Bình giảng bài thơ “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão

Bình giảng bài thơ “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão

Hướng dẫn

Loading…

Bình giảng bài thơ “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão

Hướng dẫn

Phạm Ngũ Lão là một danh tướng đời Trần, văn võ song toàn. Ta không chỉ biết đến ông là một danh tướng mà ông còn là một nhà thơ có tiếng. “Tỏ lòng” là một bài thơ được ông sáng tác để bày tỏ nỗi lòng của mình khi đất nước bị xâm lăng.

“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu”

“Hoành sóc” là tư thế chiến đấu mà tay cầm ngang ngọn giáo – một tư thế hiên ngang, dũng mãnh. Cùng với không gian rộng lớn bao trùm – “giang sơn” kết hợp với thời gian trải dài theo lịch sử – “kháp kỉ thu”, Phạm Ngũ Lão đem lại một hình tượng người chiến sĩ anh dũng, hào hùng. Trải qua bao tháng năm, người chiến sĩ ấy vẫn hiên ngang cầm ngọn giáo chiến đấu để bảo vệ non song gấm vóc.

“Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”

Trong khi đó, đội quân thì lại vô cùng hùng hậu, trùng điệp “tam quân” mà sức mạnh phi thường tựa “tì hổ”. “Khí thôn Ngưu” – khí thế ngùn ngụt che lấp cả ánh sao Ngưu – lại càng thể hiện được sức mạnh vô song của đoàn quân bách chiến bách thắng, ý chí kiên cường quyết tâm đánh bại mọi kẻ thù.

Xem thêm:  Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Phong cách ngôn ngữ khoa học

Hai câu cuối sử dụng điển tích Vũ Hầu để nói về nợ công danh của nam nhi thời loạn lạc:

Loading…

“Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.”

“Công danh” ở đây không phải là những thứ bổng lộc, chức tước do triều đình ban tặng. Đó là công danh của một đấng nam nhi đầu đội trời, chân đạp đất muốn được vẫy vùng, lập chiến công hiển hách cho nước nhà. Họ sẵn sàng hi sinh xương máu để đất nước được trường tồn. Vậy nên, họ luôn khiêm nhường, cho rằng mình kém cỏi mà ra sức rèn luyện bản thân, học tập binh pháp, binh thư để bảo vệ quê hương, tổ quốc.

Bài thơ viết theo thể thơ tứ tuyệt – tuy không dài nhưng từng câu, từng chữ đã chứa đựng những giãi bày của Phạm Ngũ Lão. Bài thơ như một bản nhạc hào hùng, trang nghiêm của các anh hùng tướng sĩ đời Trần – hết lòng tận trung với đất nước.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *