Bình giảng bài thơ Tiếng hát con tàu

Bình giảng bài thơ Tiếng hát con tàu

Hướng dẫn

Bình giảng bài thơ Tiếng hát con tàu

Chế Lan Viên là nhà thơ để lại cho hậu thế số lượng thơ lớn, thơ của ông rất dễ đi vào lòng người. Những câu thơ với âm hưởng mượt mà như những làn điệu trữ tình mà sâu sắc mà cũng mang chất giọng lạ táo bạo và đầy trí tuệ. “ Tiếng hát con tàu” là khúc hát yêu thương của một tấm lòng hướng về nguồn cội khi đã hóa thân “tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu”.Nhà thơ ý thức rõ nhiệm vụ của người cầm bút và hướng tới cuộc sống mới bằng một tâm hồn khát khao mãnh liệt qua Tiếng hát con tàu.

Những kí ức những khát khao bùng cháy với miền Tây Bắc “Xứ thiêng liêng rừng núi hóa anh hùng”, những kỉ niệm ngày nào về tình nghĩa dân quân cả nước lại được sống dậy trong tâm tư tác giả. ”, nhớ mế: “Năm con đau mế thức một mùa dài”. Nhân dân được hiện ra trong quầng sáng ấp ám của nghĩa tình ruột thịt, đây là những người anh với “chiếc áo nâu suốt một đời vá rách”, Nhà thơ nhớ “thằng em liên lạc”, “người anh du kích những người mẹ “lửa hồng soi tóc bạc” đã hết lòng cưu mang đùm bọc che chở tác giả trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến. Bên cạnh đó còn có những người mẹ, người anh không là “núm ruột rứt ra”, nhưng tấm lòng của nhân dân đáng quý đáng trọng đến dường nào!những tình cảm tha thiết được tác giả gửi gắm qua tác phẩm và từng câu chữ.

Nỗi nhớ của tác giả hiện hữu với những hình ảnh đặc trưng của miền Tây Bắc, đó là nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương. Trong đó vẫn những giọng điệu rất quen đầy gợi cảm và của suy tưởng, câu thơ ngỡ như rất lạ mà vẫn đậm đà nỗi nhớ về Tây Bắc, tác giả dẫn người đọc có dịp trải lòng. Nỗi nhớ từ những hình ảnh cụ thể được khái quát và bất ngờ nhân lên thành một chân lí:

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.

Đây là hai câu thơ hay nhất và đúng là một chân lí dung dị và sâu sắc nhất. Nhẹ như không “hình tượng thơ trong đoạn thơ trên đã vận động từ cảm xúc đến suy tưởng. Từ những tình cảm nhớ thương mảnh đất con người, tác giả đã nâng cảm xúc lên thành một suy nghĩ. Đất là nơi vô tri vô giác nhưng khi con người gắn bó với nó thì nó cũng là một mảnh hồn của chính con người chúng ta. Đi xa thì phải nhớ phải thương.

Đoạn thơ trên có cái gì đó thật mông lung, mơ hồ như một thứ trái chín đỏ lấp ló giữa vườn xanh gợi cho ta biết bao háo hức, suy tưởng. Điều đó khiến người đọc như cùng chung dòng tâm tưởng của nhà thơ nhớ về những miền đất đã qua và đã sống, nhớ về những con người tuy “không phải hòn máu cắt” nhưng “trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi”. Phải chăng chính sợi dây nghĩa tình ấy đã làm sống lại mảnh đất ngỡ như vô tri mà:

Khi ta ở đất chỉ là nơi đất ở.

Chính nghĩa tình sâu nặng dân quân đã hóa thân vào mảnh đất khiến cho nó cũng có tâm hồn:

Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.

Không những thế mạch thơ đang vận động một cách đều đặn theo dòng suy tường đột nhiên bị chặn đứng lại bởi nỗi nhớ “bỗng” tràn về. Nhà thơ dành hẳn một đoạn thơ để viết cho “em”:

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hoa quê hương.

Đoạn thơ như một nốt đệm rất lạ sang ngang dòng tâm tưởng. Vâng, lạ ngay từ câu đầu:

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét.

Câu thơ dường như có cái gì đó phi logic nhưng vẫn rất đúng với tình yêu. Và để minh chứng thêm cho điều đó nhà thơ đưa ra một loạt so sánh về tình yêu giữa anh và em như “Đông về nhớ rét” như “cánh kiến hoa vàng” như “xuân đèn chim rừng lông trở biếc”. Giữa muôn vàn định nghĩa về tình yêu phải chăng Chế Lan Viên đang tìm cho mình một định nghĩa mới về tình yêu? Phải chăng nhà thơ đang định nghĩa tình yêu thông qua những so sánh táo bạo đầy bất ngờ.

Cái rét đầu mùa anh rét xa em

Đêm nay lạnh chăn chia làm hai nửa

Nửa đắp cho em ở vùng biển lạnh

Nửa đắp cho mình ớ phía không em.

Khi tình yêu đến một cách bất ngờ chữ “bỗng”thể hiện nỗi nhớ mà nỗi nhớ đã thiết tha như thật. Và cái giây phút “bỗng” ấy đã giúp họ tìm thấy nhau và tìm thấy chính mình.Tình yêu bỗng hiện ra lung linh sắc màu, giản dị mà thiêng liêng đến nhường nào. Và chính tình yêu ấy khiến

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.

Không gì giản dị mà sâu sắc, khi trong tình yêu riêng dành cho em còn có cả tình yêu đốì với quê hương đất nước. Bản thân chúng ta cũng chợt nhận ra rằng càng biết yêu thương những điều riêng tư, ta càng yêu quê hương tha thiết hơn.

Bằng những lời thơ tràn trề cảm xúc và mạch chảy của nó là vô tận. Độc giả như chìm đắm vào thế giới của ông, của những nỗi nhớ của tình yêu đẹp đẽ. Và bài thơ chính là sự kết tinh của những vần thơ đẹp nhất là những vần thơ viết về tình yêu, về quê hương đất nước. Tiếng hát con tàu đã rất thành công với tình cảm trong sáng, chân thành, tha thiết được thể hiện qua trí tưởng tượng phong phú và khả năng liên kết, sáng tạo táo bạo, bất ngờ. Tác phẩm đã để lại nhiều dư vị trong lòng độc giả.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *