lấy làm hai họ, quả là ông Tú đất Thành Nam đã đạt đến độ “tuyệt chiêu” của tinh chất trào lộng – trữ tình. Chân thực và liên tưởng, những tiếng “làm hai họ”, trong mục chú thích (2) của sách giáo khoa văn 11, tôi e rằng còn khiếm khuyết, khi cho là: “làm hai họ” – làm vợ hai (vợ bé) người ta (họ: người ta đây chỉ Thầy Kí). Tôi nghĩ thêm ra thâm ý, thâm tình của Tú Xương: ấy là mối quan hệ của ngời quá cố – có cả họ Ta (với thầy Kí) lẫn cả họ Tây (viên cẩm Tây)! Khóc cười cho sự “chính chuyên”, ngang ngửa giữa cái thời “dở Tây dở Ta”! Nền nếp gia phong phương Đông, chỉ là một thoáng “tức thời” thành đổ sụp. Bẽ bàng lắm! Khốn nạn thay, cứ phải “nể ông Tây” mới ra… tiền; văng tình để đoạt được đa lợi, đa tiền, đa danh vọng…

Tú Xương đã chạm đúng, nói cho “chạm nọc” và cũng rất đỗi cay sâu cái thời ngỡ như đang vượng về chuyện làm ăn kinh tế, thăng quan tiến chức, cái thời hốt bạc… mà hoá ra cũng chính cái thời ấy đang băng hoại con người, làm nhục hồn dân tộc – băng hoại từng ngày đời sống tinh thần – truyền thống.

Lời khóc thơ “viếng cô Kí”, Tú Xương lại tiếp tục diễn tả thành những lời thơ khóc viếng chứa đầy nghịch lý, đầy sự trớ trêu của một thời. Đấy là đôi câu luận:

Hàng phố khóc bằng câu đối đỏ

Ông chồng thương đến cái xe tay

Thơ Tú Xương luôn đầy rẫy những khóc cười; cười sằng sặc đắng cay; rồi lặng khắc trong chiêm bao thầm lặng:

Trời không chớp bể với mưa nguồn

Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn

… Khăn khăn áo áo thêm rầy chuyện

Bút bút nghiên nghiên khéo dở tuồng

(Đêm hè)

Ông Tú tài hoa, hay chữ, cười thẳng vào cái dốt, cái ngu phơi đầy trong thiên hạ:

Cử nhân cậu ấm Kỷ

Tú tài con Đô Mỹ

Thi thế mà cũng thi

Ới khỉ ơi là khỉ!

Khóc cười đan hoà, thẩm quyện tạo nên nguồn mạch trào phúng – trữ tình “độc nhất vô nhị” trong thơ Tú Xương.

Phúng viếng thì tất phải khóc, phải thương. Nhân tình thế thái đen bạc, tráo trở ư? Xin đừng vội trách người “hàng phố khóc bằng câu đối đỏ”. Đem cái sắc màu tươi đỏ, may mắn đón xuân về mà biến thành sắc màu phúng viếng, ông Tú xót thương cho cô Kí lắm thay! Hoá ra, cô Kí dẫu có “tân thời” trong làm ăn, giao thiệp thì cũng chỉ là một nạn nhân đáng thương, bươn trải trong cái thời tiền bạc lên ngôi và tình người hạ bệ. “Mồng hai Tết”, thì “hàng phố”, thiên hạ còn mải đón xuân, những mong cầu tài cầu lộc. Vậy thì, cô Kí lăn ra “chết ngay”, thương thì thương thật song mọi người vẫn phải đón xuân lộc, xuân may.

Bẽ bàng và đớn đau hơn cả là cái duyên tình phu phụ. Câu thơ của Tú Xương mang một hình ảnh thật bẽ bàng, cứ như xát muối vào tận lòng người: “ông chồng thương đến cái xe tay”.

Tú Xương như đang đọc thấu nhân tâm; đọc ra để phanh phui, để “phơi áo”, để “vạch áo” cho thiên hạ xem tấm lưng trần – gan ruột của ông thầy Kí. Ngôn từ, giọng điệu của nhà thơ cứ như chơi chơi, lửng tửng mà thấm thía, sâu xa. Đem một chuyện chết người cụ thể, ông Tú đã khái quát một sự mất mát trông thấy “nhỡn tiền” và dường như còn dự báo hiện trang băng hoại ấy sẽ còn dài dài trong cái xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu.

Thiên hạ, hàng phố cùng ông Kí – “ông chồng” đã lên tiếng trong lời viếng tạ từ rồi. bây giờ là sự lên tiếng trực tiếp của nhà thơ, trong hai câu kết:

Gớm ghê cho những cô con gái,

Mà vẫn đua nhau lấy các thầy

Tú Xương sợ, cũng là Tú Xương chê bai, khinh thị. Dồn vào hai tiếng “gớm ghê” và hướng tới đối tác – “những cô con gái”, người thơ như muốn chặn lại cơn thác loạn hiện sinh “đua nhau lấy các thầy” của những cô gái “tân thời”.

Mồng hai Tết viếng cô Kí của Tú Xương là sự phản ảnh hiện thực, hiện trạng và cũng là lời cảnh báo để đời: “Tiền thường đi liền với bạc”! Đau buồn thay!

Bài liên quan

Tìm hiểu về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tìm hiểu về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm – Bài làm 1 Loading……
So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em…
Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân…
Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận – Bài làm…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *