Nghị luận: biết giữ chữ tín

Nghị luận: biết giữ chữ tín

Hướng dẫn

Loading…

Biết giữ chữ tín trong cuộc sống

  • Mở bài:

Sự giả dối luôn mang lại những tổn hại to lớn đối với cuộc sống. Một khi niềm tin vơi cạn thì mọi lời nói hay, mọi hành động tốt đẹp cũng trở thành vô nghĩa.người xưa rất coi trọng chữ tín trong đời sống của mình. Nó được xem là một trong năm đức tình (nhân – lễ – nghĩa – trí – tín) cần có ở mỗi con người.

  • Thân bài:

Khổng Tử, một người thầy vĩ đại đã từng nói: “Vô tín nhi bất lập” (người không có chữ tín không thể có chỗ đứng ở trên đời). Quả thực, biết giữ chữ tín là việc vô cùng quan trọng đối với sự thành công của mỗi con người. Có người xem chữ tín là phẩm chất hàng đầu, cần phải có trước tiên, nó cũng quan trọng như sinh mệnh của mỗi con người.

Tín có nghĩa là gì?

Tín có nghĩa là chữ tín, là sự tin tưởng, lòng tin tưởng vững chắc vào một cái gì đó. Tín có nghĩa là sự tin cậy lẫn nhau, không thất hứa, luôn thực hiện đúng những gì mình đã hứa.

Người biết giữ chữ tín luôn biết trọng lễ nghĩa, thực hiện nghiêm khắc những gì mình đã hứa, dám chịu trách nhiệm về những việc mình đã làm và luôn khiến người khác hài lòng, tin tưởng.

Tại sao sống phải biết giữ chữ tín?

Sống biết giữ chữ tín là sống đúng với đạo lí truyền thống của dân tộc ta. Đó là một phẩm chát tốt đẹp được gìn giữ và trân trọng qua biết bao thế hệ và ngày càn được tỏa sáng hơn.

Cuộc sống rất cần có chữ tín. Ai cũng biết trọng danh dự, luôn giữ chữ tín trong công việc và trong lời nói thì xã hội sẽ ổn định, cái xấu, cái ác bị loại bỏ, niềm tin tưởng tăng lên. Chữ tín gắn kết con người lại với nhau cùng hướng đến những lợi ích tốt đẹp nhất.

Xem thêm:  Hình ảnh những đứa trẻ đáng thương trong Chiếc thuyền ngoài xa

Sống và làm việc có uy tín sẽ khiến người khác vô cùng tin tưởng, phấn đấu cùng ta làm việc và hướng đến kết quả tốt đẹp nhất. Nếu không biết giữ chữ tín, không những công việc bị đổ vỡ mà tình người cũng mất theo. Mọi lợi ích bắt đầu từ sự tin tưởng lẫn nhau.

Sống biết giữ chữ tín thể hiện một nhân cách cao cả, một lối sống trọng tình trọng nghĩa. Đó cũng là cách sống mà biết bao con người đã lựa chọn để có thể thành công trong cuộc sống này.

Loading…

Lòng tin bắt nguồn từ một xã hội hướng đến cái thiện mà ở đó chữ tín phải trở thành kim chỉ nam trong các quan hệ ứng xử ở mọi lĩnh vực. Có lòng tin là có tất cả, mất lòng tin thì có khi trắng tay vì chẳng mấy ai còn muốn đến với ta.

Người không biết trọng chữ tín, luôn ích kỉ, vụ lợi cá nhân sẽ không được người khác tin tưởng, yêu thương và giúp đỡ. Họ thường bị mọi người chê trách và xa lánh dẫn đến thất bại trong cuộc sống. Những người như thế thật đáng chê trách.

Muốn giữ gìn và phát huy chữ tín trong cuộc sống ta cần phải làm gì?

Muốn giữ gìn và phát huy chữ tín trong công việc và trong đời sống, trước hết là phải sống chân thực, ngay thẳng. Bởi khi sống trung thực và ngay thẳng ta mới biết coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình. Cuộc sống muốn nhận về lòng tin thì phải cho đi lòng tin. Ta tin tưởng ở mọi người tất sẽ được mọi người tin tưởng. Lòng tin tưởng không thể đánh đổi bằng tiền bạc. Nó chỉ có được khi ta tin vào chính nó mà thôi.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật tư tưởng Phùng và Đẩu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

Sống phải biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau. Chính lười hứa gây được ở người ta sự tin tưởng. Nhưng người ta chỉ thật sự tin tưởng khi lời hứa đó được thực hiện. Bởi thế, đừng bao giwof thất hứu và đừng hứu nếu mình khồng làm được. Lời một khi nói ra thì có trời đất chứng giám, cho nên, đừng vì tùy hứng mà lỡ thất tín với người khác. Chúng ta cần phải noi gương người xưa, coi trọng chữ tín, như thế mới có thể khiến cho xã hội này trở nên tốt đẹp hơn. Dành được niềm tin của người khác đã khó nhưng giữ được niềm tin ấy còn khó hơn nhiều lần.

Khổng Tử từng dạy: “Ở nhà phải hiếu thuận với cha mẹ, ra ngoài tôn kính người hơn tuổi, cẩn thận giữ điều tín, gần gũi thân cận với người nhân đức, được như vậy mà còn dư sức thì học tập tri thức nữa”. Điều tín là phẩm chất mà người hết sức giữ gìn. Sống không có chữ tín thì sự tồn tại cũng trở nên vô nghĩa, dẫu có cố gắng cũng chẳng làm được điều gì lớn lao.

Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình cần phải làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, biết giữ đúng lời hứa và luôn đúng hẹn. Thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của mình là đã biết giữ chữ tín đối với mọi người. Nếu làm được nhiều điều tốt đẹp hơn trách nhiệm của mình thì chữ tín ấy càng được khẳng định.

Phê phán những người không xem trọng chữ tín:

trong cuộc sống, có nhiều người không coi trọng chữ tín. Họ thường nói nhiều, hứa hẹn nhiều nhưng không thực hiện. Họ sống bằng cuộc đời lừa dối, lợi dụng lòng tin của mọi người để mưu lợi cho bản thân, không xem trọng tình nghĩa. Họ chà đạp lên nhân cách, nhân phẩm và lòng tự trọng của người khác. Bởi thế, họ thường mọi người khinh ghét, xa lánh. Những người như thế thật đáng chê trách.

Xem thêm:  Chẳng thà thất bại một cách vinh dự còn hơn thành công bằng sự gian xảo (Sophocle). Suy nghĩ về câu nói trên

Bài học nhận thức:

Trên đời này có gì cao quý bằng chữ tín. Nó là sợi chỉ kết nối con người lại với nhau, tin tưởng lẫn nhau cùng hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Tín nghĩa là một nhân cách đáng quý của con người mà chúng ta có dùng tiền cũng không mua được. Đường đường chính chính làm người thì nên làm việc một cách rõ ràng rành mạch. Đừng bao giờ để người khác mất lòng tin vào ta hay hoài nghi ở ta điều gì. Bởi khi người khác tin ta, đó chính là giá trị của ta trong lòng người đó.

  • Kết bài:

Người xưa nói: “Thất tín là thất bại lớn nhất của đời người”. Bởi khi không còn chữ tín thì niềm tin cũng mất, tình cảm cũng tiêu tan, không còn có điều gì tốt đẹp còn tồn tại nữa trong mối quan hệ giữ người và người. Lúc đó chỉ còn là sự hoài nghi, thù ghét lẫn nhau mà thôi.

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *