Bài học về việc xây dựng nếp sống văn hóa trong truyện ngắn Một người Hà Nội

Bài học về việc xây dựng nếp sống văn hóa trong truyện ngắn Một người Hà Nội

Hướng dẫn

Bài học về việc xây dựng nếp sống văn hóa trong truyện ngắn Một người Hà Nội

Chúng ta biết tới nhà văn Nguyễn Khải không chỉ là với tác phẩm nổi tiếng mùa lạc mà còn qua cả tác phẩm một người Hà Nội. Nếu như mùa lạc thu hút người đọc về tình yêu của cô đào thì với một người Hà Nội chúng ta lại được biết tới với nhân vật cô hiền. Cô là một người mang vẻ đẹp về phẩm chất và tâm hồn. Có thể nói rằng vẻ đẹp ấy tượng trưng cho Hà Nội,cô được nhà văn ví như “hạt bụi vàng” nằm giữa lòng Hà Nội. Đặc biệt qua đây thì chúng ta có thể rút ra được bài học về cách xây dựng về nếp sống văn hóa ở trong xã hội hiện nay.

Viết về đề tài người phụ nữ thì nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật điển hình đó là cô Hiền, cô đại diện cho phẩm chất đẹp đẽ của những người phụ nữ thức thời nhưng vẫn mang được đậm vẻ đẹp truyền thống xưa.

Khi Miền Bắc đang đi lên xã hội chủ nghĩa thì nền kinh tế thị trường phát triển, bên cạnh những mặt tích cực của cuộc sống thì cũng có những mặt tiêu cực. Vẻ đẹp của cô Hiền được ví giống như một hạt bụi vàng giữa lòng Hà Nội, trong thời buổi khó khăn nhưng cô hiền vẫn cố gắng vươn lên để kiếm một nghề nuôi sống gia đình. Đó chính là một vẻ đẹp đảm đang của người phụ nữ Việt Nam nói chung và vẻ đẹp của người Hà Nội nói riêng. Không chỉ vậy,cô loan còn lo toan mọi việc trong gia đình để kiếm tiền nuôi sống gia đình cho thấy cô đã thể hiện được sự giỏi giang, cần cù và chăm chỉ của người phụ nữ. Không chỉ có thế mà cô hiền còn biết nuôi dạy con mình trở thành một người có trách nhiệm đối với đất nước và thành một người trưởng thành. Cô Hiền còn khuyên con mình đi tòng quân để đánh giặc trong Miền Nam, ai cũng sợ người thân mình đi đánh giặc thì mất đi nhưng mà vì tổ quốc, vì ruột thịt cho nên cô đã khích lệ con mình đi để giúp một phần cho đất nước. Cô không phải chủ đích đẩy con mình đi vào chỗ chết mà cô đang dạy cho con mình có lòng yêu nước thương dân, dạy con mình phải luôn biết nghĩ cho người khác. Đó chính là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, là tình yêu thương của người mẹ giành cho con. Cô chính là một người chuẩn Hà Nội không có sự pha trộn hay là bị ảnh hưởng bởi sự du nhập nào, cô vẫn giữ nguyên được phẩm chất và tính cách của người Hà Nội. Đó chính là vẻ đẹp truyền thống đáng khen ngợi.

Qua đây chúng ta có thể thấy được những bài học quý giá của nhân vật cô hiền, thứ nhất là chúng ta phải biết hi sinh vì đất nước giống như cô Hiền, biết dạy cho con mình biết xấu hổ và nhận thấy được những trách nhiệm của bản thân mình đối với đất nước và cả dân tộc.

Thứ hai là qua nhân vật cô hiền chúng ta còn học được một số đức tính thức thời. Đó chính là nhanh chóng bắt kịp được sự hội nhập của dân tộc nhưng vẫn không làm mất đi bản sắc của dân tộc mình. Giống như là cô Hiền,dẫu rằng nền kinh tế thị trường mới đến mang lại biết bao nhiều là điều tốt xấu nhưng cô biết tiếp thu một cách có chọn lọc. Cái tốt thì cô hội nhập còn những cái xấu thì cô phê phán để rồi tránh xa nó. Đó chính là cái mà chúng ta nên học tập cô trong việc xây dựng nền văn hóa như hiện nay. Với văn hóa thì chúng ta nên biết giữ gìn những truyền thống văn hóa của nước mình, giữ gìn những cái riêng của bản sắc văn hóa dân tộc. Hơn nữa còn phải biết cái gì tốt và cái gì xấu để có thể tiếp thu một cách đúng đắn nhất.

Thứ ba chúng ta còn học được ở cô hiền về vai trò của một người phụ nữ ở trong gia đình. Đó chính là hình ảnh của người phụ nữ đảm đang tần tảo ở trong gia đình của mình. Là một người mẹ hết lòng yêu thương con cái nhưng biết dạy con đúng cách, cho dù nền kinh tế thị trường vẫn còn mới có nhiều cái bỡ ngỡ khó khăn nhưng cô vẫn có thể kiếm được một nghành nghề để nuôi sống gia đình của mình.

Như vậy qua nhân vật cô Hiền ta có thể thấy được rằng cô là một người có nhiều đức tính quý giá mà chúng ta cần phải học hỏi. Một người Phụ nữ xưa không những đẹp về tâm hồn mà còn có nét đẹp riêng về tính cách của người Hà Nội. Hiện nay, với sự du nhập nhiều cái mới như vậy thì chúng ta cũng hãy nên biết học tập ở cô Hiền để có thể xây dựng một nếp sống văn hóa tươi đẹp hơn.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *