Nghị luận về câu nói của triết gia Tuân Tử

Nghị luận về câu nói của triết gia Tuân Tử

Hướng dẫn

Loading…

Nghị luận về câu nói của triết gia Tuân Tử

Gợi ý dàn bài

Mở bài:

Con người là tổng hòa trong các mối quan hệ. Những mối quan hệ không hề đơn giản, đòi hỏi con người phải suy nghĩ, nhận thức và đối nhân xử thế như thế nào để tránh mắc sai lầm. Triết gia Tuân Tử từng đúc kết về cách nhìn nhận con người trong đối nhân xử thế: “Người khen ta mà khen đúng là bạn ta; người chê ta mà chê đúng là thầy ta; người xu nịnh ta là kẻ thù của ta”

Thân bài:

Người khen ta mà khen đúng là bạn ta

– Những lời khen đúng có ý nghĩa to lớn đối với con người và cuộc sống. Nó có tác dụng động viên, khích lệ được người khen tiếp tục hành động đúng đắn, tốt đẹp; nó đem đến niềm vui, hạnh phúc cho người khen.

– Nhưng để khen đúng, người đưa ra lời khen phải là người hiểu biết về mình, về người. Người khen đúng là người đáng để ta tin cậy, chia sẻ suy nghĩ vì với người đó chắc chắn ta sẽ đón nhận được những lời góp ý chân tình, giúp ta sống tốt. Bởi thế người khen ta mà khen đúng là bạn ta.

Loading…

Người chê ta mà chê đúng là thầy ta

Xem thêm:  Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt

– Chê đúng là nhận xét, đánh giá đúng với bản chất của con người, sự việc, hiện tượng. Và cuộc sống thường nhiều lời khen ít lời chê, khen thường dễ, chê bai lại khó. Vì chê bai lại không khéo rất dễ mất lòng, phật ý, có thể biến bạn thành thù.

– Người dám chê ta là người có lập trường, bản lĩnh, có tầm hiểu biết rộng. Sống thẳng thắn, chân thành, luôn mong muốn người khác tiến bộ, dám chấp nhận những tình huống xấu nhất do lời chê của mình đem lại

– Người chê đúng đáng để ta học tập, noi theo, người đó là bậc thầy của ta, bất kể tuổi tác, địa vị.

Người xu nịnh ta là kẻ thù của ta

– Lời xu nịnh thường đem đến cho ta niềm vui và sự ảo tưởng, có khi làm ta mù quáng, ru ngủ ta trong vinh quang giả tạo, khích lệ, tâng bốc ta tiếp tục những việc làm mà không có lợi.

– Người có thói quen xu nịnh là người sống giả dối, không thật lòng có khi còn có những mưu mô, toan tính. Kẻ đó khi cần thì không tiếc lời xu nịnh để đạt mục đích, nhưng nếu không đạt sẽ sẵn sàng trở mặt, hoặc khi ta gặp hoạn nạn sẽ sẵn sàng “giậu đổ bình leo” hay “cao chạy xa bay”.

– Người xu nịnh ta là kẻ hại ta, thường đem tai họa đến cho ta. “Cái lưỡi của kẻ nịnh hót chẳng kém gì một bàn tay giết người”.

Xem thêm:  Phân tích người vợ nhặt trong truyện ngắn cùng tên

Kết bài:

Câu nói thể hiện cách nhìn nhận sâu sắc về cuộc sống và con người, đúc rút kinh nghiệm, định hướng cho mỗi chúng ta trong cách nhìn nhận, đánh giá con người và đối nhân xử thế. Đó cũng chính là lời khuyên cho mọi người: muốn nhận biết thầy, bạn và kẻ thù phải có tầm hiểu biết, có con mắt tinh đời để chọn bạn mà chơi, chọn thầy mà học, phải khôn khéo tỉnh táo trước thái độ và những lời xu nịnh của người đời, phân biệt tốt xấu, đúng sai; sống phải có quan điểm, lập trường

  • Viết bài văn thể hiện suy ngkĩ của em về ý nghĩ của những lời động viên trong cuộc sống

Theo Hocsinhgioi.com

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *